Hai smartphone cao cấp của Nokia gây chú ý được người dùng Việt Nam trong thời gian gần đây là N8 và E7 hiện không được nhiều người dùng Việt “mặn mà”. Nguyên nhân chính do sự chậm đổi mới của hãng điện thoại khổng lồ này.
Thiết kế khô cứng
Có vẻ như khả năng sáng tạo trong thiết kế smartphone của Nokia là có hạn, khi họ thiết kế 2 mẫu N8 và E7 rất khô cứng. Thực tế mà nói, nhìn vào 2 sản phẩm này người dùng sẽ nghĩ là cùng một khuôn mẫu bởi cả hai đều có dạng thanh nhìn chắc chắn nhưng lại rất mau lỗi thời, thêm vào đó việc dùng các đường cong vát ở các góc cạnh cũng tạo cho chiếc máy trở nên xấu xí trong mắt người dùng, khi họ không thể phân biệt đâu là điểm nhấn chính của máy. Điểm ấn tượng duy nhất ở thiết kế 2 smartphone này là việc E7 tạo ra sự khác biệt khi có thêm bàn phím QWERTY trượt.
Cấu hình khiêm tốn
Rất nhiều người dùng thất vọng về cấu hình quá khiêm tốn của 2 sản phẩm smartphone được xem là “khủng” của Nokia này. Nếu như các smartphone cao cấp của HTC, LG, Motorola hay Samsung... hiện nay đều sử dụng bộ vi xử lý 1GHz và Ram 512 trở lên, thậm chí một số mẫu của các hãng này cũng đã sử dụng tới chip lõi kép, thì Nokia vẫn sử dụng bộ xử lý 680 MHz, RAM 256 MB trên cả 2 mẫu máy của mình là N8 và E7. Thực tế mà nói, với hệ điều hành Symbian thì bộ vi xử lý như trên là hoàn toàn có thể đáp ứng được, tuy nhiên ở thời đại công nghệ luôn đổi mới và tốc độ của sản phẩm luôn được người dùng ưu tiên làm tiêu chí để chọn lựa, thì sản phẩm của Nokia có thể nói là khó được nhiều người quan tâm.
Hệ điều hành cũ kỹ
" alt=""/>Điểm yếu từ smartphone cao cấp của NokiaĐưa game ra nước ngoài phát hành trở lại trong nước
Tháng 5/2010, VTC Game cho biết sẽ chính thức phát hành game online thuộc thể loại nhập vai trực tuyến (MMORPG) đồ hoạ 3D là Thần Long Huyết Kiếm tại Việt Nam để phục vụ game thủ. Đây là game online do công ty ChineseGamer (Trung Quốc) phát triển. Tên gốc của game là Trung Hoa Anh Hùng, có nội dung dựa theo bộ truyện Trung Hoa Anh Hùng do hoạ sĩ Mã Vinh Thành (đồng tác giả bộ truyện Phong Vân) phóng tác. Khi VTC mua về đã đổi tên cho phù hợp với thị trường hơn. Game lấy bối cảnh cuộc đời của nhân vật chính “Hoa Anh Hùng” trong cuộc phiêu lưu tại xứ sở Hoa Kỳ nhằm tìm kiếm tên sát nhân phương Tây đã giết hại cả gia đình mình.
Lúc đầu VTC định phát hành Thần Long Huyết Kiếm tại thị trường Việt Nam, nhưng sau đó do có những quy định mới từ các cơ quan quản lý nên VTC đã chuyển hướng. Trên thực tế, khi game online trở thành một vấn đề nóng của xã hội, Bộ TT&TT đã đưa ra các biện pháp tình thế để giải quyết, trong đó có việc ngưng cấp phép cho các game online nước ngoài tại Việt Nam. Một số cơ quan chức năng địa phương như Sở TT&TT TP.HCM cũng lên án mạnh mẽ các hành vi “bạo lực” trong các game online ở Việt Nam và yêu cầu các nhà phát hành phải cắt bỏ chúng. Thần Long Huyết Kiếm là một MMORPG kiếm hiệp nên những chi tiết “bạo lực” xuất hiện trong game hoàn toàn không thể tránh khỏi.
Chính những lý do trên, VTC Game đã tạo ra cho game thủ sự bất ngờ khi quyết định để cho một đơn vị của mình ở nước ngoài (theo đại diện của VTC cho biết là VTC Indonesia) phát hành game Thần Long Huyết Kiếm ngược trở lại thị trường Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu của game thủ. Game đã chính thức bước vào giai đoạn thử nghiệm không hạn chế từ ngày 15/12. Với cách làm này, game hoàn toàn không bị chi phối bởi các quy định về quản lý tại Việt Nam.
