Hơn 5000 người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) tham gia Chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng miễn phí do BV Thu Cúc thực hiện. Trong đó 6% mẫu xét nghiệm dương tính, liên quan tới ung thư đại trực tràng, viêm loét, polyp đại trực tràng… |
Chương trình tầm soát ung thư đại trực tràng miễn phí thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân tại Hà Nội. |
6% mẫu xét nghiệm cảnh báo nguy hiểm
Chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng miễn phí do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc phối hợp cùng Sở Y tế và Thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện từ tháng 11/2017. Người dân tại các quận, huyện Hà Nội trên 40 tuổi, và có BHYT do TP.Hà Nội cấp sẽ được làm xét nghiệm tìm máu trong phân để phát hiện sớm ung thư bởi đây là xét nghiệm đơn giản, có thể gợi ý tìm ung thư bởi máu trong phân là dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của căn bệnh này.
 |
Người dân quận Tây Hồ hưởng ứng chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng miễn phí đầu tiên tại Hà Nội. |
Chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng miễn phí được triển khai đầu tiên tại quận Tây Hồ và đến nay đã có kết quả ban đầu. Theo Bệnh viện Thu Cúc, trong 5000 mẫu xét nghiệm tham gia, tỷ lệ dương tính là 306 trường hợp, chiếm tới 6%.
BS Nguyễn Thị Dung - Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc nhấn mạnh: “6% dương tính với xét nghiệm là một con số đáng báo động. Mặc dù chưa thể khẳng định là ung thư, nhưng nó là dấu hiệu nhiều bệnh ở đường tiêu hóa khác. Do đó, những trường hợp này sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm chuyên sâu khác để tìm ra nguyên nhân chính xác”.
Bác sĩ Dung cũng cho biết, máu trong phân nếu số lượng ít rất khó nhìn thấy bằng mắt thường, mà chỉ phát hiện qua xét nghiệm tìm máu trong phân. Do đó, bác sĩ kêu gọi người dân cần quan tâm hơn nữa tới sức khỏe của mình, nên sàng lọc khi chưa có triệu chứng, đặc biệt cần thiết với những người trên 40 tuổi, hoặc gia đình có người thân từng mắc ung thư đại trực tràng, những người bị viêm loét đại tràng, ... Đối với các bệnh tiêu hóa nói chung, ung thư nói riêng, phát hiện sớm điều trị bệnh sẽ dễ dàng, và ít tốn kém hơn”.
Máu trong phân: dấu hiệu liên quan ung thư đại trực tràng
Máu trong phân là tình trạng chảy máu ở một nơi nào đó trong ống tiêu hóa, thường là ống tiêu hóa dưới (đại, trực tràng), đôi khi do ống tiêu hóa trên như thực quản, dạ dày. Người bệnh có thể nhìn thấy máu có màu đỏ tươi, đỏ thẫm, hoặc máu làm cho phân có màu đen, có thể kèm chất nhầy… Tuy nhiên, nếu lượng máu quá ít, chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà thường phát hiện qua xét nghiệm tìm máu trong phân.
Máu trong phân là dấu hiệu của các bệnh đường tiêu hóa sau đây:
Ung thư đại trực tràng: Máu trong phân là dấu hiệu đầu tiên, sớm nhất và phổ biến nhất của ung thư đại trực tràng. Ngoài triệu chứng này, ở giai đoạn tiến triển người bệnh có thể gặp các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, khó chịu dai dẳng ở ổ bụng như co cứng cơ, chướng bụng hoặc đau, cảm giác ruột không rỗng hoàn toàn…
Nứt kẽ hậu môn: Vết nứt này thường gây ra khi đại tiện phân kích thước lớn và cứng, có thể gây đau và chảy máu.
Viêm đại tràng: nhất là trong giai đoạn viêm cấp cũng có thể gây tình trạng chảy máu trong phân khi bạn đi đại tiện
Polyp đại tràng: Polyp là những tế bào lành tính có thể phát triển, gây chảy máu. Một số polyp có khả năng trở thành ung thư nếu không được loại bỏ.
Loét dạ dày, tá tràng: một vết loét trong niêm mạc dạ dày, tá tràng, có thể gây chảy máu. Nhiều trường hợp loét dạ dày tá tràng là do nhiễm một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori).
Xuất huyết đường tiêu hóa: xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa… cũng gây đại tiện ra máu, thường là phân đen với mùi đặc trưng.
Các vấn đề về thực quản: giãn tĩnh mạch thực quản hay các vết xước ở thực quản có gây mất máu nặng.
Khi gặp các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
Hiện nay, chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng miễn phí đang tiếp tục được triển khai tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm và Đông Anh.
