"Anh ta đề nghị vợ chồng tôi ra Hà Nội để gặp bàn bạc và trả lại chiếc Mercedes GLC 250 cho anh ta", chị Tuyết cho hay.
Đáng chú ý, người đàn ông tự xưng tên là Mạnh này khẳng định với chị Tuyết, anh Nguyễn Anh Sơn ở quận Ba Đình chỉ là người đứng tên hộ trên giấy đăng ký xe để tiện... làm thủ tục thế chấp ngân hàng.
Quá bất ngờ khi xuất hiện thêm "chủ xe" lạ gọi điện đến đòi xe, lại không phải tên Nguyễn Anh Sơn như trong giấy đăng ký xe, chị Tuyết đã đề nghị người này chứng minh thông tin bằng cách gửi ảnh giấy tờ xe gốc hoặc đơn giản là ảnh chụp của anh ta với đúng chiếc xe nói trên. Tuy nhiên, người đàn ông này lại từ chối và cho rằng, không việc gì phải chứng minh như vậy.
Vì lẽ đó, chị Tuyết đã từ chối cuộc gặp với người đàn ông trên. Từ đó đến nay, hai bên chưa có thêm liên lạc nào với nhau.
Để cởi "nút thắt" mới của vụ việc, PV VietNamNet đã cố gắng liên hệ với người đàn ông nói trên theo số điện thoại được chị Tuyết cung cấp. Người đàn ông này nghe máy và cho biết mình là Bùi Văn Mạnh (SN 1988, đang trú tại Hà Nội), đồng thời cũng khẳng định, mình chính là chủ sở hữu của chiếc Mercedes-Benz GLC 250 4Matic mang BKS 30K-644.xx nhiều năm nay.
Qua thông tin được đăng tải trên báo VietNamNet và qua các kênh mạng xã hội, anh Mạnh được biết phía Việt Thành Auto do ông Nguyễn Thế Thành là chủ đã bán chiếc xe này cho vợ chồng chị Tuyết ở Vĩnh Phúc nên đã tìm cách liên lạc để giải quyết.
Khi được hỏi vì sao chiếc xe đang mang tên mình, lại sang tên cho Nguyễn Anh Sơn (Ba Đình, Hà Nội) vào tháng 10/2023, người đàn ông này giải thích tương tự như đã nói với chị Tuyết, rằng Sơn là người anh em thân thiết nên nhờ sang tên để tiện... vay ngân hàng. Đồng thời, anh này cho biết thêm, chiếc xe được thế chấp giấy tờ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) từ năm 2023.
"Tôi đã gọi điện cho vợ chồng chị Tuyết và muốn lấy xe về nhưng chị ấy không đồng ý. Giấy tờ vẫn đang được thế chấp tại ngân hàng VPBank, bây giờ chiếc xe là tài sản của ngân hàng rồi, nếu có vấn đề gì thì họ sẽ có trách nhiệm thu lại chứ không phải tôi", người đàn ông này nói thêm.
Tuy nhiên, khi PV đề nghị một cuộc gặp trực tiếp để trao đổi thông tin chi tiết thì người đàn ông trên từ chối.
Xác nhận điều này với VietNamNet, một nhân viên của Trung tâm Thế chấp vùng 3 thuộc Ngân hàng VPBank cho biết, chiếc xe Mercedes-Benz GLC 250 trong vụ việc đã được khách hàng tên là Nguyễn Anh Sơn thế chấp giấy tờ vào ngân hàng để vay vốn từ tháng 7/2023, đến nay đã được 10 tháng.
"Khách hàng này vẫn trả nợ cả gốc và lãi đều cho chúng tôi mỗi tháng khoảng 20 triệu đồng", nhân viên này chia sẻ thêm.
Theo tìm hiểu của PV. VietNamNet từ phía các cơ quan chức năng, chiếc Mercedes-Benz GLC 250 4Matic đời 2016 nói trên được đăng ký lần đầu tại TP. HCM với BKS 51F-787.xx. Năm 2021, chiếc xe được bán ra Hà Nội và đăng ký lại với BKS 30G-930.xx, chủ xe trên giấy đăng ký là Bùi Văn Mạnh. Đến tháng 10/2023, chiếc GLC 250 được sang tên cho Nguyễn Anh Sơn và mang BKS mới 30K-644.xx.
