
 |
Julia Mio Inuma và chồng cô, Hironori Inuma, trong đám cưới của họ ở Tokyo ngày 29/9/2019. Ảnh: The Washington Post. |
Không chỉ vậy, cô còn phải thay đổi họ của mình trên tất cả giấy tờ, từ tài khoản ngân hàng, hộ chiếu, thẻ tín dụng đến tài khoản thành viên trực tuyến.
Dưới sự hướng dẫn chi tiết, chính xác của bạn bè, những cô gái đã kết hôn, Julia đã tự mình thực hiện quá trình thay đổi danh tính này. Trong khi đó, chồng cô hầu như không biết gì.
Đánh mất danh tính
Tuy nhiên thay đổi họ trên giấy tờ chỉ là một phần, điều khó khăn hơn với phụ nữ Nhật Bản là phải làm quen với danh tính mới trong công việc, cuộc sống sau khi kết hôn.
Vào thời điểm đó, sếp của Julia nói rằng cô có thể sử dụng họ của mình tại nơi làm việc. Nhiều phụ nữ khác cũng làm điều này. Nhưng công ty cho biết địa chỉ email của cô phải là họ tên hợp pháp mới.
Mường tượng được sự bất tiện, nhầm lẫn vì họ tên không thể thống nhất, Julia quyết định sử dụng họ chồng ở nơi làm việc.
"Đó là cảm giác mất mát. Nó giống như tôi phải nhấn nút khởi động lại sự nghiệp của mình".
Những khách hàng cũ đã bối rối trước cái tên mới của Julia. Những người khác không thể nhận ra cô khi họ tên mới xuất hiện trong cuộc trò chuyện.
 |
Luật pháp Nhật Bản quy định các cặp vợ chồng phải thống nhất họ khi về chung một nhà. Ảnh:Pinterest. |
Các chính trị gia Nhật Bản, đa số là nam giới, từ trước đến nay luôn phản đối các cặp vợ chồng có họ riêng biệt. Những người này lập luận rằng điều đó sẽ “phá vỡ sự thống nhất của một gia đình”.
Linda White - giáo sư nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Middlebury (Mỹ) - chia sẻ: “Một phụ nữ không muốn lấy họ chồng sẽ phá vỡ nhiều hơn một gia đình hạt nhân - đó là ý tưởng về gia đình”.
Bà giải thích dựa trên cách vận hành của Koseki (hệ thống đăng ký gia đình truyền thống của Nhật). Theo đó, các hộ gia đình chỉ có một họ giúp duy trì quyền kiểm soát gia trưởng ở mọi nơi, trong đó có chỗ làm việc.
Tháng trước, bà Tamayo Marukawa - Bộ trưởng Trao quyền Phụ nữ và Bình đẳng giới Nhật Bản - đã bị chỉ trích sau khi tham gia một chiến dịch với 49 nhà lập pháp khác, trong đó có 43 người là nam giới, để phản đối việc cho phép phụ nữ giữ tên khai sinh sau khi kết hôn.
Tomoko Takahashi, giáo sư luật gia đình tại Đại học Seikei ở Tokyo, đã gọi bà Marukawa là ví dụ về những phụ nữ vươn lên trong giới cầm quyền Nhật Bản bằng cách "định vị mình trong câu lạc bộ đàn ông, vì vậy họ không thực sự muốn thay đổi".
"Chúng tôi không thể tìm thấy Onishi"
Thế nhưng, áp lực thay đổi đang ngày càng lớn. Một cuộc thăm dò ý kiến trực tuyến vào tháng 11/2020 cho thấy 70% số người được hỏi ủng hộ quyền có họ riêng của các cặp vợ chồng.
Ayano Sakurai, nhà hoạt động bình đẳng giới, đã viết bản kiến nghị về việc không thay đổi họ sau khi kết hôn và thu hút hơn 30.000 chữ ký chỉ trong 5 ngày.
Lập gia đình 3 năm trước, Sakurai cho biết: "Tôi như trở về con số 0 vì phải thay đổi họ theo chồng và bắt đầu mọi thứ để xây dựng một danh tính hoàn toàn mới".
 |
Những người vận động thay đổi luật để các cặp vợ chồng giữ họ của mình sau khi kết hôn, bên ngoài tòa án tối cao của Nhật Bản ở Tokyo. Ảnh: Getty. |
Chính những lời kêu gọi thay đổi ngày càng mạnh mẽ đã buộc chính phủ Nhật Bản phải xem xét một "hệ thống họ chọn lọc", trong đó các cặp vợ chồng đã kết hôn có thể giữ họ của mình.