" alt=""/>VTC phát hành Thần Long Huyết Kiếm ở nước ngoàiMỗi nơi một giá
Tháo ra lắp vào, đã khởi động cái máy tính xách tay hiệu Sony Vaio đến 4 lần nhưng chiếc thẻ nhớ SD 2Gb có chứa vài chục kiểu ảnh chụp trong chuyến du xuân chùa Bái Đính cùng gia đình người yêu vẫn “ngoan cố” báo lỗi, anh Hoàng - nhân viên kinh doanh một công ty thiết bị văn phòng tại Hà Nội bực mình loay hoay. Đang lúc bí bách, anh gọi điện cho ông bạn thì được mách nước: “Sớt Gú-gồ mà tìm, dịch vụ “cứu nét” thẻ nhớ đầy ra đấy!”
Rất nhanh chóng, chỉ sau ít phút online trên mạng, anh Hoàng đã… hoa mắt vì tìm được hàng loạt địa chỉ nhận “SOS” dữ liệu trong nước. Có thể kể đến những cái tên như recoverdata.com.vn, cuudulieuhdd.com, capcuudulieu.com, 911.com.vn… Ổ cứng của máy bàn cá nhân, laptop, ổ cứng của máy chủ, rồi USB, thẻ nhớ, ổ cứng rời… bị hỏng firmware, ngâm nước, cháy nổ, do “ghost” nhầm, lỡ tay xoá, định dạng… tất tần tật đều nằm trong danh mục “được hỗ trợ” của các công ty nhận cứu dữ liệu. Riêng tại Hà Nội, ở những khu phố có tiếng về máy tính như Lê Thanh Nghị, Tạ Quang Bửu hay Lý Nam Đế, hiện có khá nhiều cửa hàng sửa chữa máy tính nhận làm dịch vụ này.
Như vớ được vàng, anh Hoàng đem theo cả máy ảnh lẫn thẻ nhớ phi luôn xe máy ra phố Lê Thanh Nghị dù lúc đó đã gần trưa. Sau thời gian 20 phút cả chờ đợi lẫn “khám bệnh”, chiếc thẻ nhớ của anh được một cậu nhân viên kỹ thuật của cửa hàng phán gọn: “Thẻ của anh bị lỗi đơn giản, giá khôi phục dữ liệu là 300.000 đồng. Nếu đồng ý, chiều mai anh quay lại lấy!”.
Tuy cũng… giật thót mình vì cảm thấy cái giá dịch vụ hơi “chát”, thế nhưng anh Hoàng nhanh chóng đồng ý ngay lập tức khi nghĩ mình đã “thoát hạn”… bị “mất điểm” ngay trong chuyến du xuân đầu tiên với bố mẹ bạn gái!
Qua trao đổi với phóng viên Báo BĐVN, anh Trần Thanh Sơn, chủ cửa hàng máy tính Sơn Computer tại phố Lê Thanh Nghị (Hà Nội) cho biết, trường hợp như của anh Hoàng kể trên chỉ là bị lỗi nhẹ, dễ xử lý. Bởi với những dữ liệu quan trọng mà ổ cứng bị lỗi nặng như lỗi cơ, ngâm nước, cháy, HDD bị va đập mạnh..., thì các “bác sỹ máy tính” sẽ phải can thiệp sâu vào mâm đĩa ổ cứng, giá dịch vụ vì thế cũng cao hơn, thời gian chờ lấy dữ liệu có khi phải mất đến hàng tuần.
Cũng qua tìm hiểu của phóng viên Báo BĐVN về giá cả của dịch vụ này, hiện nay đang phổ biến cách tính theo hai hình thức: Tính theo dung lượng loại ổ cứng khách hàng mang đến và theo dung lượng dữ liệu thực tế khách hàng muốn nhận lại (đây cũng là cách tính phổ biến nhất hiện nay). Như tại capcuudulieu.com (quận Phú Nhuận, TP.HCM), giá dịch vụ hiện là 300 đồng cho 1MB (hiện nay trên thị trường có giá phổ biến từ 200 – 300 đồng/1MB), nhưng nếu là ổ từ 10GB - 30GB thì tính giá đồng nhất là 1.500.000 đồng (đây là mức giá khá cao, bởi tại nhiều nơi khác giá chỉ dừng lại ở mức 800.000 – 1.000.000 đồng). Trong khi đó, ở địa chỉ khác là cuumaytinh.com (tại phố Tạ Quang Bửu, Hà Nội) thì lại không áp dụng cách tính phí dựa trên dung lượng khách cần lấy mà tính theo dung lượng ổ cứng (theo từng loại 20GB, 40GB, 80GB...).
" alt=""/>Loạn giá dịch vụ “cấp cứu” dữ liệu