Trước đó, như VietNamNet đã phản ánh, cuối tháng 12/2023, chị Nguyễn Thị Tuyết (33 tuổi, trú tại TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cùng chồng đến showroom Việt Thành Auto (số 9, Mạc Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội) mua chiếc xe sang hiệu Mercedes-Benz GLC 250 4Matic đời 2016 với giá 815 triệu đồng thông qua tư vấn bán hàng là Nguyễn Anh Dũng. Chị Tuyết trả trước tổng cộng 715 triệu và nhận xe, còn 100 triệu hẹn sau một tuần lấy giấy tờ trả nốt.
Tuy nhiên, đã hơn 4 tháng trôi qua, phía showroom Việt Thành Auto vẫn chưa trả giấy tờ xe cho chị Tuyết. Nhân viên Nguyễn Anh Dũng thông báo đã nghỉ việc trong khi ông chủ showroom là Nguyễn Thế Thành không liên lạc được. Phía công an cũng xác nhận ông Thành đã rời khỏi nơi cư trú, hiện không xác định được nơi ở. Ông Thành cũng từng bị nhiều đơn tố cáo liên quan đến việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua việc mua bán xe ô tô đã qua sử dụng.
Mới đây, vợ chồng chị Tuyết đã gửi đơn tố cáo đối với ông chủ và nhân viên bán hàng của showroom ô tô Việt Thành đến Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Cán bộ của Công an quận Cầu Giấy cho biết, đã nhận được đơn của vợ chồng chị Tuyết, đồng thời đang có những bước xác minh, điều tra và làm rõ.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc
Bạn có góc nhìn hoặc có trải nghiệm nào với câu chuyện trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Lịch sử của thương hiệu Volga bắt đầu từ tháng 10/1956, khi Nhà máy Ô tô Gorky bắt đầu sản xuất sản phẩm mang tính cách mạng trong ngành công nghiệp ô tô Liên Xô. Dòng xe Volga đánh dấu sự ra đời bằng mẫu M-21. Đây là mẫu xe hạng sang, có vẻ đẹp mang tính cổ điển, khung gầm chắc chắn, bền bỉ, sánh ngang tầm với những chiếc xe hàng đầu tại châu Âu và Mỹ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, M-21 có số lượng sản xuất không nhiều.
Thế hệ tiếp theo, Volga M-24 mới là phiên bản phổ biến nhất, được sản xuất với số lượng lớn từ năm 1970- 1992. Dù không có tính biểu tượng như M-21 và bị coi là lạc hậu so với xu hướng chung của ngành công nghiệp ô tô thế giới giai đoạn này, song M-24 vẫn có ý nghĩa nhất định đối với ngành công nghiệp ô tô Liên Xô.
Volga M-24 có trục cơ sở dài, ghế xô với chân đế thấp và mái bằng nên khá rộng rãi bên trong, ngồi 5 người thoải mái. Động cơ Volga M-24 là loại 4 xilanh, chế hòa khí đôi, dung tích 2.445cc sản sinh công suất cực đại 98 mã lực, với mức tiêu thụ nhiên liệu 14 lít xăng/100km.
Công nghệ trên Volga M-24 khá đơn giản, nhiều phụ tùng của xe có thể thay thế bởi các xe khác như UAZ. Hệ thống treo của xe được đánh giá khá êm ái, khi đi vào những cung đường xấu, gập ghềnh. Khung gầm rất chắc chắn. Nội thất không có nhiều tiện nghi như các dòng xe khác, nhưng M-24 vẫn đem lại sự thoải mái cho người sử dụng bởi khoảng không gian khá rộng bên trong.
Sau hơn 50 năm phát triển, ánh hào quang của Volga đã lụi tàn. Do vấn đề kiểm soát chất lượng và bản thân dòng xe Volga không thể cạnh tranh được với những mẫu xe ô tô được nhập khẩu từ nước ngoài, nên thương hiệu nổi tiếng này đã phải dừng sản xuất vào năm 2008.
Tại Việt Nam, dòng xe Volga M-24 được nhập về từ năm 1970. Hình ảnh của chiếc xe này đã in đậm trong tâm trí nhiều người dân suốt thời bao cấp, đó là chiếc xe sang trọng và đẳng cấp.
Tuy nhiên, từ năm 1990, Nhà nước có chính sách hạn chế nhập khẩu những chiếc xe Volga do hao xăng. Kèm theo đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các mẫu xe Đức, Mỹ, Nhật… bắt đầu tràn vào thị trường Việt Nam, khiến Volga trở thành dĩ vãng. Cho tới ngày nay, những chiếc Volga đã vắng bóng và nhiều người cũng quên mất sự tồn tại của nó.
