Sau một tuần quen biết, cảm nhận được sự đồng điệu về hoàn cảnh, tâm hồn, ông Đực quyết định ngỏ lời yêu với bà Vĩnh. Ông kể: “Tôi nói với bà ấy rằng: “Thôi thì hai đứa sáp lại, chung sống làm ăn. Hơi đâu mà đợi mà chờ”.
“Bây giờ, nếu ở một mình, nay đây mai đó, sóng lớn mưa to lấy ai chống đỡ. Con cái thì đã dựng vợ, gả chồng hết rồi. Không ai kề cận, nếu nửa đêm đau ốm thì sao…”.
Thấy những lời ấy có lý, cảm nhận được tình cảm của ông Đực dành cho mình, bà Vĩnh gật đầu nghe theo. Bà kể: “Ngày gặp tôi, ông ấy đã có 5 đứa con, một chân có tật, đi đứng phải chống nạng. Cuộc sống cũng bấp bênh, túng thiếu”.
“Nhưng tôi vẫn thương ông và xem những chuyện ấy là điều rất bình thường. Tôi cũng quyết rằng, về với nhau, nếu cuộc sống sau này có nghèo khổ tôi vẫn vui vẻ. Thế là tôi đồng ý về sống với ông ấy”, bà nói thêm.
Nghèo quá, không có tiền tổ chức đám cưới, ông Đực xin cha vợ bỏ qua cho mình phần lễ cưới hỏi. Thương con, cha bà Vĩnh đồng ý.
Được cha vợ cho phép, ông Đực dắt bà Vĩnh xuống chiếc ghe nhỏ, nấu bữa cơm ăn chung. Sau bữa cơm đạm bạc, cả hai xem như đã thành vợ thành chồng, cùng nhau bắt đầu cuộc sống nay đây mai đó trên khắp các mặt sông của miền Tây.
“20 năm chưa biết nhà là gì”
Từ ngày dắt nhau xuống chiếc xuồng xập xệ, đến nay, vợ chồng ông Đực đã có hơn 20 năm phiêu dạt theo con nước. Cả hai chưa bao giờ tính đến chuyện bỏ mặt nước, lên bờ mưu sinh cho đến khi cô con gái của mình đến tuổi đi học.
Bà Vĩnh chia sẻ: “Suốt 20 năm qua, chúng tôi chưa bao giờ biết nhà là gì, cuộc sống cứ trôi theo con nước. Nhưng sau này, khi Diễm My đến tuổi đi học, chúng tôi quyết định neo ghe lại TP.HCM để con có thể đến trường”.
Diễm My là cô con gái duy nhất và là niềm tự hào của vợ chồng ông Đực cho đến lúc này. Về chung sống với nhau hơn 4 năm, ông Đực và bà Vĩnh mới có đứa con chung. Nhắc đến Diễm My, bà Vĩnh lại nhớ đến lần ôm bụng bầu, tát nước vượt sông mua mắm muối.
Lần đó, để có thêm thu nhập, ông bà chèo chiếc ghe nhỏ của mình ra cù lao hoang giăng câu. Sau 3-4 ngày chài lưới, ghe hết gạo lẫn mắm muối. Không còn cách nào khác, cả hai buộc phải chèo ghe vượt sông sang bờ bên kia để đi chợ.
“Ghe nhỏ xíu mà sông thì lớn, sóng đánh mạnh, nước tràn vào, dễ bị chìm lắm. Nhưng thương đứa con trong bụng cần có dinh dưỡng, chúng tôi cố bơi qua bờ bên kia. Lúc đó, ông ấy thì chèo, tôi ngồi tát nước trong ghe ra. Tôi cố sao cho chiếc ghe nổi vì ghe còn nổi là còn đi được”, bà Vĩnh nhớ lại.
Ngày Diễm My ra đời, cuộc sống bà Vĩnh vốn đã khó khăn lại càng thêm thắt ngặt. Ấy vậy mà chưa bao giờ bà bi quan hay có ý định buông tay người chồng nghèo, tật nguyền.
Thay vào đó, bà vẫn tìm thấy niềm vui, hạnh phúc bên chồng và động viên ông vươn lên trong cuộc sống còn nhiều khó khăn. Chiếc ghe cũ nát trở thành mái nhà nhỏ, gia đình ấm cúng của đôi vợ chồng già.
