Giữa núi lửa vẫn phát triển công nghiệp mạnh mẽ
Khó có thể hình dung, ngay trên mảnh đất rất nhiều thiên tai như Kagoshima, người dân vẫn sống, phát triển công nghiệp, nông nghiệp… mà còn trở thành trung tâm công nghiệp của thời Minh Trị.
![]() |
Dù núi lửa, thiên tai nhưng tỉnh Kagoshima lại là vùng đất phát triển công nghiệp nặng sớm bậc nhất Nhật Bản. Trong ảnh là lò than Terayama để chế tạo than trắng làm nhiệt liệu cho lò phản xạ |
Riêng Kagoshima sở hữu ba trong tổng số 23 điểm của Cải cách Công nghiệp Minh Trị tại Nhật Bản: Sắt thép, Đóng tàu và Khai mỏ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Hiện ba điểm di sản của Kagoshima chính là: Lò than Terayama để chế tạo than trắng làm nhiệt liệu cho lò phản xạ; kênh dẫn nước Sekiyoshi để tạo thuỷ lực cho các nhà máy công nghiệp Shuseikan; và lò phản xạ Shuseikan để nung sắt chế tạo súng đại bác trong khuôn viên vườn Senganen.
Đây là ba điểm quan trọng đánh dấu sự phát sinh của nền công nghiệp cận đại của Nhật Bản dưới sự lèo lái của lãnh chúa Shimazu Nariakira (gia tộc Satsuma).
Nơi duy nhất trên thế giới có tắm cát nóng
Địa lý với nhiều núi lửa đã giúp TP.Ibusuki, tỉnh Kagoshima thành trung tâm của thế giới về tắm onsen cát nóng. TP. Ibusuki có quần thể suối nước nóng và bồn tắm cát (sunamushi) duy nhất trên thế giới. Du khách sẽ có 10 phút được bỏ hết trang phục, mặc bộ yukata mềm mại rồi ngâm mình trên cát được làm nóng từ những dòng suối nước nóng tự nhiên bên dưới.
![]() |
Đảo Sakurajima với núi lửa vẫn hoạt động với đầy tro bụi mỗi ngày, nhưng chính từ vùng đất này lại có quýt, củ cải khổng lồ và loài hoa trà làm tinh dầu, mỹ phẩm… nổi tiếng của Nhật Bản. |
Nhân viên phục vụ sẽ lấy xẻng xúc cát được làm nóng nhờ dòng onsen bên dưới để phủ lên người du khách. Cát nóng khoảng 50 - 55 độ C thấm vào da thịt đưa đến cảm giác sảng khoái cảm nhận được ngay cho du khách. Sau khi ngâm trong cát nóng, du khách tiếp tục được vào tắm onsen nước khoáng nóng, xông hơi… Cảm giác nằm giữa bãi biển, trên mình phủ đầy cát ấm và ngắm nhìn ngọn núi lửa Sakurajima phía xa đang phun khói là một trải nghiệm khó quên trong đời.
![]() |
Chỉ 10 phút trong cát nóng du khách có được một làn da mịn màng mà không có loại kem dưỡng da nào có thể so nổi |
Không chỉ núi lửa Sakurajima, tỉnh Kagoshima còn có nhiều núi lửa đã ngưng hoạt động nhưng vẫn sừng sững như biểu tượng của vùng đất này. Nổi bật nhất là núi Kaimon (Kaimondake) bên cạnh hồ Ikeda. Núi Kaimon đã ngưng hoạt động sau đợt phun trào vào năm 885. Còn hồ Ikeda được hình thành sau một đợt núi lửa phun trào hơn 6.400 năm trước và là hồ hình thành từ núi lửa lớn nhất vùng Kyushu của Nhật Bản. Dọc hồ Ikeda nước xanh thẫm yên bình là công viên với cánh đồng hoa cải vàng hoặc hoa cúc sao nháy (hoa cosmos) ngập tràn trong gió.
![]() |
Hồ Ikeda được tạo thành sau một trận phun trào núi lửa, giờ đây dọc hồ hoa cải vàng tạo thành không gian thanh bình cho những ai muốn gần thiên nhiên, thích sự yên tĩnh |
Có lẽ hiếm vùng đất nào trên thế giới hứng chịu thiên tai nhiều như Nhật Bản, và cũng hiếm có nơi nào, di sản thế giới được công nhận nhiều như nơi đây. Càng thiên tai thách thức, người Nhật càng tận dụng nó cho đời sống của mình. Nó như câu chuyện của người dân vùng núi lửa - Đảo Sakurajima,.ngày ngày.vẫn sống ở đó trồng cam, trồng cải, ngắm ngọn núi lửa như niềm tự hào và cũng canh chừng nó “giở trò” thiêu rụi tất cả.
Trang Dương
" alt=""/>Ngắm núi lửa đang hoạt động và hồ tạo từ núi lửaĐến thôn Nà Cạn, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, Lạng Sơn nhiều người sẽ có cảm giác đi lạc vào một khu phố cổ bởi những ngôi nhà được xây dựng từ những năm 30 của thế kỷ trước.
