Có nhiều khó khăn và thách thức đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo nói chung và đặt ra cho những người lãnh đạo ngành, trực tiếp là Bộ trưởng.
Thách thức rất lớn nằm ở chỗ Đảng, Nhà nước, Chính phủ kỳ vọng và giao phó trách nhiệm cho ngành giáo dục rất lớn. Đây là lĩnh vực liên quan tới con người, tác động tới con người, vì vậy nó khá phức tạp. Hiện nay, công cuộc đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo do Đảng ta chỉ đạo đã triển khai được những bước quan trọng và đã đạt được những thành tựu lớn, quan trọng, tuy nhiên công việc cần làm tiếp rất nhiều.
Tiếp tục sự đổi mới vẫn là một thách thức cho cả ngành giáo dục và cho lãnh đạo ngành nói riêng.
Ngoài ra, hạ tầng cơ sở vật chất cho giáo dục còn rất nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Các chính sách cho giáo dục vẫn còn chồng chéo, có những khó khăn nhất định trong triển khai...
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn |
- Vậy, Bộ trưởng sẽ ưu tiên việc gì đầu tiên sau khi tiếp nhận trọng trách này?
Là người bắt đầu tiếp nhận công việc, đầu tiên tôi phải tiếp nhận và tìm hiểu sâu từng mảng công việc, chưa thể nói được gì cụ thể khi mà công việc chính thức chưa bắt đầu.
Tuy nhiên, tôi sẽ ưu tiên tập trung chỉ đạo một số việc nóng và cấp bách liên quan tới giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non.
- Nhưng Bộ trưởng có nhiều năm là một nhà quản lý ở giáo dục đại học?
Nếu tôi trưởng thành từ môi trường giáo dục phổ thông, mọi người sẽ hỏi tôi không hiểu đại học thì sẽ quản lý ngành ra sao? Tôi nghĩ khó có thể tìm được một chuyên gia am tường tất cả. Vấn đề là tự nhận thấy mình thiếu gì, có chịu học hỏi để hoàn thiện hay không?
Tôi nghĩ bất kỳ ai khi bước vào vị trí mới đều phải học, tôi sẽ học, các thầy cô cũng phải học, quản lý cũng phải học, vấn đề là khi điều hành cần có phương pháp, tư duy khoa học và có một tấm lòng.
- Vấn đề nào của ngành giáo dục khiến ông trăn trở nhất?
Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để củng cố nâng cao vị thế cần có, phải có, nên có của người giáo viên. Nhưng tôi biết đây là việc lớn và rất khó, vì nó vừa là vấn đề của ngành GD-ĐT, của chính nhà giáo, nhưng cũng cần sự ủng hộ từ người dân, phụ huynh và cả về phương diện quy phạm pháp luật; cần các quy định, thể chế, cần gia tăng luật để thực hiện mục tiêu đó.
Giáo viên phải nêu gương trong vấn đề dạy người trong khi vị thế của nhà giáo chưa cao, chưa được bảo vệ thì sẽ khó thực hiện tốt nhiệm vụ dạy người. Giáo dục phải vì con người. Đây là việc tôi sẽ làm.
- Nhiều năm qua, dư luận xã hội luôn cho rằng trẻ em Việt Nam đi học quá vất vả. Ông có giải pháp gì để giảm áp lực, gánh nặng cho học sinh?
Điều quan trọng nhất là trẻ em đi học phải vui, phải hào hứng, thích học. Chúng ta đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, đây là bước đổi mới rất quan trọng, giờ vấn đề là cách triển khai ra sao, việc tổ chức dạy và học thế nào cho phù hợp. Quan trọng là cách làm. Tôi sẽ cho rà soát chương trình để có cơ sở trước khi đưa ra đánh giá và đưa ra giải pháp.
- Ông từng nói, chuyển đổi số giáo dục là một trong những ưu tiên trong nhiệm kỳ này. Ông đã có ý tưởng gì cho việc này chưa?
Chuyển đổi số là công việc lớn và cần làm sớm. Chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục và đào tạo là một bộ phận không tách rời chuyển đổi số quốc gia.
