Trước khi vệ sinh mặt bếp, các chị em nội trợ cần chuẩn bị 1 quả chanh, baking soda, giấm trắng, bình xịt, một vài miếng giẻ khô và 1 chiếc khăn sạch lớn.
Đầu tiên, bạn cắt đôi quả chanh và vắt nước cốt chanh lên khắp bề mặt bếp. Hãy đảm bảo rằng bề mặt bếp lúc này đã nguội hoàn toàn để tránh bị bỏng.
Dùng nửa quả chanh còn lại để đánh bay các vết bẩn. Trong chanh có chất axit citric giúp làm sạch các mảng bám sinh ra trong quá trình nấu ăn. Thêm vào đó mùi hương tự nhiên của chanh cũng rất dễ chịu.
Kế tiếp, bạn rắc một ít baking soda lên bề mặt bếp. Baking soda là một chất tẩy rửa tự nhiên tuyệt vời vì tính kiềm nhẹ, giúp phân huỷ thức ăn đã nấu chín mà không làm mòn bề mặt bếp. Khi kết hợp baking soda và chanh sẽ có một phản ứng hoá học nhỏ nhưng đủ sức để làm mềm các mảng bám trên bề mặt bếp.
Sau đó, bạn lấy giẻ lau và làm ướt bằng nước nóng. Vắt hết nước và đặt giẻ lau còn ấm lên bề mặt bếp. Để yên chiếc khăn trong ít nhất 30 phút. Nếu các mảng bám trên mặt bếp đã lâu ngày thì hãy để thêm thời gian, càng lâu càng tốt.
Sau khoảng thời gian nghỉ, bạn dùng một chiếc khăn ẩm sạch khác và lau nhẹ cho đến khi loại bỏ hết các vết bẩn bám trên mặt bếp. Bạn có thể xả khăn nhiều lần và lặp lại khi lau chùi.
Cuối cùng, bạn dùng giấm trắng cho vào bình xịt và xịt lên mặt bếp. Dùng khăn khô lau sạch cặn bẩn và chùi cho đến khi sáng bóng.
Một lưu ý quan trọng là khi lau chùi bề mặt bếp bằng kính bạn hãy sử dụng khăn mềm để không làm trầy xước. Ngoài ra, không nên sử dụng các hoá chất tẩy rửa quá mạnh vì chúng có thể làm mòn mặt bếp.
Tuy nhiên, điều khiến HLV Kim Sang Sik hài lòng hơn cả nằm ở chỗ, vòng 6 chứng kiến nhiều gương mặt cả mới, cũ vốn chưa nhiều cơ hội thể hiện trong màu áo tuyển Việt Nam dưới thời của ông, cũng có màn thể hiện vô cùng ấn tượng.
Có kể đến Minh Khoa, Việt Cường, Minh Trọng, Văn Xuân… chẳng hạn. Đáng nói, phần lớn các cầu thủ nói trên đều chơi rất ổn kể từ đầu mùa và tới vòng 6 toả sáng rực rỡ, trở thành những gợi ý đối với thuyền trưởng tuyển Việt Nam cho đợt tập trung sắp tới.
... chờ ông Kim Sang Sik thử
Nhìn lại những đợt tập trung của tuyển Việt Nam, có thể nhận thấy ông Kim Sang Sik vẫn chưa “tất tay” với các quyết định về nhân sự.
Phần lớn các cầu thủ ở 3 đợt tập trung đều khá cũ, được gọi thông qua cảm tính nhiều hơn dựa trên phong độ. Quyết định này cũng dễ hiểu, bởi trước đó thuyền trưởng tuyển Việt Nam gần như không có nhiều thời gian theo dõi V-League, nên bắt buộc phải dùng nhóm cựu binh.
Nhưng, với những gì đang diễn ra ở V-League vào lúc này có lẽ HLV Kim Sang Sik bắt đầu cần tính tới những sự bổ sung mới nhằm tạo ra động lực lớn hơn cho tuyển Việt Nam.
Và như từng phân tích, ông thầy người Hàn Quốc cần sự dũng cảm, cởi mở hơn thay vì cố gắng trông chờ vào các cựu binh mà không phải ai cũng còn nhiều động lực, mục tiêu chinh phục.
Nói HLV Kim Sang Sik cần dũng cảm là vì thời gian chuẩn bị cho AFF Cup 2024 thực sự không còn quá nhiều, nên vào lúc này những thay đổi về mặt con người tương đối mạo hiểm.
Tuy nhiên, ông thầy người Hàn Quốc cũng cần nhớ rằng chặng đường vừa qua dưới sự dẫn dắt của mình tuyển Việt Nam vẫn không ổn để giờ làm thêm phép thử nữa cũng là hợp lý.
Tôi giải thích cho con về các biểu hiện của bạo lực và đề nghị con tạm dừng trò chơi đánh trận. Cu cậu hiểu ra và hứa xin lỗi bạn vào ngày hôm sau.
Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì mọi chuyện chỉ dừng lại ở một trò chơi, hậu quả chưa có gì lớn. Tôi càng mừng hơn vì vị phụ huynh kia đã chọn cách nói chuyện để hiểu rõ vấn đề, nếu không, chuyện bé sẽ xé ra to, mọi thứ có thể phức tạp hơn rất nhiều.
