Dịch vụ công trực tuyến được chia thành 4 mức. Mức độ 1 chỉ cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản quy định liên quan; mức độ 2 người sử dụng khi vào truy cập thông tin có thể tải về các mẫu văn bản và thực hiện khai báo hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi khai báo được in ra, mang nộp trực tiếp tại cơ quan nhà nước hoặc nộp qua bưu điện. Khi hồ sơ giải quyết xong có thể đến nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính công ích giao hồ sơ đến tận nhà. Với mức độ 3, người sử dụng có thể điền và gửi hồ sơ đến cơ quan hành chính nhà nước thông qua mạng điện tử. Các cơ quan hành chính nhà nước sau khi tiếp nhận sẽ có trách nhiệm giải quyết hồ sơ ngay trên môi trường mạng. Người sử dụng sẽ đến cơ quan hành chính nhận kết quả giải quyết hồ sơ và trả lệ phí nếu có. Tiến đến mức độ 4, người dân và doanh nghiệp không còn trực tiếp đến cơ quan hành chính mà có thể đăng ký, kê khai hồ sơ đầy đủ trên mạng rồi gửi đến qua mạng; việc trả lệ phí đều thực hiện online. Hồ sơ khi giải quyết xong được gửi về tận nhà theo đường dịch vụ bưu chính công ích đã đăng ký.
Dịch vụ công trực tuyến, nhất là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 mang đến ích lợi rất rõ. Thủ tục đăng ký đơn giản, có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày, tại bất kỳ địa điểm nào, chỉ cần có điện thoại hay máy tính kết nối Internet.
Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, không bỏ ai lại phía sau trong quá trình cải cách, Cổng dịch vụ công quốc gia là đầu mối giúp công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng đối tượng; bảo đảm khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá của cá nhân, tổ chức và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong thực hiện dịch vụ công. Chỉ cần truy cập một địa chỉ duy nhất (dichvucong.gov.vn), bằng một tài khoản duy nhất, người dân, doanh nghiệp có thể đăng nhập được đến tất cả các Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến; theo dõi tình trạng giải quyết, đánh giá chất lượng giải quyết và gửi phản ánh, kiến nghị không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính.
Với vai trò đầu mối kết nối với các Cổng dịch vụ công, cơ sở dữ liệu, việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn nhiều do có thể tái sử dụng các thông tin đã có và tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ, từ đó giảm đáng kể chi phí xã hội trong thực hiện thủ tục hành chính, đặc biệt là những thủ tục hành chính có liên quan đến nhiều cơ quan.
Linh Đan
Tính đến hết quý III, cả nước đã có 29 bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức độ 4 – mức cao nhất được thực hiện hoàn toàn qua mạng, đạt gần 35%.
" alt=""/>Hiện đại hóa nền hành chính, đặt người dân vào vị trí trung tâmDự án 585 được đánh giá là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở địa phương còn khó khăn. Dự án đã bước sang giai đoạn 2 với nhiều đổi mới về đối tượng tham gia hay thời gian công tác tình nguyện.
Điểm chung của 2 giai đoạn là các bác sĩ trẻ đều tốt nghiệp khá, giỏi, đã được tuyển dụng tại các cơ sở y tế công lập, tham gia dự án sẽ được đào tạo bài bản theo chương trình đặc biệt, 1 thầy kèm 1 trò theo hướng "cầm tay chỉ việc" trong 24 tháng liên tục.
Chiến lược “dài hơi” tiếp sức cho y tế cơ sở tại khắp cả nước, tăng quyền bình đẳng trong khám chữa bệnh
Từ 7 bác sĩ chuyên khoa I đầu tiên của dự án 585 sau khi tốt nghiệp được đưa về các huyện nghèo vào tháng 6/2017, đến nay, hơn 700 bác sĩ trẻ được đào tạo chuyên khoa I đã và sẽ về công tác tại huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, theo Tiến sĩ Phạm Văn Tác, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa Quốc gia, Giám đốc dự án 585.
Lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá việc đưa bác sĩ trẻ về tới huyện nghèo, tạo cơ hội cho đông đảo người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, tăng quyền bình đẳng trong khám chữa bệnh, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng và xã hội. Đây cũng là chiến lược “dài hơi” tiếp sức cho y tế cơ sở khắp cả nước.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc đào tạo, đưa bác sĩ trẻ, tốt nghiệp chuyên khoa I về công tác tại các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Bà con ở nhiều xã, huyện vùng sâu, vùng xa được tiếp cận y tế chất lượng cao ngay tại cơ sở.
Ví như bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết về công tác tại vùng cao của Lào Cai chỉ trong 3 năm đã mổ gần 1.300 trường hợp người bệnh, nghĩa là trung bình bác sĩ đã mỗ được 1 đến 2 ca một ngày, kể cả thứ 7, chủ nhật. Một phần 3 trong số các ca mổ này thực hiện bằng phương pháp nội soi, đây là kỹ thuật hiện đại mà hiện nay một số huyện miền xuôi cũng chưa thực hiện được.
Hay bác sĩ Sùng Seo Tỏa, người dân tộc Mông, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Mường Khương (Lào Cai), đi học bác sĩ chuyên khoa I ngành sản về quê hương làm việc đã đã thực hiện được nhiều kỹ thuật, anh còn vận động người dân bỏ những tập tục không tốt cho sức khỏe, như không dám cho máu ai vì họ quan niệm cho máu mà họ mất thì mình mất theo...
Những kết quả này được ghi nhận ở nhiều nơi, như Tây Nguyên tại huyện La Pa, Gia Lai có bác sĩ Ya Vang là bác sĩ Y học cổ truyền, đã châm cứu, chữa cho không ít bệnh nhân trước đây liệt không đi lại được.
Hệ thống y tế của ngành Y tế Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao và Nghị quyết 20 Trung ương VI khóa 12 vừa qua cũng khẳng định y tế cơ sở là nền tảng. Bởi đây là nơi gần dân nhất, hàng ngày sát cánh với dân, nếu y tế cơ sở tốt thì nhiều người dân sẽ được cứu, không phải chuyển tuyến, giúp giảm tải cho tuyến trên. Người dân sẽ đỡ tốn thời gian, chi phí, họ sẽ tập trung sức lực đó để lao động sản xuất đem lại của cải cho cá nhân và gia đình họ. Như vậy các bác sĩ trẻ tình nguyện vừa góp phần rất quan trọng củng cố mạng lưới y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe, cũng giúp người dân tin hơn vào ngành Y tế, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Dự báo về nhân lực y tế cho thấy nhu cầu về số lượng bác sĩ và điều dưỡng cũng sẽ tiếp tục tăng. Trong giai đoạn 2021-2030, cả nước cần bổ sung thêm khoảng 72.000 bác sĩ, và 304.000 điều dưỡng. Theo từng vùng kinh tế- xã hội, vùng Bắc Trung bộ Duyên Hải miền Trung cần khoảng 14.000 bác sĩ và 60.000 điều dưỡng; vùng Tây Nguyên cần khoảng 5.400 bác sĩ và 20.700 điều dưỡng.
Nguyên nhân là do nhiều cơ sở y tế tuyến cơ sở có nguồn thu thấp dẫn đến đời sống của y bác sỹ, dược sỹ gặp rất nhiều khó khăn cần có một chính sách thích hợp, hấp dẫn để thu hút, hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ công tác tại các đơn vị là cần thiết, phù hợp với điều kiện phát triển ngành y tế hiện nay.
" alt=""/>Đưa bác sĩ khá, giỏi về với dân nghèo