Những năm qua ngành đã có được những kết quả quan trọng trên phương diện xây dựng cơ sở dữ liệu và hạ tầng trang thiết bị kỹ thuật, nhiều việc khác đã có những kết quả bước đầu, thời gian sắp tới cần tiếp tục làm mạnh mẽ hơn trên các phương diện quản trị và các hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Cần kết nối và chia sẻ mạnh hơn các thành tố trong hệ thống giáo dục...
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Thanh Hùng
Với việc kiện toàn 15 nhân sự mới cùng 13 người đương nhiệm, Chính phủ có 28 thành viên gồm: Thủ tướng Phạm Minh Chính, 5 Phó Thủ tướng cùng 22 bộ trưởng, trưởng ngành.
" alt=""/>Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ thực trạng ngành giáo dụcTừ một người đàn ông khoẻ mạnh, là trụ cột nuôi cả nhà, căn bệnh ung thư bất ngờ ập đến khiến sức khoẻ anh Lý suy kiệt. Theo đó, vào khoảng cuối tháng 4, anh cảm thấy tức ngực, sút cân, mệt mỏi, hay ốm vặt, xanh xao.
Do điều kiện khó khăn, anh chưa dám đi khám, chỉ ở nhà dùng thuốc lá kèm kháng sinh. Bẵng đi vài tháng, bệnh tình trở nặng. Ngày 19/8 vừa qua, anh Lý bị khó thở, mặt mày tím tái. Lúc này, vợ anh, chị Nông Thị Thảo (32 tuổi) đưa chồng đến Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn).
Qua quá trình chụp X-quang, bác sĩ phát hiện anh Lý có đám mờ bên phổi phải, chẩn đoán anh có một khối u ở phổi. Anh tiếp tục được chuyển qua Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Tại đây, bác sĩ kết luận anh mắc bệnh ung thư trung thất di căn phổi.
Cuối tháng 8, anh nhập viện Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội). Mặc dù trải qua nhiều đợt truyền hoá chất, sức khoẻ anh có tiến triển, thế nhưng gánh nặng kinh tế lại khiến gia đình anh lâm vào bước đường cùng, anh có nguy cơ buộc phải dừng điều trị.
Vợ con hết khả năng vay mượn
Nhà anh Lý thuộc vào diện hộ nghèo trên địa bàn xã Yên Thịnh (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn). Cho đến hiện tại, vợ chồng anh đã phải đi vay hơn 120 triệu đồng nhằm mục đích chữa bệnh.
Chỉ tính riêng tháng đầu tiên đi viện, chi phí thuốc men, đi lại, xét nghiệm Covid-19, sinh hoạt và viện phí đã "ngốn" hết 35 triệu đồng. Những đợt sau tuy không nhiều bằng nhưng cũng chẳng mấy chốc mà hết sạch số tiền vay được.
Trung bình tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm của anh lên đến hơn 7 triệu đồng/đợt, mỗi đợt kéo dài vài ngày. Cứ truyền xong, anh Lý phải ra viện đến ở nhờ một trường mầm non do các nhà hảo tâm hỗ trợ.
Bên cạnh chi phí điều trị tốn kém, gia cảnh người đàn ông bất hạnh ấy cũng hết sức thương tâm. Hơn 10 năm trước, bố đẻ của anh Lý đã qua đời vì bệnh ung thư gan. Trước đó, người anh trai lên 8 tuổi cũng mất do căn bệnh ung thư máu.
![]() |
Lúc này, anh Lục Thanh Lý đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Hiện ở quê nhà, anh còn chăm sóc người mẹ 68 tuổi mắc bệnh cao huyết áp và sống một mình. Bản thân vợ anh đi làm xa, phải thuê tiền trọ rồi lo trả nợ số tiền vay mượn. Hàng tháng tiền lãi phát sinh rất lớn. Vợ chồng anh còn một con nhỏ mới 6 tuổi. Đồng lương ba cọc ba đồng của chị Thảo chẳng thể nào lo đủ.
Nhắc đến hoàn cảnh anh Lý, ông Ma Đình Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thịnh (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) chia sẻ: “Gia đình anh Lý, chị Thảo có hoàn cảnh rất éo le. Anh Lý vừa bị ung thư mấy tháng nay, thường xuyên đi viện. Vừa qua, chính quyền xã đã rà soát đồng thời đưa hộ gia đình anh Lý vào diện hộ nghèo nhằm được hưởng một số ưu đãi về mặt chính sách. Tôi rất mong các nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ cho gia đình anh ấy”.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: