Đại học Waseda là một trong những trường đại học có danh tiếng và uy tín của Nhật Bản và thế giới, có truyền thống lâu đời, là nơi đào tạo nhiều chính khách, lãnh đạo, doanh nhân nổi tiếng của Nhật Bản. Cùng với đà phát triển tốt đẹp trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam-Nhật Bản, quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Đại học Waseda đang ngày càng được tăng cường sâu rộng dưới nhiều hình thức. Đại học Waseda đã đào tạo nhiều cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn trường tiếp tục có những chương trình hợp tác cụ thể, thực chất hơn với phía Việt Nam, như cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam, thực hiện các chương trình theo đặt hàng của Chính phủ về tiếp nhận du học sinh, cán bộ Việt Nam, hợp tác cụ thể với các đối tác là viện, trường của Việt Nam.
Đại học Hiroshima là một trường đại học quốc gia của Nhật Bản nằm ở thành phố Hiroshima. Trường đã và đang phối hợp với một số trường đào tạo, trường đại học của Việt Nam trong việc đào tạo và tiếp nhận nhiều du học sinh Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, luật, khoa học kĩ thuật, nghiên cứu…
Tiếp Phó Hiệu trưởng Phụ trách Đối ngoại của Đại học Hiroshima, ông Shinji Kaneko, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam đang ưu tiên chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng sạch, chuyển đổi số, xây dựng các thành phố thông minh nên rất cần các nhân lực chất lượng cao trong những ngành này. Đây cũng là thế mạnh của các trường đại học của Nhật Bản nói chung và Đại học Hiroshima nói riêng.
Lãnh đạo Đại học Hiroshima cho biết thế mạnh của trường là nghiên cứu và thử nghiệm các dự án tự động hoá, áp dụng trong chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải. Đặc biệt, đây là đơn vị hàng đầu trong xuất khẩu các dự án, mô hình thành phố thông minh. Nhà trường có những liên kết chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp lớn như Shumitomo, Daikin và có nhiều giáo sư là người Việt Nam.
Thủ tướng bày tỏ ủng hộ Đại học Hiroshima và mong muốn sớm có một hoạt động hợp tác để xây dựng thí điểm thành phố thông minh ở Việt Nam bởi đây là ưu tiên của Việt Nam trong phát triển đô thị. Cùng với đó, trường có thể làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm hợp tác thí điểm về vấn đề quản trị công theo kinh nghiệm Nhật Bản; hợp tác tuyển sinh, đào tạo với các đại học của Việt Nam.
D.V
Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 hướng đến đưa Hà Nội trở thành thành phố “Xanh - Thông minh - Hiện đại” với chuyển đổi số là nền tảng phát triển, đổi mới sáng tạo.
" alt=""/>Đại học của Nhật Bản hợp tác xây dựng thành phố thông minh ở Việt NamElon Musk trong chuyến thăm công trường xây dựng đại nhà máy Tesla tại Đức, ngày 13/8/2021. (Ảnh: Reuters)
2021 là năm chứng kiến Tesla trở thành hãng xe hơi giá trị nhất hành tinh, trong khi SpaceX đạt những bước tiến vượt bậc trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Startup chip não Neuralink và công ty hạ tầng The Boring Company của Elon Musk cũng gặt hái thành công trong năm nay. Giá trị thị trường của Tesla vọt lên hơn 1.000 tỷ USD, cao hơn cả Ford Motor, General Motors cộng lại.
Tesla sản xuất hàng trăm ngàn chiếc xe mỗi năm, cũng như xử lý được các vấn đề chuỗi cung ứng tốt hơn nhiều đối thủ. Công ty cũng thuyết phục được nhiều khách hàng trẻ chuyển sang chạy ô tô điện và là động lực để các hãng xe truyền thống chuyển hướng sang xe điện (EV).
Khi bình chọn Elon Musk là “Nhân vật của năm”, Tổng Biên tập tạp chí Time Edward Felsenthal ghi nhận ông chủ Tesla vì “kiến tạo các giải pháp cho khủng hoảng hiện sinh, vì là hiện thân của cả cơ hội và nguy cơ của các ông lớn công nghệ, vì thúc đẩy những chuyển đổi táo bạo và đột phá nhất của xã hội”.
Elon Musk có sự tương đồng với Charles Lindberg, người đầu tiên được Time xướng tên “Nhân vật của năm” năm 1927. Ông là người thực hiện thành công chuyến bay một mình qua Đại Tây Dương đầu tiên trong lịch sử.
