Ngay từ khi xuất hiện trên sân khấu ‘Bạn muốn hẹn hò’ tập 486, Phạm Thị Nam Phương (30 tuổi, nhân viên bất động sản, quê Bình Dương) đã thể hiện bản lĩnh của một cô nàng năng động, khiếu nói chuyện hài hước.
Cô mạnh dạn chế lời hit ‘Cô gái 1m52’ để tỏ tình với bạn trai phía bên kia hàng rào là Phạm Khoa Nguyên (35 tuổi, giám đốc công ty bao bì tại TP.HCM).
Nói về lý do ‘ế’ dù có nhiều ưu điểm, Nam Phương cho biết, cô đặt ra 2X: Không nhắn tin không dấu và dùng teen code; không hút thuốc, nổ và nói tục. Nhưng không có chàng trai nào vượt qua nên cô phải nhờ cậy đến ‘Bạn muốn hẹn hò’.
Trong khi Nam Phương rất tự tin và chủ động thì chàng trai hiện là giám đốc lại khá rụt rè.
Nói về lý do tìm vợ ở độ tuổi này, Khoa Nguyên chia sẻ: ‘Trước đây sự nghiệp chưa ổn định nên tôi chưa nghĩ nhiều đến hôn nhân, bây giờ thì đã sẵn sàng mọi thứ’.
Khi hàng rào hoa được hé mở, cả hai dường như đã ‘say nhau’ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nam Phương cất tiếng hát đầy tình tứ: ‘Mình yêu nhau, yêu nhau bình yên thôi…’. Sau đó, cô nắm tay chàng trai định kéo anh ra về. Tuy nhiên, MC Quyền Linh và Cát Tường đã ngăn lại.
Đáp lại Nam Phương, Khoa Nguyên mời cô khiêu vũ. Những bước nhảy cùng nhau có phần chệch choạc và chưa hiểu ý. Song khi chia sẻ về kế hoạch hôn nhân, cả chàng và nàng đều rất say sưa khiến MC Quyền Linh và Cát Tường ‘hoá người vô hình’.
Cuối cùng, không nằm ngoài dự đoán, cặp đôi đã bấm nút hẹn hò trong sự chúc phúc nhiệt tình từ gia đình và khán giả trường quay.
Không chỉ công khai với mọi người sắp cưới trai đẹp mà Thúy Vi còn tuyên bố muốn làm 'chồng'.
" alt=""/>Bạn muốn hẹn hò tập 486: Cô gái Bình Dương mê mệt nam giám đốc, vừa gặp mặt đã muốn nắm tay về‘Con trai cả của tôi (SN 1983), đi cách đây 7 năm trước. Sau đó, cháu đưa em trai (SN 1985) cùng em dâu sang. Cuối cùng, vợ cháu cũng sang Đài Loan với chồng. Các cháu đều làm chung ở một công ty. Hiện chỉ còn vợ chồng tôi, bố chồng và 2 cháu nội ở nhà’, bà Thiệp nói.
‘Gia đình tôi nằm trong diện có nhiều người XKLĐ nhất làng’, người phụ nữ này nói thêm.
Bà lý giải về quyết định của các con mình: ‘Trước đây, chúng tôi là một trong những hộ nghèo nhất vùng. Cả gia đình có 9 khẩu sống chung trong căn nhà cấp 4 lụp xụp, mùa mưa nước dột long tong, che không khỏi ướt.
Kinh tế gia đình trông vào mấy sào ruộng, nay được mùa, mai mất, rất bấp bênh. Con trai cả nhà tôi mở quán cắt tóc, con trai thứ làm nghề phụ hồ. Tuy nhiên kinh tế không khá lên, tai họa còn xảy ra…’, bà Thiệp nhớ lại.
![]() |
Căn nhà của gia đình ông Nam xây dựng năm 2014 nhờ vào tiền của các con đi XKLĐ gửi về |
Đó là thời điểm năm 2002, con trai thứ của bà đi làm thợ xây, bị một thanh gỗ rơi trúng đầu phải nhập viện.
Sau đó, anh lên Hòa Bình làm ăn nhưng do vết thương cũ tái phát, một lần nữa phải vào viện cấp cứu… Gia đình bà vay mượn, xoay xở khắp nơi để có tiền lo cho con.