Trong khi đó, ông Đực thương vợ đau ốm, bệnh tật nhưng vẫn cố vun vén cuộc sống cho mình. Ông nói: “Không có bà ấy, ai mua thuốc cho tôi. Ở dưới ghe suốt như thế, không có bà ấy, chắc tôi chết lâu rồi”.
“Cuộc sống khó khăn, tôi cố gắng làm lụng. Tôi làm đến độ không có Tết, không nhớ mình mấy tuổi nên nhiều khi cũng quên bà ấy luôn. Nhưng tôi biết rằng, ngoài bà ấy, không có ai bên cạnh tôi trong tận cùng khó khăn như thế”, ông chia sẻ thêm.
Cuối chương trình, ông Đực bất ngờ tặng quà cho vợ, điều ông chưa bao giờ làm suốt trong thời gian sống cùng nhau. Nhận món quà từ chồng, bà Vĩnh vỡ òa trong hạnh phúc. Niềm vui của bà khiến MC Ngọc Lan và người xem xúc động đến không cầm được nước mắt.
Hà Nguyễn
" alt=""/>Chuyện tình cảm động của vợ chồng 20 năm lênh đênh trên mặt nướcVở nhạc kịch “Đêm hè sau cuối” diễn ra tại sân khấu L’Espace (Hà Nội) vào tháng 10 đã tạo nên cơn “sốt” không nhỏ khi toàn bộ vé của các buổi diễn đều được bán hết. BTC và ekip đã phải công diễn thêm 4 đêm để thỏa mãn sự yêu thích của khán giả, trong đó có đông đảo khán giả trẻ.
Sau khi kết thúc toàn bộ 13 đêm diễn, dự án nhạc kịch HOPE của đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh tiếp tục thực hiện vở thứ 2 mang tên “Góc phố danh vọng”, chính thức khai màn vào tối 7/11. Một lần nữa, khán phòng L’Espace không còn một chỗ trống.
Hình ảnh trong vở diễn "Góc phố danh vọng"
“Góc phố danh vọng” là tác phẩm đầu tay Nguyễn Phi Phi Anh thực hiện tại Việt Nam, ra mắt năm 2012 và được làm lại vào năm 2013. Nội dung vở nhạc kịch là câu chuyện lãng mạn, mang màu sắc cổ tích và đậm chất trào phúng kể về con tuần lộc mũi đỏ Rudolph hóa thành người và đem lòng yêu tha thiết Roxanne - một ca sĩ phòng trà hám danh đang sống chung với anh thợ xây Flint khờ khạo.
Với lần trở lại này, “Góc phố danh vọng” được Nguyễn Phi Phi Anh phủ một hình hài mới từ sân khấu đương đại đến dàn diễn viên, lời thoại... mang đến không khí tươi mới, khác biệt.
Khán giả sẽ gặp lại ba diễn viên chính vào vai Rudolph, Roxanne và Flint – đó là Vũ Đỗ Quang Minh (Top 20 So You Think You Can Dance 2015), Nguyễn Việt Nga, Bùi Minh Quân (Top 3 Vietnam Idol 2015) - những người gắn bó với dự án từ những ngày đầu tiên. Bên cạnh đó là sự góp giọng của nữ ca sĩ Bảo Trâm (Vietnam Idol 2012) cho vai nữ chính Roxanne và Trần Quốc Khánh – thí sinh đội Đàm Vĩnh Hưng trong cuộc thi The Voice 2015.
Vẫn là các ca khúc nước ngoài đình đám của Lady Gaga, Bruno Mars, Britney Spears,… được viết lại lời Việt, “Góc phố danh vọng” tiếp tục đưa khán giả vào một không gian hòa hợp của kịch, âm nhạc, vũ đạo, với 35 diễn viên và 17 nhạc công biểu diễn trực tiếp trên sân khấu.
Khán giả đợi vào xem đêm diễn "Góc phố danh vọng".
Sau đêm diễn mở màn vào tối 7/11, BTC cũng thông báo toàn bộ 2.000 vé của 7 đêm diễn “Góc phố danh vọng” đã được bán hết nhưng vẫn còn rất nhiều khán giả hỏi mua. Một lần nữa, nhạc kịch HOPE của Nguyễn Phi Phi Anh và “đồng bọn” lại làm bùng lên cơn “sốt” vé.