Những chuyện bé xé ra to, mâu thuẫn nhỏ - hậu quả lớn đã không còn là chuyện hiếm gặp. Thậm chí, các vụ bạo lực gần đây không chỉ dừng lại ở những nghi kỵ, xô xát giữa bọn trẻ với nhau, mà còn có sự dính líu của người lớn, với xu hướng khiến cho sự việc diễn biến theo chiều hướng xấu đi nhiều. Một người bố ở Quảng Ngãi chặn đường, đánh bạn của con đến nỗi xây xẩm mặt mày, tổn thương nội sọ. Một cặp vợ chồng ở Vĩnh Long xông vào trường tát các học sinh tiểu học để "trả đũa" cho con mình. Bà nội và bố của một nữ sinh lớp 6 ở Tháp Mười còn hành hung cả giáo viên sau khi con/ cháu họ bị cô giáo tát...
Theo số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, trong năm 2023, có 1.600 trường hợp bạo lực học đường xảy ra cả trong và ngoài nhà trường. Trong khi, con số này là 2.624 vụ cho cả 5 năm học trước đó. Bên cạnh thống kê về con số, các chuyên gia nhận định thực trạng bạo lực đang ngày càng phức tạp với sự tham gia của người lớn, đặc biệt là các phụ huynh thiếu kiềm chế.
Vậy làm thế nào để kiềm chế những phụ huynh nóng nảy này?
Tôi vẫn nhớ gương mặt đỏ gay và giọng nói gắt gỏng của chị phụ huynh ấy trong lần đầu đề cập đến chuyện đánh nhau của hai đứa trẻ. Nhưng trong lần gặp tiếp theo, chị cười nói với tôi rằng, thằng bé con chị có vẻ "thỏa mãn" với sự trả đũa thành công. Chị đã nói với con mình: "Bạn ấy đã bị ba trách mắng và sẽ không dám đánh con nữa".
Giải pháp phòng tránh bao giờ cũng ưu việt hơn chống. Trước hết, theo tôi vẫn cần phải nắm rõ tâm lý ức chế, muốn trả đũa của người có con bị đánh. Nếu không thể trực tiếp can dự, bảo vệ con mình trong các vụ bạo lực, tâm lý trả đũa vẫn sẽ tồn tại. Về mặt tự nhiên, ăn miếng trả miếng là tâm lý dễ hiểu và ý chí đó cần được bào mòn dần cho đến khi bị triệt tiêu hoặc không còn đủ lớn để gây ra hậu quả. Trong các vụ bạo lực trẻ con, "thủ phạm" cũng cần được quan tâm không kém gì nạn nhân, để tránh khỏi các vụ trả đũa thậm chí còn khốc liệt hơn. Biện pháp bảo vệ những thành phần có nguy cơ bị tấn công - nạn nhân ban đầu và nạn nhân phát sinh - cũng chính là sự răn đe làm bào mòn ý chí tấn công bạo lực.
Nhưng nếu không kịp ngăn cản phản ứng tiêu cực và những nắm đấm vội vàng của phụ huynh, thì đây là lúc pháp luật cần thể hiện rõ sức mạnh.
Thông thường kẻ mạnh bao giờ cũng có xu hướng lấn át và tấn công người yếu hơn. Do đó, trong mâu thuẫn giữa các trẻ nhỏ, nếu người lớn can thiệp theo chiều hướng bênh vực một bên, người lớn (kẻ mạnh) có xu hướng sẽ tấn công trẻ nhỏ (người yếu hơn). Để bảo vệ bên yếu hơn, cần có những tác động - có thể vô hình - mang tính cảnh báo. Trong trường hợp này, đó là sự nhận biết của người lớn về những trừng phạt rất nghiêm khắc đối với chính bản thân họ - mà "thiệt hại" sẽ lớn hơn rất nhiều so với "lợi ích" bảo vệ con mình bằng bạo lực. Những người lớn hiếu chiến trong các sự việc kể trên thường bị xử lý hình sự với tội danh Cố ý gây thương tíchnhưng ở mức nhẹ: phạt hành chính, cải tạo không giam giữ hoặc tạm giam thời gian ngắn - các mức phạt theo tôi chưa đủ sức răn đe.
Khi viết những dòng này, tôi đọc được tin tức đau lòng về cái chết của một nam sinh lớp 8 ở Hà Nội. Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ ở sân chơi, em bị cậu bé 12 tuổi gọi người nhà (anh trai) ra đánh cho đến mức chấn thương sọ não. Một đứa trẻ phải chấm dứt cuộc đời ở tuổi thiếu niên và một đứa trẻ khác (16 tuổi) cũng sẽ vướng vòng lao lý, đối diện với một tương lai đầy thách thức.
Vụ án đã được khởi tố, điều tra. Hiện chưa rõ có hay không sự tham gia, liên quan của người lớn trong cuộc xô xát giữa những đứa trẻ. Nhưng tôi đã ước, trong khoảnh khắc "cậu bé 12 tuổi về gọi người nhà" đó, nếu người lớn xuất hiện và can thiệp đúng lúc, đúng cách, có thể sẽ không ai chết oan, không đứa trẻ nào bị tù tội.
Trong các vụ bạo lực giữa trẻ em với trẻ em, cha mẹ không thể vô can dù trực tiếp hay gián tiếp. Va chạm giữa con tôi và người bạn nhỏ của nó chỉ xuất phát từ một trận đánh giả. Nhưng nếu thằng nhóc không được chấn chỉnh ngay, rất có thể lớn lên cu cậu sẽ xem những trận đánh mang tính bạo lực là một chuyện bình thường.
Không một đứa trẻ nào nên được nuôi lớn và dung dưỡng bằng tư duy nắm đấm.
Võ Nhật Vinh
" alt=""/>Thay con 'dằn mặt' bạn