‘Cuối cùng, con trai lớn của tôi nói với bố: ‘Con phải đi làm ăn, nhìn cảnh nhà túng thiếu, khổ sở… con không chịu được. Thế là nó đi…’, ông Nam nhớ lại.
Gia đình ông Nam vay mượn hơn 100 triệu đồng để lo cho con sang Đài Loan. Thấy con cả làm ăn được, gia đình ông tiếp tục chạy tiền cho những người con khác đi. ‘Cứ xoay đủ tiền (120 -160 triệu đồng/người) cho đứa nào là tôi cho đứa đó đi’, người đàn ông sinh năm 1958 kể lại.
![]() |
Căn nhà cũ của họ trước đây |
Việc bán sức lao động nơi xứ người đã khiến cho cuộc sống của họ khá hơn. Người con trai gửi tiền về cho bố mẹ trả nợ, xây nhà, mua sắm các vật dụng như ti vi, tủ lạnh, xe…
‘Ngày trước, các con tranh nhau vét cơm trong nồi, bữa ăn chẳng có gì, chủ nợ liên tục hỏi, nay chúng tôi chi tiêu, sinh hoạt không còn phải lo nghĩ’, bà Thiệp nói.
‘Căn nhà này xây 2014 với khoảng hơn 800 triệu đồng. Chúng tôi cũng đang xây dở căn nhà 2 tầng khác cho con trai thứ hai trên mảnh đất thôn này. Tiền làm nhà không dưới 1 tỷ đồng’, ông Nam tự hào nói thêm.
Hiện, các con đều đặn gửi tiền về nên ông bà cũng nghỉ luôn việc đồng áng, hàng ngày nuôi gà, trồng rau và đưa đón các cháu đi học.
Ông kể tiếp: ‘Lương con tôi chỉ khoảng mười mấy triệu/tháng nhưng chúng chăm chỉ làm thêm bất kể việc gì vào các ngày cuối tuần, lễ Tết nên thu nhập cũng được khoảng 20 triệu/tháng’.
Tuy nhiên giọng người đàn ông này chùng xuống: ‘Tôi thương con vì chúng nó vất vả. Có những ngày, tôi nhìn ảnh con gửi về mà rơi nước mắt. Trời nắng, con phải bịt khăn kín đầu rồi lao vào làm không kể việc gì, không kể ngày nào… Những ngày lễ, Tết nhìn nhà người ta đông đủ, bậc làm cha làm mẹ không khỏi chạnh lòng’.
Cũng theo 2 vợ chồng, cuối năm nay, các con của ông bà đang có kế hoạch về quê sinh thêm con.
'Trước kinh tế khó khăn, bố mẹ cũng không có điều kiện chăm con học hành nên các con tôi chỉ học hết cấp 2. Nhưng giờ chúng tôi hài lòng vì các con chăm chỉ, chí thú làm ăn. Sau này, các cháu dự tính đi học lái xe, sau đó lái xe máy ủi, máy xúc… để có nghề ổn định khi về nước’, ông Nam chia sẻ.
Không chỉ gia đình ông Nam, nhiều hộ gia đình khác trong thôn này cũng 'thay da đổi thịt' nhờ việc đi xuất khẩu lao động.
Nhiều năm về trước, gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1971, thôn Yên Hồng) cũng có cuộc sống không dư giả. Con nhỏ, chồng thường xuyên đau ốm nên gánh nặng gia đình phụ thuộc vào chị.
![]() |
Căn nhà của gia đình chị Hà xây dựng sau khi chị đi XKLĐ về |
Năm 2003, chị Hà đi XKLĐ tại Đài Loan. 3 năm ở Đài Loan, chị có tiền gửi về nuôi con, chữa bệnh cho chồng. 5 năm tiếp theo, chị làm giúp việc gia đình tại Cộng hòa Síp. Với mức lương hơn 20 triệu đồng/tháng, chị Hà có tiền gửi về nhà mua đất xây nhà hơn 1 tỷ đồng. Hiện, con trai và con dâu của chị cũng đang XKLĐ tại Đài Loan.
Gia đình này đang tiến hành xây căn nhà lớn thứ 2 cho người con thứ. ‘Nếu không đi XKLĐ, chúng tôi không thể thoát nổi cảnh nghèo đói nói gì đến việc xây nhà tiền tỷ, kinh tế ổn định’, người phụ nữ này chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Khơi, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lư, cho biết, xã Yên Lư có hơn 15 nghìn dân với 20 thôn.