Thiết kế theo kiến trúc kiểu Pháp, trải qua thời gian dài, những ngôi nhà này vẫn giữ được vẻ đẹp cổ xưa. Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến nhà của ông Nguyễn Văn Bảng (SN 1932, xã Đại Đồng).
![]() |
Ông Nguyễn Văn Bảng cho biết, ngôi nhà này được khởi công xây từ năm 1932. Cụ Nguyễn Văn Tính, cha của ông Bảng, vốn là một thông phán (viên chức làm việc ở các công sở trong thời Pháp thuộc). Sau khi nghỉ hưu, cụ Tính quyết định xây ngôi nhà này. |
![]() |
Ngôi nhà do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế, gồm có 3 gian, rộng khoảng 150m2. Cụ Tính phải thuê những người thợ lành nghề ở Bắc Ninh đến xây dựng trong một thời gian dài. |
![]() |
Ngôi nhà có lò sưởi và cửa sổ làm bằng kính theo kiến trúc Pháp. Ông Bảng còn nhớ, những ngày mùa đông khi ông còn bé, gia đình thường quây quần bên lò để sưởi ấm. |
![]() |
Sau này, khi không còn sử dụng, lò sưởi đã được xây bịt lại |
![]() |
Dòng chữ "Lụt năm 1986 (Bình Dần)" được ghi lại bên cánh cửa bằng gỗ lim để nhớ sự kiện lũ lụt rất lớn ở huyện Tràng Định. "Nước ngập khắp nơi, người dân phải đi lại bằng thuyền nhưng ngôi nhà của chúng tôi vẫn không bị ảnh hưởng", ông Bảng nhớ lại. |
![]() |
Ống khói trên mái nhà. |
![]() |
Biểu tượng con dơi. |
![]() |
Hoa văn cổ xưa trên mái nhà. Nhà lợp ngói âm dương nên mùa đông ấm, mùa hè thì mát mẻ. |
![]() |
Qua thời gian dài, ngôi nhà cổ đã xuống cấp. Ông Bảng chỉ tay lên những vết nứt của bức tường. |
![]() |
Nhà được xây bằng gạch nung. Màu thời gian đã bao trùm lên tất cả. |
![]() |
Trong kí ức ông Bảng, ngày đó, gia đình ông thuộc hàng giàu có trong vùng. Giai đoạn Pháp chiếm đóng, gia đình ông phải sơ tán. Sau đó họ quay lại sinh sống ở đây cho đến ngày nay. |
![]() |
Hiện, nhiều người trẻ và du khách nước ngoài thường hay ghé vào thăm quan, chụp ảnh. "Ngôi nhà là kỷ niệm của cha để lại nên tôi vẫn thường dặn dò con cháu phải gìn giữ, không được phá bỏ. Ngôi nhà này chưa trải qua một lần sửa chữa nào", ông Bảng nhấn mạnh. |
![]() |
Trưởng thôn Nà Cạn (trái) cho biết: "Thôn Nà Cạn hiện nay có 7 ngôi nhà cổ tương tự vẫn còn bảo lưu được nét độc đáo xa xưa để lại. Theo thời gian, nhiều ngôi nhà cũng dang dần hư hỏng, xuống cấp. Chúng tôi mong muốn nó được coi là di tích và được chính quyền quan tâm, bảo tồn". |
Biệt phủ của Tổng đốc Vi Văn Định ở Lạng Sơn rộng hơn 4.000 m2 nhưng nay chỉ còn lại tàn tích.
" alt=""/>Nhà cổ kiểu Pháp của gia đình giàu có nức tiếng xứ LạngNgười phụ nữ tìm cách nhốt con ếch trong một chiếc hộp rồi gọi điện cho RSPCA (Hiệp hội Hoàng gia phòng chống hành vi tàn ác với động vật. Đây là tổ chức từ thiện nhằm thúc đẩy phúc lợi động vật, hoạt động tại Anh và xứ Wales) nhờ sự hỗ trợ.
Các chuyên gia của RSPCA đã đưa con ếch tới một trang trại địa phương, nơi chuyên thu nhập những động vật đặc biệt. “Chú ếch dường như vẫn đang xem xét điểm đến mới của mình. Có vẻ nó chưa quen với khí hậu lạnh lẽo ở Anh vì từng sinh sống ở một nơi ấm áp hơn”, một chuyên gia của RSPCA cho hay.
Cũng theo chuyên gia này, họ từng nhận những cú điện thoại nhờ sự hỗ trợ của hành khách khi bất ngờ thấy thằn lằn, ếch, cua hay thậm chí cả nhện độc trong hành lý sau mỗi chuyến đi nước ngoài trở về.
“Có người còn giật mình thấy cả những con bọ cạp có khả năng gây chết người xuất hiện trong túi hành lý. Tôi hi vọng hành trình đáng chú ý của chú ếch nhỏ này sẽ nhắc nhở khách du lịch luôn kiểm tra kỹ vali của mình trước khi về nhà, để không phải nhận được những “món quà” bất ngờ tương tự”, chuyên gia RSPCA cho biết.
Quốc Việt
TheoDM
" alt=""/>Một chú ếch vô tình “du lịch” miễn phí cả chặng đường dài 12.800km