
Theo VNG, Đài Bắc được đánh giá là một thành phố hấp dẫn với các nhà phát hành game bởi nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng phát triển và cộng đồng người chơi game rộng lớn. Gia nhập thị trường cạnh tranh khốc liệt như vậy vừa là thách thức vừa là cơ hội để VNGGames tận dụng những nguồn lực bản địa sẵn có nhằm ghi dấu ấn tại thị trường này.
Ông Kelly Wong, Phó Tổng giám đốc mảng Trò chơi trực tuyến của VNG chia sẻ: “Đài Bắc là một địa điểm quan trọng trong chiến lược “go global” của VNGGames. Đây cũng là thị trường trọng điểm của game nhập vai, vốn là một phần cốt lõi trong DNA của VNGGames từ những ngày đầu thành lập”.
“Khai trương văn phòng mới tại Đài Bắc là sự cam kết và đầu tư nghiêm túc của VNGGames đối với thị trường và đội ngũ nhân sự tại đây”, Phó Tổng giám đốc mảng Trò chơi trực tuyến của VNG nói.
Ông Kelly Wong cho biết thêm, một trong những yếu tố then chốt khiến VNGGames lựa chọn Đài Bắc chính là đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến. Họ không chỉ hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh của VNGGames tại Đài Bắc mà còn mở rộng ra các khu vực khác ở châu Á.
Với Đài Bắc, VNGGames đã có dấu ấn đầu tiên khi ra mắt thành công tựa game Gunny Origin năm 2022. Tựa game này sau đó đã đạt vị trí Top 2 trên bảng xếp hạng các game iOS có doanh thu cao nhất tại Đài Loan. Cột mốc này là tiền đề quan trọng để VNGGames thúc đẩy kế hoạch phát triển lâu dài tại Đài Bắc cũng như mở rộng mô hình phát hành game tại thị trường nước ngoài.
“Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là trở thành nhà phát hành game hàng đầu tại thị trường Đài Loan”, ông Chu Cheng Yuan, Giám đốc VNGGames Taipei Studio chia sẻ.
Bên cạnh Đài Loan, VNGGames cũng đã “lấn sân” sang các thị trường Đông Nam Á, châu Mỹ La-tinh và khu vực Trung Đông, đồng thời phát hành thành công 41 tựa game trên thị trường toàn cầu. VNGGames cũng đầu tư nguồn lực cho các game studio chuyên nghiên cứu, tự sản xuất game mobile để phát hành ra thị trường quốc tế.
Hoạt động ứng dụng các nền tảng, hệ thống thông tin dùng chung quan trọng của tỉnh được các sở, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh. Hiện tại, toàn tỉnh có 21/21 sở, ban, ngành cấp tỉnh, 7/8 UBND cấp huyện, 82/151 xã, phường, thị trấn duy trì, cập nhật thường xuyên các thông tin trên trang thông tin điện tử. Điển hình là huyện Tuyên Hóa với 100% xã, thị trấn cập nhật thông tin thường xuyên.
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tiếp tục được khai thác, sử dụng thống nhất tại 21/21 cơ quan thuộc UBND tỉnh, 8/8 UBND cấp huyện và 151/151 UBND cấp xã. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được duy trì, sử dụng tại các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh, huyện, xã và mở rộng ra một số tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp thuộc tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Hầu hết văn bản, hồ sơ công việc của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã được xử lý trên môi trường mạng. Đa số hồ sơ TTHC được số hóa.
Ngành Y tế là một trong những đơn vị triển khai đồng bộ nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác CĐS, xem đó là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao năng lực quản lý, tạo sự thay đổi tích cực trong công tác khám, chữa bệnh (KCB), mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh và nhân viên y tế.