Từ làm “chủ xị” chương trình truyền hình Saturday Night Live cho tới các dòng tweet về tiền ảo, “ảnh chế” chứng khoán, Elon Musk khiến báo chí tốn không ít giấy mực trong năm qua. Nhất cử nhất động của ông được hơn 66 triệu người theo dõi trên Twitter. Thậm chí, một số tweet trước đây còn kéo theo những rắc rối pháp lý cho vị doanh nhân được mệnh danh là “Iron Man” này.
Theo Time, “Nhân vật của năm” dành cho những người “ảnh hưởng đến tin tức hoặc cuộc sống của chúng ta nhiều nhất, dù tích cực hay tiêu cực”. Ngoài Elon Musk, Time cũng vinh danh các nhà khoa học nghiên cứu vắc xin là “Người hùng của năm”.
Năm 2020, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris là “Nhân vật của năm”. Tạp chí Time bắt đầu khởi xướng việc bầu chọn từ năm 1927. CEO Meta Mark Zuckerberg và nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos cũng từng nhận danh hiệu này trong quá khứ.
Du Lam (Theo Reuters)
Trong bài viết ngắn đăng trên Twitter, CEO Tesla và SpaceX nói rằng ông đang suy nghĩ đến chuyện rời bỏ công việc hiện tại, dành toàn bộ thời gian để làm người nổi tiếng.
" alt=""/>Elon Musk là ‘Nhân vật của năm’ 2021Không làm việc theo vòng lặp là bí quyết giúp Bill Gates tránh kiệt sức. Ảnh: Getty.
Khi được hỏi làm cách nào để biết mình không bị kiệt sức trong tương lai, câu trả lời của Bill Gates là giữ mỗi ngày ở công ty luôn khác biệt.
“Chúng tôi không làm một việc suốt ngày dài. Chúng tôi đi vào văn phòng và nghĩ về các phần mềm mới. Chúng tôi gặp nhau trong những cuộc họp, ra ngoài xem người dùng cuối, nói chuyện với khách hàng. Luôn có đa dạng sự lựa chọn và những điều mới mẻ diễn ra. Và tôi không nghĩ rằng sẽ đến lúc nào đó bị nhàm chán”, Bill Gates nói.
Những thành tựu đạt được các năm sau đó chứng tỏ Bill Gates đã nói đúng. Microsoft ra mắt công chúng vào năm 1986 và ông trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới.
Trường hợp của Bill Gates có thể là cá biệt khi ông được quyền làm việc không theo vòng lặp, tìm đến nhiều dự án mới, thử thách bản thân, tránh mắc phải hội chứng kiệt sức. Tuy nhiên, vẫn có những cách khác để giúp người lao động giải quyết hội chứng này.
Christina Maslach, Giáo sư tâm lý học tại Đại học California, đã tạo ra Maskach Burnout Inventory. Đây là một công cụ được sử dụng rộng rãi để đo lường tình trạng kiệt sức của người dùng. Phép đo này xem xét 3 dấu hiệu chính của chứng kiệt sức bao gồm sự kiệt quệ, mất động lực và hiệu suất làm việc.
Nếu không thể tránh khỏi những vòng lặp công việc hàng ngày như Bill Gates, bạn có thể sử dụng một số phương pháp khác. Giảm tiếng ồn, tăng sử dụng cường ánh sáng tự nhiên, hợp tác với đồng nghiệp là một trong các biện pháp được chuyên gia đưa ra.
Ngoài ra, Business Insidercho biết việc thường xuyên giao tiếp, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục và ngồi thiền là những giải pháp khác giúp cải thiện tình trạng kiệt sức của người bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa hội chứng kiệt sức là kết quả của sự căng thẳng mạn tính tại nơi làm việc mà người lao động không thể khống chế. Ngoài việc ảnh hướng đến năng suất làm việc, tình trạng này khiến bệnh nhân kéo dài cảm giác căng thẳng và lo lắng. Tuy nhiên, một số người có thể chịu đựng tốt hơn người khác.
Theo nghiên cứu của The American Institute of Stress, 83% người lao động tại Mỹ phải chịu một hoặc một số loại căng thẳng liên quan đến công việc. Đây là lý do khiến một triệu người nghỉ việc mỗi ngày.
Với nhiều người đang làm việc tại nhà do Covid-19, căng thẳng có thể tăng lên do ranh giới giữa công việc và cuộc sống gia đình dần bị xóa nhòa. Nếu căng thẳng kéo dài, nó có thể dẫn đến hội chứng kiệt sức.
Theo Zing/Business Insider
Bill Gates, Jeff Bezos và nhiều tỷ phú lớn nhất nước Mỹ đều bỏ ra rất nhiều tiền để tậu đất nông nghiệp.
" alt=""/>Bill Gates chia sẻ cách để không bị kiệt sức khi làm việc