“Hàng Tàu đội lốt”?
Tại Nga, nhiều người vẫn trông chờ vào sự hồi sinh của dòng xe Volga vang bóng một thời. Và mới đây Volga đã hồi sinh.
Theo truyền thông Nga, cuối tháng 5/2024 thương hiệu xe Volga đã có màn ra mắt ấn tượng, với 3 mẫu xe hoàn toàn mới tại triển lãm công nghiệp tổ chức ở Nizhny Novgorod, CHLB Nga. Trong đó, bao gồm 1 mẫu sedan và 2 mẫu SUV.
Tuy nhiên, 3 mẫu xe này lại được “tinh chỉnh” từ những chiếc xe thuộc thương hiệu Changan Automobile, một hãng ô tô Trung Quốc. Mẫu sedan Volga C40 dựa trên Changan Raeton Plus; mẫu SUV K30 dựa trên Changan Oushang X5 plus và mẫu SUV cỡ trung K40 dựa trên Changan UNI-Z.
So với xe nguyên bản của Changan thì Volga chỉ khác về thiết kế lưới tản nhiệt và cản trước, cùng huy hiệu "GAZ" của Nhà máy ô tô Gorky. Cả 3 mẫu xe mới đều được trang bị động cơ xăng Changan JL473ZQ7, dung tích 1,5 lít, công suất 188 mã lực và mô-men xoắn 300 Nm.
Nhiều người đã tới chiêm ngưỡng 3 mẫu xe trên tại triển lãm và đặt câu hỏi về nguồn gốc của nó. Sau đó đã có lời kêu gọi các nhà sản xuất tăng hàm lượng nội địa hóa cho thương hiệu này, ban đầu tập trung vào các chi tiết dễ sản xuất trước.
Theo Hải Linh/ Diễn đàn doanh nghiệp
Bạn có bình luận thế nào về bài viết trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Số liệu này được công bố sau khi BookTok - một cộng đồng bàn luận về sách trên mạng xã hội TikTok - tạo ra trào lưu đọc sách trong giới trẻ, thúc đẩy doanh số bán sách của các tác giả và thể loại được giới thiệu. Trên thực tế, từ lâu YouTube cũng có “BookTube” với những video đánh giá về các tựa sách yêu thích cũng như giới thiệu tác phẩm vừa ra mắt.
Trong cuộc khảo sát, 71% người được hỏi cho biết YouTube là nền tảng họ truy cập nhiều nhất, tính chung cho mọi mục đích. “Với mức sử dụng chung cao như vậy, không có gì ngạc nhiên khi họ khám phá ra sách từ đây”, Jackie Swope, nhà quản lý tại Nielsen BookData nhận xét.
Trong năm 2022, nhóm tuổi 14-25 ở Anh đã mua khoảng 61 triệu cuốn sách với chi phí 496 triệu bảng Anh, chiếm 18% tổng thị trường. Cuộc khảo sát cho thấy 45% trong số này đọc để giải trí hàng tuần, trong khi 17% đọc mỗi ngày.
Hành động/phiêu lưu giả tưởng là thể loại phổ biến nhất dành cho lứa tuổi này, với 36% người tham gia khảo sát cho biết họ thích các tác phẩm đó. Truyện tội phạm/ly kỳ, hài hước và khoa học viễn tưởng/kỳ ảo là một số thể loại quen thuộc được nhiều độc giả tìm mua.
Chỉ 11% số người được hỏi thích sách về thế giới, địa lý, các quốc gia và nền văn hóa khác, trong khi 12% cho biết họ đọc sách về những vấn đề thời sự và xã hội.
Các lý do hàng đầu khiến họ thích đọc là có nhiều sách thú vị (34%), thói quen đọc sách (30%) và hạn chế thời gian trên mạng xã hội (26%). Trong khi các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc mua sách bao gồm nội dung mô tả (46%), thích tác giả hoặc bộ truyện trước đó (35%) và thiết kế bìa (31%).
Nhóm tuổi 14-17 ít chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đối với thói quen mua sách. Chỉ 17% nói rằng sẽ mua ít sách hơn để tiết kiệm tiền, trái ngược với nhóm tuổi 18-21 và 22-25, lần lượt có 31% và 29% số người được hỏi dự định cắt giảm việc mua sách.
Nguyễn Hiếu(Theo The Guardian)
Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn.
" alt=""/>Nhiều độc giả trẻ tìm đến sách thông qua YouTube