Thương ngày nắng vềtập 6 phần 2 được đánh dấu bằng phân cảnh bùng nổ. Trang (Huyền Lizzie) sau khi bị bà Nhung (NSND Minh Hòa) chèn ép đã quyết định dứt tình, trả lại chiếc vòng bạc mẹ đã trao cho mình trước khi bỏ đi năm xưa. Bà Nhung cuối cùng cũng nhận ra Trang chính là Hoa - người con gái năm xưa mình tưởng đã chết và khóc nấc trong đau đớn và ân hận. Tập phim cũng mở ra giai đoạn mới, hành trình nối lại tình mẹ con của bà Nhung và Trang cùng nhiều biến cố và nước mắt sau này.
Sau khi tập phim lên sóng, phân cảnh trả vòng dài 8 phút đã chiếm trọn tình cảm của người xem. Không chỉ lấy nước mắt khán giả vì tình huống xúc động, kịch tính mà còn bởi diễn xuất của NSND Minh Hòa, Huyền Lizzie quá ăn ý. Cả hai nhập vai tuyệt vời, nhận cơn mưa lời khen của nhiều người nổi tiếng như diễn viên Kim Oanh, Lã Thanh Huyền, MC Quỳnh Hoa VTV, NSND Thái Bảo....
Trích đoạn Trang trả vòng cắt đứt tình cảm với mẹ hút 70 nghìn lượt thích, hơn 1 nghìn bình luận và 2,4 triệu lượt xem trên VTV Giải trí. Phân cảnh bà Nhung nhận ra Trang chính là con gái cũng đạt 1,2 triệu lượt xem trênVTV Giải trí. Đã khá lâu mới lại xuất hiện một trích đoạn phim gây sốt như vậy. Thương ngày nắng vềtập 6 cũng lọt top Google xu hướng Việt Nam với 20 nghìn lượt tìm kiếm.
Trên các diễn đàn mạng, cảnh phim nhận mưa lời khen. Đoạn phim lấy đi nước mắt của bao người, phim Việt ngày càng hay; Mình ít xem phim Việt nhưng phải nói phân cảnh này quá hay, cả 2 mẹ con đều diễn xuất sắc; Đây là đoạn diễn kinh điển của cô Minh Hòa và Huyền, nhập vai quá xuất sắc, chạm đến trái tim của hàng triệu khán giả; Diễn xuất có hồn, nhập vai hay quá, NSND Minh Hoà và Huyền Lizzie quá tuyệt vời; Diễn xuất đỉnh thật sự, cố gắng không khóc mà nghẹn ứ cổ luôn, chưa xem phim Việt Nam nào nhiều cảm xúc như phim này; Khiến khán giả rơi lệ đâu phải chuyện dễ, đoạn phim xuất sắc... là những phản hồi của khán giả.
Phần âm nhạc cũng được nhiều khán giả đánh giá cao. "Phân đoạn xúc động bởi đạo diễn lồng ghép cả quá khứ và hiện tại với hình ảnh mẹ con chia tay trong mưa. Diễn xuất của diễn viên tốt nhưng tôi đánh giá phần âm nhạc của anh Xuân Phương ở trích đoạn này cũng chạm vào tim khán giả" - độc giả S viết.
Huyền Lizzie chia sẻ với VietNamNet phân đoạn Trang trả vòng cho mẹ là một trong những canh ấn tượng nhất của cô trong phim dù khá khó với Huyền Lizzie. "Đó cũng là phân đoạn tôi phải diễn đi diễn lại nhiều lần. Đối với cô Minh Hòa từ đầu phim chỉ toàn diễn phân đoạn đấu đá và cô không ưa mình nên diễn cảnh cảm xúc ban đầu hơi khó vào một chút nhưng khi dựng lại cho hiệu quả rất tốt", nữ diễn viên chia sẻ. Có thể nói đây là vai diễn ấn tượng và xuất sắc nhất của Huyền Lizzie từ trước đến nay.
Khán giả chờ đợi cô sẽ tiếp tục bùng nổ trong những tập phim tiếp theo hứa hẹn nhiều kịch tính.Thương ngày nắng về phần 2lên sóng thứ 2,3, 4 hàng tuần trên VTV3.