Phó Giám đốc Sở Y tế Đinh Viễn Anh cho hay: Hiện tại, toàn ngành có 176/176 cơ sở KCB triển khai tiếp đón người dân đăng ký vào KCB bảo hiểm y tế (BHYT) bằng thẻ căn cước công dân (CCCD). 8/8 đơn vị y tế đủ điều kiện triển khai cấp giấy khám sức khỏe điện tử. Hiện nay, đã liên thông trên 27.200 giấy khám sức khỏe lái xe, trên 15.800 giấy chứng sinh và một số giấy báo tử lên Cổng giám định BHYT của Bảo hiểm xã hội. Một số đơn vị, như: Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, Bệnh viện đa khoa TP. Đồng Hới triển khai hiệu quả cây máy tự động đón người dân đến KCB BHYT bằng CCCD tích hợp xác thực sinh trắc (sử dụng công nghệ xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt)…
Ngành GD-ĐT cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác CĐS. Ngành có đủ thiết bị hỗ trợ họp, hội nghị trực tuyến; hệ thống máy chủ riêng phục vụ công tác công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, lưu trữ dữ liệu phần mềm số hóa. Hiện tại, hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng, sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm phục vụ quản lý, dạy và học. Các đơn vị đã sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành… 100% hồ sơ, TTHC được số hóa theo quy định, tiếp nhận trực tuyến 100% hồ sơ TTHC. Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành có phương tiện, điều kiện làm việc trên môi trường số…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện CĐS, các ngành, địa phương còn gặp không ít rào cản, vướng mắc. Đối với ngành GD-ĐT, một trong những khó khăn lớn nhất khi thực hiện CĐS là thiếu kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ, nhất là ở các trường học thuộc vùng sâu, vùng xa. Không ít cơ sở giáo dục chưa khai thác, sử dụng hiệu quả các phần mềm được triển khai, trang bị trong toàn ngành. Việc vận hành, quản lý hồ sơ điện tử, như: Sổ điểm, học bạ điện tử gặp nhiều khó khăn...
Hiệu trưởng Trường tiểu học Hải Thành (TP. Đồng Hới) Nguyễn Thị Ánh Nguyệt cho biết: Hiện tại, việc thực hiện học bạ số tại các trường học chưa đồng bộ, còn phải thao tác theo phương pháp thủ công, như: In ra giấy, ký tên, đóng dấu... Trường cũng tăng cường các hoạt động nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu song hoạt động này cũng gặp không ít vướng mắc. Nguyên nhân là do một số phụ huynh chưa tiếp cận với việc giao dịch điện tử thay cho dùng tiền mặt, nhất là những phụ huynh lớn tuổi, phụ huynh có điều kiện kinh tế khó khăn.
Ngành Y tế cũng gặp không ít rào cản khi thực hiện CĐS. “Một bộ phận người dân đến các cơ sở y tế để KCB vẫn sử dụng thẻ BHYT, nhất là ở tuyến xã. Hệ thống CNTT của một số trạm y tế chưa đáp ứng các điều kiện để đọc dữ liệu CCCD gắn chíp, chưa có thiết bị đầu đọc mã QR để tra cứu thông tin KCB BHYT bằng CCCD. Nhiều người dân (chủ yếu là người già, người ở các địa bàn vùng nông thôn) chưa quan tâm đến việc thanh toán viện phí và các khoản thu bằng hình thức chuyển khoản mà vẫn giữ thói quen thanh toán bằng tiền mặt…”, Phó Giám đốc Sở Y tế Đinh Viễn Anh chia sẻ.
Thiếu kinh phí là khó khăn chung của các ngành, địa phương trong tỉnh khi thực hiện CĐS. Do đó, việc xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu, làm giàu, làm mới dữ liệu số chuyên ngành, lĩnh vực chưa đạt được kết quả như mong muốn. Một số dữ liệu thiết yếu chưa hoàn thành số hóa nên chưa triển khai làm sạch, đồng bộ với dữ liệu dân cư để triển khai các tiện ích. Công tác số hóa kết quả giải quyết TTHC tại một số đơn vị, địa phương chưa cao…
Từng bước khắc phục khó khăn, toàn tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, tái cấu trúc quy trình điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, số hóa hồ sơ, kết quả và tái sử dụng dữ liệu TTHC gắn với xác thực dữ liệu về dân cư theo Đề án 06. Mặt khác, rà soát và triển khai hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phát triển dữ liệu số, gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng để xây dựng chính quyền số, dẫn dắt phát triển kinh tế số và xã hội số.
Thực hiện công tác CĐS, nhiều đơn vị có cách làm hay, sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực. Tiêu biểu như các ngành: Lao động-Thương binh-Xã hội, GD-ĐT đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt; ngành Giao thông vận tải triển khai thiết bị giám sát thi cử, sát hạch lái xe tại Trung tâm Sát hạch lái xe thuộc Trường cao đẳng kỹ thuật Công-Nông nghiệp Quảng Bình; Ngành Thuế mở rộng giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; Ngành Công thương đưa vào vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử và phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm tỉnh Quảng Bình… |
Theo NH.V(Báo Quảng Bình)
" alt=""/>Quảng Bình: Chuyển đổi số để phát triển nhanh, bền vữngVẫn lại là nói con dâu xấu xí trong khi con bà thì đẹp trai, là tiểu thư con nhà giàu nên chẳng biết làm cái gì, về nhà chồng mà để mẹ chồng hầu, không bao giờ chịu đụng chân đụng tay vào việc gì, mà có đụng, cũng chỉ hỏng hết. Dù rằng những lời này Mai nghe đều đã quen, nhưng cô vẫn không kìm được dòng nước mắt. Những giọt lệ cứ lã chã rơi xuống trên bồn cầu mà ngày nào mẹ chồng cũng bắt cô phải đánh sạch sẽ tới hai lần mới thôi.
