UBND thành phố Đà Nẵng ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Ảnh: danang.gov.vn
"Tuy nhiên, so với nhu cầu của người dân và phát triển của Đà Nẵng, công cuộc triển khai thành phố thông minh và chuyển đổi số mới chỉ “bắt đầu”, rất nhiều nhiệm vụ cần phải triển khai trong 5 năm, 10 năm đến", ông Lê Trung Chinh nhấn mạnh.
Lãnh đạo thành phố đánh giá, việc ký kết hợp tác với Tập đoàn Viettel là một trong những bước đi cần thiết, quan trọng trên hành trình chuyển đổi số của thành phố; vừa mở ra giai đoạn hợp tác mới giữa Đà Nẵng và Tập đoàn Viettel.
"Việc ký kết vừa huy động nguồn lực, kinh nghiệm và phát huy các thế mạnh của Tập đoàn Viettel cùng tham gia giải quyết các bài toán trong phát triển thành phố", Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh hy vọng, với bề dày phát triển, kinh nghiệm đã có và sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Tập đoàn Viettel, hai bên sẽ đạt được nhiều kết quả, thành công mới, giúp Đà Nẵng sớm hoàn thành mục tiêu về chuyển đổi số, góp phần xây dựng và phát triển thành phố trở thành đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh và đáng sống.
Bản ghi nhớ về hợp tác chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh giữa thành phố Đà Nẵng và Tập đoàn Viettel tập trung 5 nội dung chính gồm: Hạ tầng kỹ thuật số, dữ liệu và nền tảng số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Trong đó, về hạ tầng kỹ thuật số sẽ đầu tư, xây dựng hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin bảo đảm đồng bộ hiện đại, liên thông, an toàn đáp ứng phục vụ phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số, thành phố thông minh.
Về dữ liệu và nền tảng số, sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống nền tảng, ứng dụng thành phố thông minh và chuyển đổi số đồng bộ, hiện đại từ cấp thành phố đến cơ sở, hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu dùng chung của thành phố, các ứng dụng, dịch vụ thông minh trong các ngành, các cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền đô thị Đà Nẵng.
Song song đó, trong lĩnh vực chính quyền số, Tập đoàn Viettel sẽ bảo trợ, hỗ trợ UBND xã Hòa Bắc triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã, bảo đảm hoàn thành cơ bản Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Về kinh tế số, Tập đoàn Viettel sẽ triển khai xây dựng tòa nhà công nghệ thông tin tại Đà Nẵng (khu đất của Viettel, 8.000m2, tại Khu Đảo Xanh, đầu cầu Trần Thị Lý); thực hiện khảo sát các tiềm năng, thực hiện đầu tư trên những lĩnh vực có thế mạnh và có nhu cầu đầu tư tại thành phố Đà Nẵng, cũng như thực hiện giới thiệu các đối tác về lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin thực hiện tìm hiểu, đầu tư tại thành phố;...
Ngoài ra, Tập đoàn Viettel sẽ hỗ trợ, cử các chuyên gia tham gia đào tạo, tập huấn kỹ năng chuyển đổi số cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Duy Vũ
Ngày 23/10/2021, UBND thành phố Thủ Đức chính thức khai trương Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phối hợp xây dựng.
" alt=""/>Xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số ở Đà Nẵng mới chỉ bắt đầun
Đoàn cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đang tiến hành khảo sát thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) tại 2 tầng Bệnh viện Phổi Bắc Giang, với quy mô 58 giường để điều trị bệnh nhân nặng.
Theo ông Bừng, hiện toàn bộ nhân lực y tế của tỉnh đã được huy động, tăng cường cho công tác chống dịch, riêng mảng điều trị còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế. Vừa qua, các tỉnh bạn hỗ trợ nhưng chủ yếu ở khâu truy vết, lấy mẫu.
Điển hình như Bệnh viện dã chiến tại nhà thi đấu, dự kiến cần 620 cán bộ y tế nhưng hiện tại nhân lực của tỉnh đã cạn, huy động hết trong ngành hiện chỉ được hơn 100 người.
Trường hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh có thể hỗ trợ 300 nhân viên y tế đồng thời huy động thêm nguồn lực tại một số huyện để đào tạo thì mới tạm thời đáp ứng được.
Với các bệnh nhân Covid-19 đã được chuyển vào viện, lãnh đạo các cơ sở y tế đều cho biết mọi việc đang trong tầm kiểm soát, sức khỏe người bệnh đều ổn định.
Tuy vậy, nếu tình hình dịch bệnh tại địa phương không sớm được ngăn chặn, các đơn vị sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Điểm hạn chế chung của các cơ sở điều trị tại Bắc Giang là vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn vì hầu hết đều chưa có kinh nghiệm điều trị bệnh truyền nhiễm, trong khi trang thiết bị y tế còn rất thiếu.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho rằng tỉnh cần khẩn trương tìm địa điểm phù hợp mở rộng các bệnh viện dã chiến mới nhằm tăng quy mô 2.500 lên 3.000 giường bệnh để chủ động ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Song song đó, các cơ sở điều trị cần phát huy tối đa khả năng sẵn có. Một số cơ sở đã có xét nghiệm đông máu, có thể phát hiện sớm, can thiệp nhanh.
“Chủng virus lần này chúng ta cần hết sức cảnh giác vì có nhiều diễn biến bệnh nhanh không lường trước. Cần ưu tiên khẩn trương hoàn thiện trung tâm ICU ở Bệnh viện phổi Bắc Giang, để chủ động điều trị tại địa phương với sự giúp sức của các chuyên gia từ bệnh viện tuyến trung ương được điều về chi viện”, ông Khoa nói.
Về tình hình nhân lực y tế, ông Khoa cho rằng cần nhất là cán bộ, nhân viên y tế ngành truyền nhiễm. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cầm sớm trao đổi với các tỉnh bạn (nơi không nóng về dịch bệnh) tăng cường chi viện nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, trong tình huống hiện nay có thể huy động tất cả lực lượng hiện có, kể cả lực lượng đã về hưu. Ông giao Sở Y tế nhanh chóng thống kê, rà soát và cần thiết trao đổi với các tỉnh bạn và báo cáo cụ thể để UBND tỉnh đề xuất hỗ trợ.
Đồng thời Sở Y tế phải rà soát ngay các các trang thiết bị, phương tiện chống dịch để đề xuất UBND xem xét mua sắm kịp thời.
Ông Dương thông tin thêm, một doanh nghiệp đã đồng ý cho tỉnh mượn khu nhà xưởng rộng 15.000m2 để lập bệnh viện dã chiến. Sở Y tế đang khảo sát để báo cáo.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, thông tin trên mạng xã hội về chuyện không được hỗ trợ trong vùng dịch là thất thiệt, đi ngược với chủ trương chống dịch của tỉnh.
" alt=""/>Bắc Giang thiết lập 3.000 giường bệnh, thêm nhân viên y tế về hưu chống dịch Covid