Ngày 5/3, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền thông báo sẽ thành lập một nhóm để thảo luận về chủ đề này. Thế nhưng, người đứng đầu hội đồng nghiên cứu, Hakubun Shimomura, cho biết nhóm sẽ chỉ gồm nam giới và được điều phối bởi một người nào đó "trung lập".
Sau hai năm mang họ của chồng, Julia vẫn khiến bạn bè cảm thấy bối rối khi cô đặt chỗ tại các nhà hàng. Họ tiếp tục tìm bàn của Onishi (họ cũ của cô).
Những người giao hàng cũng gặp khó khăn. Các đơn hàng không thể giao luôn để lại lời nhắn: "Chúng tôi không thể tìm thấy Onishi".
"Onishi đang dần biến mất. Bây giờ tôi phải tiếp tục cố gắng tạo dấu ấn với tư cách là Julia Mio Inuma".
Theo Zing

10 lý do ly hôn phổ biến nhất của các cặp vợ chồng
Ly hôn giống như một vết bỏng chậm. Có những quyết định được đưa ra sau nhiều năm cân nhắc nhằm cố gắng cứu vãn nhưng không thành công.
" alt=""/>Phụ nữ Nhật: 'Tôi trở về con số 0 sau khi lấy chồng'
 sinh ra trong gia đình đông anh em ở một tỉnh miền Bắc. Năm 1954, cụ theo bạn vào Sài Gòn chơi rồi bị kẹt lại tại đây do vĩ tuyến 17 đóng cửa.</p><p>Những năm ở Sài Gòn, người đàn ông này làm thợ trên tàu chở hàng ở các bến tàu. Sau khi lấy vợ, cụ chuyển đến sống ở gần chợ Xóm Chiếu, Quận 4.</p><p>Vợ chồng cụ Keo sinh lần lượt được hai con gái, đặt tên là Lê Thị Bông và Lê Thị Nữ (tên gọi khác là Lượm).</p><p>Một ngày, vợ cụ gây ra một món nợ lớn, phải bán nhà trả nợ. Trả nợ cho vợ xong, cụ Keo đưa cả gia đình ra chợ, quây bạt sống.</p><table class=)
 |
Bà Lê Thị Nữ |
Ở với chồng thời gian ngắn, vợ cụ bỏ đi. Cảnh không nhà cửa, không công việc ổn định, cuộc sống của ba cha con khó khăn trăm bề.
Năm 1966, con gái của cụ là Lê Thị Bông lên 13 tuổi, Lê Thị Nữ lên 5 tuổi. Sau nhiều ngày đắn đo, cụ Keo phải cho hai con gái đi làm con nuôi hai gia đình khác nhau ở Quận 4.
Bà Phan Thị Ngọc (gần 90 tuổi, đang sống tại Canada) cho biết, thương hoàn cảnh của cụ Keo, bà nhận Lê Thị Nữ làm con nuôi. “Tôi muốn nhận cả hai con gái ông ấy về nuôi nhưng vì khó khăn, tôi không thể”, bà Ngọc kể.
Đến hôm nay, bà Nữ vẫn còn nhớ như in kỷ niệm một lần được mẹ nuôi cho về thăm ba.
“Lúc đó, tôi bỏ heo đất được một ít tiền, mang về biếu ba, nhưng ba không lấy. Lúc tôi về lại nhà ba mẹ nuôi, ba có đưa cho tôi một con vịt quay, mấy ổ bánh mì.
Ông nói: “Con ăn đi, đây là lần cuối cùng ba mua cho con ăn đó. Lần sau, hai chị em con về thăm ba nữa sẽ bị đánh”, bà Nữ nhớ về kỷ niệm cuối cùng với ba bằng giọng nức nghẹn, nước mắt lăn dài trên má.
 |
Bà Lê Thị Bông |
53 năm chia xa
Năm 1968, cụ Keo qua đời vì sức khỏe yếu. Hai chị em bà Lê Thị Bông được ba mẹ nuôi cho về chịu tang ba. Sau đó, chị em họ ai về nhà đó, rồi lạc nhau.
Những năm sau đó, vì nhiều lý do khác nhau, bà Bông phải rời nhà ba mẹ nuôi để đi buôn chuối ở các bến tàu, đi làm đầu bếp cho các quán ăn ở Quận 4. Người chị này đinh ninh, em gái mình đã qua Mỹ định cư cùng ba mẹ nuôi và có cuộc sống đủ đầy, được ăn học đến nơi đến chốn.
Ở tuổi 20, bà Lê Thị Bông lấy chồng, vẫn sống ở khu vực chợ Xóm Chiếu, Quận 4. Biết người mẹ bỏ đi năm xưa bị bệnh, mắc nợ, bà đón về chăm sóc, giúp mẹ trả nợ. “Mẹ tôi sống đến năm 80 tuổi thì qua đời”, người phụ nữ sinh năm 1955 kể.