Nhiều khán giả đã xem vở “Đêm hè sau cuối” lại đến xem “Góc phố danh vọng” và để lại những chia sẻ rằng: “Đây là lần đầu tiên tôi được xem nhạc kịch”, “Lần đầu tiên tôi bước vào nhà hát”, “Nhạc kịch thật hấp dẫn và dễ hiểu”, “Đêm Hè thực sự thách thức khả năng phá án”, “Góc phố vô cùng giải trí”, “Học sinh, sinh viên và khán giả bình dân có những ưu đãi riêng để xem nhạc kịch”… cho thấy nhạc kịch đang được khán giả Việt Nam, nhất là giới trẻ đón nhận một cách cởi mở và văn minh.
Theo VOV" alt=""/>Nhạc kịch 'Góc phố danh vọng' gây 'sốt' véKhông chỉ riêng tôi mà hầu hết các ngành nghề khác đều bị ảnh hưởng. Với tôi, mọi thứ bị đảo lộn, công việc bị đình trệ hết. Tôi nhớ ánh đèn sân khấu tới quay quắt. Nhưng dịch bệnh chung của toàn thế giới phải chấp nhận thôi, quan trọng tất cả mọi người phải ý thức phòng bệnh để dịch bệnh sớm được đẩy lùi. Khó khăn tất nhiên rồi nhưng thật tâm, so với nhiều người khác, tôi thấy mình vẫn may mắn. Mọi thứ chi tiêu bớt đi một chút là sống khoẻ.
![]() |
Sau hơn 20 năm làm nghề, Xuân Nghĩa vẫn nỗ lực không ngừng. |
- Mọi năm anh vẫn có sản phẩm phim hài Tết phục vụ khán giả, còn năm nay?
Sự yêu thương của khán giả chính là động lực giúp nghệ sĩ vượt khó, tôi cũng không ngoại lệ. Chính vì thế, dù khó khăn tôi cũng vẫn làm sản phẩm phim hài Tết để đáp lại sự yêu thương của khán giả dành cho mình. Năm nào tôi cũng ra phim hài Tết. Nó như một món ăn quen thuộc của khán giả, thế mà năm nay không có thì tôi áy náy vô cùng.
Hài Tết Tết nội, Tết ngoạicủa tôi sẽ ra mắt vào 18h45 phút ngày 14/1 tới đây trên YouTube Xuân Nghĩa Official. Phim có sự tham gia của danh hài Chiến Thắng, Cường Cá, Lệ Mỹ, hotgirl Khánh Ly... Thực ra câu chuyện không mới, năm nào cũng vậy, đó là chủ đề "đau đầu" của các gia đình có quê xa hay gia đình mà chỉ còn bố hoặc mẹ. Những đứa con cả năm tất bật với công việc thì Tết đến xuân về là lúc gia đình đoàn tụ. Tôi đưa những câu chuyện đầy tính hài hước vào để từ đó truyền đi thông điệp yêu thương. Cha mẹ là cha mẹ chung, chỉ có sự thấu hiểu và cảm thông giữa vợ chồng mới có thể vượt qua được tất cả.
Sau Tết nội, Tết Ngoại, tôi cũng bấm máy quay tiếp phim hài Bá kiến thức tỉnhvà một số bài hát Xuân. Nói thật, nghỉ lâu quá giờ được quay trở lại tôi như có 200% năng lượng để làm việc.
Dàn diễn viên trong Tết nội, Tết ngoại.
- Hai năm nay, tôi thấy anh đã mạnh dạn hơn rất nhiều, cũng "chịu" lên báo để chia sẻ. Phải chăng anh đã cảm nhận được sự thành công nhất định trong nghề nên có cái để "khoe"?
Với tôi, thành công luôn ở phía trước. Tôi là người mê tìm tòi, sáng tạo để tìm cái riêng của mình. Ngoài làm phim hài, tôi sẽ tiếp tục làm video về nghệ thuật dân tộc như hát Văn, Chèo... Đó vẫn là đam mê máu thịt của tôi. Tôi còn phải làm nhiều lắm nên không thể nói là đã thành công.