Quỳnh An
“Vì ông là một nhạc sĩ, nhạc công nên Thùy rất hay nghe ông đánh đàn và nghêu ngao hát theo. Sau đó, Thùy có thêm cơ duyên khi được một bác hàng xóm người Nhật cho chị em Thùy rất nhiều đĩa CD ca nhạc nước ngoài”, Hoàng Thùy chia sẻ. Được tiếp cận với âm nhạc dân tộc lẫn âm nhạc phương tây, Hoàng Thùy có niềm đam mê với nghệ thuật, thú vui ngày nhỏ của cô là bắt chước lại giọng hát người nổi tiếng. Lớn lên, do việc học văn hóa chiếm trọn thời gian và sau đó là theo đuổi con đường người mẫu chuyên nghiệp mà Hoàng Thùy đành gác lại đam mê âm nhạc của mình.
Do thời gian chuẩn bị gấp gáp nên Hoàng Thùy khá áp lực khi tham giaTrời sinh một cặp, cô cũng thừa nhận giọng hát còn nhiều lỗi nên qua chương trình, cô sẽ được học và rèn luyện bài bản và chuyên nghiệp hơn.
Từng là sinh viên Đại học Kinh tế sau đó “bén duyên” truyền hình, Mù Tạt là cái tên quen thuộc qua chương trìnhBữa trưa vui vẻ. Nguyễn Huyền Trang (tên thật của Mù Tạt) từng làm người mẫu, diễn viên phim truyền hình,... Tham giaTrời sinh một cặp, Mù Tạt cho biết đây là một trải nghiệm khá thú vị trên con đường làm nghệ thuật và có cơ hội cô không thể bỏ lỡ. Mù Tạt cho biết sẽ đầu tư chỉn chu để biến hóa nhiều màu sắc trong chương trình.
Ngoài Hoàng Thùy, MC Mù Tạt, Trời sinh một cặpmùa 6 còn có sự tham gia của Trang Moon (DJ Trang Moon), Tùng Min, diễn viên hài Ngọc Hoa, Tiktoker Long Chun, Hải Đăng Doo, Minh Beta, Lợi Trần, diễn viên Minh Khuê, Quỳnh Lý, Tiktoker Tana Tang.
Ba đội trưởng mùa 6 là Nguyễn Trần Trung Quân, Bùi Lan Hương và Giang Hồng Ngọc sẽ cùng kết hợp với 12 thí sinh. Tập đầu tiên của Trời sinh một cặpmùa thứ 6 phát sóng ngày 7/5/2022 trên VTV3.
Đ.N
" alt=""/>Hoàng Thùy, MC Mù Tạt VTV thi 'Trời sinh một cặp' mùa 6Cha tôi rất tự hào vì mình là cán bộ, là "người của nhà nước". Có lẽ, bên cạnh các chế độ, chính sách tuy không cao, nhưng luôn được bảo đảm, thì chế độ biên chế suốt đời là nền tảng cho một niềm tự hào như vậy.
Nếu cha tôi còn sống, chắc ông sẽ rất tâm tư, khi chế độ biên chế suốt đời đó sắp không còn. Ít nhất là nó sẽ không còn với những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công như ông.
Thời thế thay đổi, ngày nay nguồn nhân lực công đã được phân định thành cán bộ, công chức và viên chức. Sự phân định này mặc dù chưa đạt được mức độ mạnh lạc cần thiết, nhưng đã tinh tế hơn nhiều. Về cơ bản, theo định nghĩa của luật: cán bộ là những người được bầu và bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và hưởng lương từ ngân sách; công chức là những người được tuyển dụng và bổ nhiệm theo ngạch bậc, hưởng lương từ ngân sách và có biên chế suốt đời; viên chức là những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công.
Còn một sự phân định mạch lạc hơn là theo chuẩn mực của thế giới. Theo đó, nguồn nhân lực công được chia thành ba nhóm: nhóm một là các chính khách; nhóm hai là các công chức; nhóm ba là các viên chức.
Chính khách là những quan chức được bầu và có quyền ban hành chính sách công và pháp luật - hay còn gọi là ban hành các quyết định công, gồm: tổng thống và phó tổng thống, thủ tướng và phó thủ tướng, bộ trưởng, các nghị sĩ.
Những người này không nằm trong biên chế nhà nước, vì lần bầu cử sau họ có thể trúng cử mà cũng có thể không. Pháp luật cũng không quy định tuổi hưu cho những người này. Người dân còn tín nhiệm và họ còn sức khỏe thì còn tiếp tục làm việc. Thủ tướng Malaysia vẫn trúng cử và làm việc khi đã ngoài 90 tuổi.
Công chức là những người được bổ nhiệm và tuyển dụng vào biên chế để thi hành chính sách công và pháp luật - thực thi các quyết định công. Họ gồm: tổng thư ký hay quốc vụ khanh, tổng cục trưởng và tổng cục phó, cục trưởng và cục phó, vụ trưởng và vụ phó, các công chức khác như điều tra viên, kiểm toán viên... Họ nằm trong biên chế nhà nước, hưởng lương từ ngân sách và đến tuổi, họ phải về hưu.