Mọi thắc mắc về đăng kí khám sàng lọc ung thư đại trực tràng miễn phí, hoặc sàng lọc các bệnh ung thư khác, liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
286 Thụy Khê, Tây Hồ, Hà Nội
Tổng đài 1900 55 88 96/ Hotline 0904 970 909
Website:
http://benhvienthucuc.vn/km/chuong-trinh-sang-loc-ung-thu-dai-truc-trang-mien-phi/http:/benhvienthucuc.vn/km/chuong-trinh-sang-loc-ung-thu-dai-truc-trang-mien-phi/
Minh Tuấn
" alt=""/>Báo động tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa
1. Lùi xe từ từ để thoát khỏi miệng hốTrong trường hợp nếu xe ô tô sập bánh xuống hố mà vẫn chạm được đáy của hố thì có một cách giải quyết khá đơn giản dành cho các bác tài. Lúc này, các bác tài chỉ cần lựa đánh lái và cho xe lùi lại từ từ thì xe sẽ thoát được khỏi hố.
Nếu như quan sát thấy hố không sâu và bánh xe chỉ cách đáy của hố một chút thì tài xế có thể thử tìm cách chèn các vật cứng như gạch hay gỗ xuống bánh xe. Các vật này sẽ trở thành điểm tì cho bánh xe. Khi đã có điểm tì thích hợp, thử đánh lái và lùi xe từ từ để thoát khỏi hố.
2. Đánh hết lái để bánh xe tì lên miệng hố
Nếu như khi chẳng may xe bị thụt bánh xuống hố mà quan sát thấy miệng hố không quá rộng thì có một cách để thể “lôi” chiếc xe khỏi hố mà không cần sử dụng đến công cụ hỗ trợ.
Cách thực hiện như sau: Tài xế điều khiển vô lăng để đánh hết lái. Khi đánh hết lái, bánh xe sẽ xoay và tì vào được gờ của miệng hố. Miệng hố lúc này trở thành điểm tì để bánh xe có thể lợi dụng để bám vào. Với điểm tì là miệng công, bác tài chỉ cần khởi động và nhấn ga mạnh là bánh xe có thể lăn và thoát khỏi miệng hố.
3. “Giải cứu” xe thụt xuống hố bằng cờ lê
 |
Dùng một chiếc cờ lê nối với một tuýp sắt dài sẽ có công cụ để cứu xe thoát khỏi hố. |
Bằng cách: mở lazang của bánh xe, lắp cờ lê vào các con ốc vít trên bánh xe rồi nối đầu kia của cờ lê với ống tuýp (chọn ống tuýp khi lắp vào cờ lê phải dài hơn bán kính lốp xe). Sau đó, dùng dây cố định cụm cờ lê - ống tuýp vào chấu trên vành lazang. Việc cố định nhằm đảm bảo cụm này không bị xê dịch khi bánh xe di chuyển - Cụm hỗ trợ này sẽ thành điểm tiếp xúc của bánh xe với mặt đường để tác động lực khí bánh xe quay.
Khi chuẩn bị xong các bước, tài xế từ từ nhấn ga. Bánh xe quay khiến cụm hỗ trợ quay theo, tại điểm chạm vào mặt đường cùng với lực quay của bánh xe sẽ giúp đẩy bánh xe lên khỏi hố.
4. Dùng kích để cứu xe khỏi hố
Đa phần khi bánh xe thụt hố dù có cố vào ga thì bánh xe cũng không thể nhúc nhích là do thiếu điểm tì. Nhiều tài xế kinh nghiệm khuyên nên sử dụng kích để giải quyết vấn đề này.
Khi xe thụt hố, tài xế hãy quan sát xem hố sâu như thế nào, bánh còn cách đáy hố bao nhiêu centimet? Sau đó dùng kích nâng thân xe lên cao để kê gạch hoặc vật nâng sao cho xe có thể sử dụng như một điểm tì.
Khi kê xong thì hạ kích và tháo kích; tài xế lên xe khởi động và nhấn ga để bánh di chuyển khỏi miệng hố.
5. Dùng thanh gỗ lớn làm điểm tì
Một cách để cứu chiếc ô tô khỏi miệng hố, đặc biệt là các hố sâu như các ống cống là sử dụng thanh gỗ dài để làm điểm tì cho xe. Cách này chỉ thích hợp áp dụng khi miệng hố không quá rộng.
Tiến hành giải cứu xe bằng cách đặt một đầu thanh gỗ xuống dưới cống. Phần thân của thanh gỗ luồn xuống dưới bánh xe bị mắc kẹt. Một người dùng toàn lực bẩy mạnh thanh gỗ để ghìm thanh gỗ tránh xô lệch khi bánh xe di chuyển qua. Lúc này tài xế khởi động và lái cho xe chạy lùi từ từ qua thanh gỗ kê bên dưới bánh. Với cách này, xe sẽ thoát khỏi hố dễ dàng.
(Theo Báo Nghệ An)

Xe tải phát nổ bốc cháy dữ dội trên đường
Những thùng đựng nguyên liệu butan trên chiếc xe tải đột nhiên phát nổ và bốc cháy, khiến cho chiếc xe cũng bốc cháy đùng đùng trên đường.
" alt=""/>5 mẹo 'cứu' ô tô bị thụt bánh xuống hố