Đường nghề cũng như đường đời đều có lúc lên đèo xuống dốc, gập ghềnh chông gai. Nhưng tôi chẳng bao giờ nhớ những chông gai cả. Nghề nào cũng có khó khăn, không riêng gì nghề diễn. Tôi nhớ nhất lại là sự yêu thương của khán giả dành cho mình, nhớ tiếng cười, tiếng vỗ tay, nhớ những bức hình chụp yêu thương với khán giả, nhớ những bữa cơm đạm bạc ấm tình của người lính với người lính sau những đêm diễn. Những dư âm đó như một nguồn động lực thúc đầy tình yêu của tôi đối với nghề.
![]() |
Xuân Nghĩa và Xuân Hinh. |
- Nhưng càng ra sản phẩm anh lại càng bị so sánh với người anh Xuân Hinh, cả đời tư cũng vậy, anh có chạnh lòng?
Đã gọi là đời tư thì mỗi người một kiểu. Tôi tin mỗi người sinh ra đều có số mệnh. Ai lập gia đình cũng đều mong muốn hạnh phúc trọn đời. Nhưng không thể đi cùng nhau tới bến cuối của hạnh phúc đó cũng là cái duyên, hết duyên thì không cưỡng được.
Tôi chỉ hay nghe người ta nói tôi bắt chước anh Xuân Hinh thôi. Nhiều tiểu phẩm tôi làm biên kịch, đạo diễn kiêm diễn viên luôn như: Mất vợ vì rượu, Để cho thầy lấy vợngười ta còn đồn là tôi "ăn cắp" của anh Xuân Hinh. Có nhiều người lại bảo tôi ăn cắp lối diễn, giọng nói của anh Xuân Hinh. Điều này là không đúng. Cùng cha mẹ sinh ra, cùng uống nước từ mạch nguồn quê hương Bắc Ninh yêu dấu, cùng được nuôi dưỡng tâm hồn, từ bé đã thẫm đẫm những làn điệu Chèo từ chiếu Chèo Kinh Bắc của những liền anh liền chị nên có thể giống nhau chăng?
Đấy là khán giả so sánh chứ tôi làm sao dám so sánh với anh Xuân Hinh. Anh không những là người anh trong gia đình mà còn là người anh trong nghề, là cột mốc để không chỉ riêng tôi mà nhiều bạn trẻ trong nghề cũng hướng tới. Tôi không chạnh lòng, ngược lại còn hãnh diện vì mình cũng phải diễn được mới có cái so sánh.
- Nhiều người đánh giá Xuân Nghĩa là tài năng của làng hài nhưng vẫn chưa bứt phá tiệm cận với người anh Xuân Hinh. Anh có nghĩ, làm việc trong môi trường quân đội khiến mọi thứ của anh cũng phải tiết chế hơn?
Tôi đang công tác tại Nhà hát Chèo quân đội, hiện tại tôi đang mang quân hàm Trung tá. Đúng là đôi lúc do nhiệm vụ tôi cũng không có nhiều thời gian dành cho việc phát triển cá nhân. Nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy buồn. Bản thân tôi luôn đặt nhiệm vụ chính trị lên hàng đầu. Tôi yêu màu xanh áo lính.
Chưa bằng chị, bằng em là do chưa nỗ lực hết sức thôi(cười). Tôi đang nỗ lực từng ngày để có dấu ấn riêng trên con đường nghệ thuật. Khán giả khen ngợi tôi xin ghi tạc để mỗi ngày cố gắng hơn. Còn bản thân tôi đang thấy mình trong 5 chữ "mỗi ngày một cố gắng". Cứ ra sản phẩm hài làm sao mang được niềm vui, tiếng cười và một chút ý nghĩa cuộc sống tới khán giả là được.
- Cuộc sống hiện tại của anh?
Thì vẫn là lính phòng không nhưng đã có con 9 tuổi(cười).Sống một mình thì cô đơn đấy nhưng những lúc cô đơn tôi dồn hết vào việc viết kịch bản. Nhiều khi cô đơn lại làm việc hiểu quả hơn.
Xuân Nghĩa trong 'Tết nội, Tết ngoại'
Tình Lê
Là em trai của danh hài nổi tiếng Xuân Hinh, bắt đầu sự nghiệp muộn nên Xuân Nghĩa cũng có những khó khăn nhất định khiến anh e dè mỗi khi xuất hiện trên truyền thông.
" alt=""/>Xuân Nghĩa: 'Có người nói tôi ăn cắp của anh Xuân Hinh'