Viên chức là những người được ký hợp đồng để cung cấp dịch vụ công cho người dân: giáo viên các trường công, nhân viên y tế các bệnh viện công, nhân viên dịch vụ xã hội... Họ không nằm trong biên chế nhà nước, nhưng hưởng lương từ ngân sách, nghỉ hưu theo tuổi hưu được luật định cho mọi người lao động.
Có người sẽ hỏi, vậy nguồn nhân lực của các đảng, đoàn thể sẽ được phân định ra sao theo chuẩn mực này? Đó là một phần của xã hội chứ không phải là một phần của nhà nước, nên các quy chuẩn về nguồn lực công sẽ không được áp dụng cho các đảng và đoàn thể.
Tuy nhiên, đảng cầm quyền luôn luôn có hầu hết các thành viên ban lãnh đạo trúng cử và trở thành các chính khách. Những chính khách này là nguồn nhân lực công quan trọng nhất. Vì vậy, tất nhiên, họ hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Những thành viên chuyên trách khác của đảng cầm quyền vẫn phải hưởng lương từ đảng phí và quỹ của đảng.
Với một khuôn khổ khái niệm như trên, chính sách lập pháp về việc xóa bỏ chế độ biên chế suốt đời đối với các viên chức đang được đưa ra tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ - Công chức, Luật Viên chức là hoàn toàn hợp lý và phản ánh đúng tinh thần hội nhập. Chính sách này một mặt tạo áp lực cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ công cũng như tinh thần phục vụ của viên chức.
Việc áp dụng chế độ hợp đồng đối với các viên chức còn làm cho nguồn nhân lực của đất nước được luân chuyển dễ dàng hơn giữa khu vực công và tư. Nhờ đó, việc sử dụng nhân lực của quốc gia cũng hợp lý và hiệu quả hơn.
"Cháy nhà vạ lây", với tinh thần "thừa thắng xông lên", nhiều người, kể cả một số đại biểu Quốc hội đang đề xuất là bỏ luôn cả chế độ biên chế đối với các công chức. Sự hăng hái này rất đáng quý. Tuy nhiên, hăng hái quá đà không phải bao giờ cũng có ích. Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem tại sao hầu hết các nước trên thế giới đều giữ chế độ biên chế cho các công chức của họ.
Một là, công chức đại diện cho quyền lực công. Thuế vụ, cảnh sát, kiểm lâm, hải quan... là các cơ quan quyền lực công. Họ có quyền áp đặt sự tuân thủ pháp luật đối với bất kỳ ai, kể cả các chính khách. Người có quyền áp đặt sự tuân thủ chỉ chính danh khi đại diện cho các cơ quan, chứ không phải là làm hợp đồng cho các cơ quan này.
Hai là, công chức là bộ nhớ thể chế và là lực lượng vận hành thể chế. Người ta có thể ký hợp đồng thuê người sửa chữa vòi nước cho tòa Nhà Quốc hội chứ không thể ký hợp đồng thuê người vận hành quy trình, thủ tục của Quốc hội.
Hơn thế nữa, các chính khách đều đến rồi đi sau mỗi lần bầu cử, nhưng năng lực tổ chức một phiên họp quốc hội, một phiên họp chính phủ như thế nào cho hiệu quả vẫn cần phải được bảo tồn. Đó là năng lực nội tại chứ không phải là thứ có thể mua được ở trên thị trường. Làm sao có thể bảo tồn năng lực này, nếu các công chức cũng làm theo hợp đồng và luân chuyển thường xuyên?
Ba là, nhà nước luôn luôn phải cạnh tranh với khu vực tư để thu hút người tài. Tuy nhiên, trả lương cao không phải là ưu thế của nhà nước. Với nhiều quy định chặt chẽ của pháp luật, đơn giản là nhà nước không thể cạnh tranh được với tư nhân trong việc trả lương. Chính vì vậy, biên chế là một ưu thế cần phải được tận dụng. Biên chế tạo ra sự ổn định nên có thể bù đắp lại bởi mức lương thấp hơn.
Công bằng mà nói, sự nhũng nhiễu và kém hiệu năng của các công chức đang là vấn đề rất lớn của xã hội ta. Rất tiếc, bỏ hoàn toàn mọi loại "biên chế" không phải là phản ứng chính sách phù hợp ở đây. Cải cách thi tuyển, áp đặt kỷ luật và đạo đức công vụ có vẻ là những giải pháp hợp lý hơn.
Nguyễn Sĩ Dũng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Biên chế suốt đời