Đã từng được kỳ vọng là bệnh viện quốc tế 5 sao hiện đại, dự án Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ tọa lạc tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, do Tập đoàn Keystone Development Management SA (Hoa Kỳ) là chủ đầu tư được cấp chứng nhận đầu tư từ năm 1997.
Với tổng vốn 50 triệu USD, quy mô 500 giường bệnh, cùng với những trang thiết bị tối tân, dự án hứa hẹn sẽ phục vụ nhu cầu khám - chữa bệnh tốt nhất cho người dân Hà Nội, đồng thời giảm tải áp lực cho các bệnh viện lớn, tuy nhiên đến nay, dự án vẫn còn ngổn ngang, chưa hoàn thiện.
![]() |
Dự án tọa lạc tại vị trí "vàng" gần ngã ba phố Chùa Hà và Tô Hiệu tại trung tâm quận Cầu Giấy. Bệnh viện chưa hoạt động mà bảng chữ tên bệnh viên đã bị rơi rụng Cánh cổng đóng cửa im lìm đã gỉ sét theo thời gian |
Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ được thuê đất trong vòng 40 năm, với giá 1,68USD/m2/năm. Tổng diện tích sàn là hơn 27.000 m2.
Sau gần 2 thập kỷ nhận giấy phép đầu tư, bệnh viện thì chưa thấy đâu mà cảnh quan, môi trường và không gian sinh hoạt của người dân trong khu vực thì bị ảnh hưởng nghiệm trọng.
Theo quan sát của PV phapluatplus.vn, bệnh viện mới chỉ xây xong phần thô, phần sân khuôn viên bệnh viện cỏ dại mọc um tùm, bốc mùi khó chịu và có rất nhiều muỗi. Bên trong tòa nhà chưa lắp đặt trang thiết bị, máy móc y tế.
![]() |
Bệnh viện mới chỉ xây xong phần thô. Cơ sở hạ tầng vẫn dở dang chưa thể đưa vào vận hành. Trong khuôn viên bệnh viện, cỏ dại mọc um tùm, bốc mùi khó chịu và có rất nhiều muỗi. Nhìn bãi đất bỏ không gây lãng phí lớn, nhiều người dân trong khu vực rất bức xúc. |
Tại văn bản số 256/BC-BCS, ngày 03/8/2016, Ban cán sự Đảng UBND Thành phố đã chỉ đạo cụ thể: “Giao sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các dự án chậm tiến độ theo quy định của pháp luật và đôn đốc, theo dõi Nhà đầu tư thực hiện dự án bảo đảm tiến độ cam kết”.
Dự án Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ chậm tiến độ gây lãng phí, tuy nhiên, hiện Thành phố Hà Nội vẫn chưa có quyết định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lô đất này vẫn được xác định là bệnh viện.
Theo Báo Pháp luật
" alt=""/>Bệnh viện quốc tế 5 sao xây gần 2 thập kỷ vẫn ngổn ngang“Hai nguyên nhân căn bản giúp lừa đảo trên không gian mạng thành công bao gồm việc khai thác điểm yếu tâm lý cố hữu của con người và tận dụng số lượng lớn nạn nhân tiềm năng”, ông Bình nhận định.
“Hư chiêu thắng hữu chiêu”
Theo Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT), có 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam: Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”; Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice; Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao…
Trong đó, phishing (tấn công giả mạo) là phương thức tấn công mạng phổ biến nhất. Theo báo cáo Cost of a Data Breach Report, 2023 của IBM, thiệt hại trung bình của một vụ xâm phạm dữ liệu do có phishing – phương thức xâm nhập ban đầu là 4,76 triệu USD, chỉ kém phương thức xâm nhập qua đối tượng nằm bên trong tổ chức (4,90 triệu USD/vụ). Đồng thời, phishing là phương thức số một giúp hacker đặt chân vào tổ chức, chiếm 16% số vụ. Việc tạo điểm xâm nhập ban đầu là bước quan trọng để hacker tiếp tục tấn công sâu vào hệ thống.
Thông tin và tuyên truyền được đánh giá là giải pháp căn cơ, lâu dài. Song, hình thức này gặp phải hạn chế lớn do phụ thuộc vào sự chủ động của người dùng trong việc nghe, đọc, xem và tiếp thu giữa “đại dương” thông tin của Internet.
Trước bối cảnh trên, chuyên gia FPT IS khuyến nghị tổ chức, doanh nghiệp áp dụng phương thức phishing chủ động để đào tạo, nâng cao nhận thức từng cá nhân. Để dễ hình dung, phương thức chủ động này tương tự như việc dùng một cuộc tấn công, lừa đảo “giả” để tạo ra nhận thức “thật” đối với đối tượng tiếp nhận. Trong đó, "liên tục" và "cá nhân hoá" là từ khoá giúp tối đa hoá hiệu quả nâng cao nhận thức tốt nhất.
Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp thiết lập hạ tầng, thiết kế email lừa đảo gửi cho cán bộ nhân viên. Sau đó tập hợp, thống kê, phân tích số lượng nhân viên bị lừa ở các mức độ khác nhau như mở email, bấm vào đường link truy cập trang web giả mạo, điền thông tin vào trang web giả mạo… Từ đó xây dựng bản tin truyền thông cho doanh nghiệp, bản tin hướng dẫn mang tính cá nhân hóa cho những người dùng bị lừa.
Không chỉ vậy, với dữ liệu có được, tổ chức và doanh nghiệp có thể nhìn ra bức tranh toàn cảnh “điểm yếu” của từng đơn vị, phòng ban hay nhóm nhân viên có trình độ, đặc điểm khác nhau. Trên cơ sở đó, có thể xây dựng chương trình nâng cao nhận thức khắc phục tiếp theo. Đối với các cá nhân, việc trải qua tình huống thực tế sẽ giúp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về việc tự bảo vệ bản thân khi hoạt động trên không gian mạng.
Ở quy mô lớn hơn, cơ quan quản lý Nhà nước cũng có thể sử dụng phương thức đào tạo này để nâng cao nhận thức toàn dân dựa trên cấu trúc dân cư, địa lý, lứa tuổi hay loại hình công việc. Từ đó nhận thức chung về lừa đảo trực tuyến toàn xã hội được nâng lên, góp phần tạo ra môi trường mạng lành mạnh.