Mỗi năm, xã có trung bình 50 -70 người đi XKLĐ tại Đài Loan, Hàn Quốc, cộng hòa Síp…
![]() |
Hàng loạt căn nhà tiền tỷ được xây dựng tại thôn Yên Hồng nhờ số tiền từ việc đi XKLĐ |
Yên Lư là xã thuần nông với 685 ha đất sản xuất nông nghiệp, kinh tế còn khó khăn nên xã xác định phương hướng phát triển kinh tế địa phương là khuyến khích người dân đi XKLĐ.
Công việc chính của họ là giúp việc gia đình, chăm sóc người già trong viện dưỡng lão, trong các công ty… Độ tuổi XKLĐ thường là 25- 35, trong đó phần nhiều là phụ nữ.
Việc XKLĐ có hiệu quả, người dân có gửi tiền về cho gia đình khiến kinh tế toàn xã được cải thiện. Bình quân mỗi lao động gửi về nước từ 100 -200 triệu/năm.
'Thôn nào có nhiều con, em đi XKLĐ bộ mặt thay đổi đáng kể, thể hiện qua việc xây dựng nhà cao tầng, mua xe, có tiền gửi ngân hàng… ', ông Khơi cho biết.
Xã Hải Minh (Hải Hậu, Nam Định) nổi tiếng với những biệt thự, lâu đài nằm san sát nhau. Trong đó, có những biệt thự trị giá từ 40-50 tỷ đồng, được xây dựng suốt gần 1 thập kỷ.
" alt=""/>Bất ngờ thôn nghèo: Loạt nhà tiền tỷ mọc lên san sát chỉ sau mấy năm![]() |
Anh Nguyễn Văn Thái |
Đây là cặp đôi với người nam có độ tuổi cao nhất trong gần 6 năm Bạn muốn hẹn hò mai mối.
Xuất hiện trong tập 30 phiên bản Hẹn Ăn Trưa, chuyện tình ‘Khi anh 20, em mới sinh ra đời’ khiến MC Cát Tường choáng ngợp.
Nguyễn Văn Thái (58 tuổi, Hải Dương) hiện công tác tại Tập đoàn cao su Việt Nam, đầu đã lấm tấm bạc, từng một lần đổ vỡ nhưng đến với Hẹn Ăn Trưa quyết tìm một người có thể bầu bạn lúc về già.
![]() |
Nữ nhân viên xét nghiệm Khánh Ngân |
Anh được mai mối cho chị Hồng Thị Khánh Ngân (39 tuổi, Sóc Trăng) chưa từng trải qua mối tình sâu đậm nào, cũng đang muốn tìm một người đàn ông để xây dựng tổ ấm.
Nhận thấy sự lo lắng của người phụ nữ về sự cách biệt tuổi tác cũng như vấn đề sức khoẻ của chàng trai, MC Cát Tường đã đặt nhiều câu hỏi để tạo cơ hội cho bạn trai bộc lộ hết ưu điểm của mình.
Anh Văn Thái rất có một trái tim khao khát được yêu. Anh thậm chí khẳng định có thể cùng bạn gái tiến đến một gia đình hạnh phúc và có tiếng cười của trẻ thơ.
![]() |
Cặp đôi đã cho nhau cơ hội tìm hiểu về đối phương |
Thế nhưng, cả hai vẫn còn những ngại ngùng nên MC Cát Tường tiếp tục cùng cặp đôi chơi trò chơi. Ngoài những câu hỏi, đây còn là cơ hội để chàng trai nắm tay bạn gái và nói: ‘Anh gặp em cũng là một cái duyên. Khi mình bấm nút thì anh em mình sẽ hẹn hò và đi tới tương lai….
Những lời chân thành ấy đã khiến trái tim của cặp đôi này sáng đèn. MC Cát Tường trong vai trò bà mối cũng ‘thót tim’ không kém và thật thà chia sẻ vui như hạnh phúc của chính mình.
'Bạn muốn hẹn hò' phiên bản 'Hẹn Ăn Trưa' vừa lên sóng 4 số/tuần từ ngày 20/5. Số đầu tiên này, MC Cát Tường đã tiến hành mai mối cho cặp đôi người Việt tại bang California - Mỹ.
" alt=""/>Hẹn ăn trưa: Chuyện tình khi anh 20, em vừa sinh ra của người đàn ông Hải Dương