Về phần bà Nữ, năm 1975, bà cùng ba mẹ nuôi chuyển từ Quận 4 đến xã Bà Điểm, Hóc Môn, Sài Gòn sống. Ở đây, bà phụ ba mẹ làm rẫy, sống cuộc đời khá vất vả.
Năm 1990, ba mẹ nuôi của bà qua Canada định cư, còn bà vẫn ở lại TP.HCM. Sau đó, bà lấy người chồng là thợ mộc ở huyện Tịnh Biên, Tây Ninh. Họ sinh lần lượt 7 người con. Chồng mất, bà ở vậy nuôi các con trưởng thành.
 |
Bà Lê Thị Nữ ngồi xem lại tấm ảnh của ba. |
Người phụ nữ sinh năm 1961 cho biết, từ ngày lạc chị gái bà luôn khát khao được gặp lại, nhưng vì bà Bông thay đổi chỗ ở, ba mẹ nuôi không thể giúp được gì khiến cuộc tìm kiếm của bà trở nên khó khăn.
“Mấy chục năm qua, hằng đêm, cứ nằm xuống là tôi nhớ chị Bông. Tôi nhớ mãi kỷ niệm lúc còn được gặp chị. Chị ấy dẫn tôi ra chợ, nhìn thấy cái gì chị ấy cũng nói: "Em có mua không?". Tôi lắc đầu, chị ấy năn nỉ: "Em mua đi rồi chị trả tiền cho". Lúc đó, tôi 7 tuổi, chị 15 tuổi”, bà Nữ kể.
Một người con trai bà Nữ cho biết, biết mẹ khát khao tìm lại người thân, vì vậy, gặp người phụ nữ nào bằng tuổi bà Bông, họ Lê thì anh đến đến hỏi thăm, nhưng lần nào cũng phải thất vọng.
Cuộc đoàn tụ xúc động
Nhà báo Thu Uyên, MC Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly cho biết, hơn một năm trước, chương trình nhận được thông tin tìm lại người thân của cả bà Bông và bà Nữ. Trong đó, thông tin tìm em gái của bà Bông khá đặc biệt.
 |
Hai chị em gặp nhau sau 53 thất lạc. |
Nội dung đăng tìm em của bà Bông như sau: “Chị Lê Thị Bông, đăng ký tìm em Lê Thị Nữ (tên gọi khác là Lượm). Bà Nữ được cho đi làm con nuôi. Mẹ nuôi cô Nữ là bà Ngọc. Chồng bà Ngọc làm nghề dạy học, sinh sống ở đường Tôn Đản, Quận 4, TP.HCM. Ngày 28/4/1975, bà Nữ cùng với người mẹ nuôi sang Mỹ định cư, mất tích từ đó đến giờ”.
Nhận thấy thông tin tìm nhau của bà Bông và bà Nữ trùng khớp, ban tổ chức chương trình liên lạc với họ. Tuy nhiên, sau khi cung cấp thông tin cho chương trình, phía bà Bông thay đổi thông tin liên lạc nên khó khăn cho đội tìm kiếm. Cuối cùng, nhờ nhiều người giúp đỡ đội tìm kiếm cũng tìm được bà Bông, lúc này bà đang sống ở huyện Nhà Bè.
Gặp người của chương trình, bà Bông cho biết, mấy chục năm qua, bà mải miết đi tìm em, nhưng không được. Do không biết chữ nên phải nhờ cháu trai đăng tin tìm em gái giúp.
Ngày 1/2, bà Bông đi làm tóc, trang điểm, mua bộ quần áo mới để đi gặp em gái. Ở Tây Ninh, bà Nữ được các con chở lên TP.HCM gặp chị.
Giây phút được gặp nhau, chị em họ rưng rưng nước mắt. Nắm chặt tay nhau, họ kể cho nhau nghe chuyện gia đình, các con cháu, ôn lại những kỷ niệm với ba và ngày hai chị em còn nhỏ...
Xem thêm video: Xót xa phút cụ ông Tây Ninh tiễn biệt bạn đời, hẹn kiếp sau lại làm vợ chồng

Cuộc đoàn tụ đặc biệt của hai anh em lạc nhau gần 50 năm
Tìm thấy nhau sau 49 năm thất lạc, nhưng do ở cách xa và tình hình dịch bệnh Covid-19, họ đã có một cuộc đoàn tụ đặc biệt.
" alt=""/>Ngày gặp lại của hai chị em thất lạc suốt 53 năm dù sống gần nhau