Kế hoạch triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” được Bắc Giang thực hiện theo 2 giai đoạn, với giai đoạn 1 diễn ra trong năm 2021 và giai đoạn 2 từ năm 2022 đến năm 2023.
Cụ thể, trong giai đoạn 1, Bắc Giang xác định sẽ tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính: Khảo sát nhu cầu hỗ trợ thiết bị công nghệ và dịch vụ hỗ trợ học trực tuyến; Vận động, tiếp nhận nguồn tài trợ cho chương trình; Điều phối nguồn tài trợ của chương trình; Hỗ trợ các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tổ chức dạy học trực tuyến; Tăng cường công tác phối hợp, ứng dụng CNTT, số hóa dữ liệu; tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp chương trình.
Theo đó, ngay trong năm 2021, để hỗ trợ các huyện, thành phố tại Bắc Giang thực hiện giãn cách xã hội và tổ chức dạy học trực tuyến, sẽ miễn phí 100% việc sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã công bố. Hỗ trợ các gói cước, hạ tầng CNTT phục vụ việc dạy và học trực tuyến bao gồm: máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền Internet.
Cùng với đó, miễn phí Data 4GB/ngày cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là con trong gia đình có bố hoặc mẹ mất do dịch Covid-19 và chưa có thiết bị công nghệ để học trực tuyến khi được tặng thiết bị.
Ở giai đoạn 2 từ năm 2022 đến năm 2023, Bắc Giang sẽ tiếp tục phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” để huy động mọi nguồn lực trong xã hội, hướng tới mục tiêu 100% học sinh, sinh viên thuộc đối tượng hỗ trợ được trang bị thiết bị công nghệ đáp ứng việc học trực tuyến.
“Sóng và máy tính cho em” là chương trình Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT xây dựng và triển khai để hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số. Được chính thức phát động từ ngày 12/9, chương trình nhằm hỗ trợ hàng triệu em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có thể học tập trực tuyến tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội.
Ngay tại sự kiện phát động, chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã nhận được tổng số tiền ủng hộ là 2.502,1 tỷ đồng, tương đương xấp xỉ 1 triệu chiếc máy tính từ các doanh nghiệp; các địa phương trên cả nước cũng ủng hộ, đóng góp được 63 tỷ đồng, 8 máy tính và 630 điện thoại thông minh cho chương trình.
Tiếp đó, trong 18 ngày từ 12 - 30/9, các nhà mạng đã hoàn thành ứng cứu phủ sóng cho 283 điểm lõm sóng trên địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hậu Giang, Phú Yên, Bình Phước, Đồng Tháp, Khánh Hòa để phục vụ dạy và học trực tuyến. Theo kế hoạch trong năm nay sẽ hoàn thành phủ sóng 100% toàn bộ 1.910 điểm chưa kết nối Internet di động trên toàn quốc.
Vân Anh
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chính thức phát động chương trình 'Sóng và máy tính cho em', nhằm giúp hàng triệu em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có thể học tập trực tuyến tại các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội.
" alt=""/>3 đối tượng ưu tiên của chương trình “Sóng và máy tính cho em” tại Bắc Giang