Vốn dĩ từ lúc Mai yêu Hùng, mẹ Hùng đã không đồng ý. Bởi vì ngoại hình hai người chênh lệch nhiều quá. Hùng thì cao lớn trắng trẻo, tuy không hẳn là đẹp trai nhưng trái ngược lại với Mai gầy gò đen đúa và thấp lùn. Mai không xinh, không ai phủ nhận điều đó, nhưng cũng không phải quá xấu đến nỗi không xứng đôi vừa lứa với Hùng, chỉ là vóc dáng hai người chênh lệch thôi. Lại thêm chuyện Mai là gái phố, con của một gia đình khá giả, còn Hùng thì ở quê, con một gia đình nông dân thuần chất.
Bị áp lực, nhiều lần Mai muốn buông tay nhưng Hùng vẫn cứ níu lại, hai người cùng bên nhau qua bao nhiêu sóng gió nên Mai cũng không nỡ rời xa Hùng. Mai biết khó mà tìm được một người đàn ông nào tốt hơn Hùng nữa. Vì quá yêu nên Mai vẫn tin, nếu kết hôn với nhau, Mai nhất định sẽ được Hùng che chở đem đến hạnh phúc.
Mai có thai nên mẹ chồng miễn cưỡng chấp nhận cho cưới. Nhưng đám cưới mà chẳng khác gì mấy so với đám tang, chỉ có chục mâm ngồi nhốn nháo, chỉ có bạn bè của Hùng và họ hàng gần, trẻ con chiếm tới ba mâm ngồi nhốn nháo. Nhà Hùng không thèm mời khách, ngày cưới mẹ Hùng còn không thèm mặc áo dài mà mặc quần áo. Mẹ Hùng coi như đám cưới không tồn tại.
Mai nghĩ, nhất định là có thể dùng chân thành để đổi lấy chân thành, mẹ chồng sẽ yêu quý cô. Cô chăm chỉ làm việc nhà, nấu ăn ngon nhưng làm gì bà cũng không vừa ý. Nấu ít bà không thèm ăn, nấu nhiều bà bảo cơm cúng ma. Đầu óc Mai lúc nào cũng căng như dây đàn. Mang thai nhưng Mai gầy rộc đi, yếu ớt vì tâm trạng không thoải mái. Chỉ có buổi tối lúc Hùng về an ủi, cô mới cảm thấy nguôi ngoai phần nào. Nhưng Mai nhận ra, cho dù Mai có cố gắng thế nào, mẹ Hùng cũng không đón nhận cô.
Đến ngày sinh mà người cô vẫn gầy rộc, hai hốc mắt trũng xuống thâm quầng. Chỉ có chồng và mẹ đẻ có mặt, mẹ Hùng còn bận đi ăn tiệc đầy tháng cháu ngoại, ba ngày sau mới đến, cũng chỉ ngó mặt cháu cái rồi về, không hỏi han gì con dâu, chỉ chê đứa bé là còi cọc.
Ra viện, Mai về nhà mẹ đẻ liền một tháng. Mỗi tuần, Hùng ghé đến một lần. Đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất kể từ khi Mai kết hôn. Bởi vì Mai chỉ cần sống mà không cần phải nơm nớp lo liệu mình có làm gì sai hay không nữa.
Hết tháng, Hùng đón hai mẹ con Mai về nhà nội. Hùng vừa đi vừa che ô cho hai mẹ con Mai, một tay xách túi đồ. Bước vào đến nhà, mẹ chồng đang ngồi trên chõng bảo, gớm, cứ làm như có mỗi mình mình biết sinh con. Vậy là Mai hiểu, nỗi căng thẳng sống chung với mẹ chồng của Mai lại bắt đầu.
Bà vẫn gay gắt với Mai, thậm chí còn gắt nhiều hơn những khi Mai để đứa bé khóc. Tất bật việc nhà, đang dở tay không kịp chạy vào khi nghe tiếng con khóc, Mai cũng bị mẹ chồng mắng. Có khi chạy vào đến nơi để cho con bú, Mai thấy mẹ chồng đang cho cháu mút hộp sữa ông Thọ đặc quánh. Vừa cho cháu mút, vừa dỗ cháu:
- Phải ăn thế này mới mập chứ mẹ mày gầy quắt thì sữa làm gì có chất.
Mai đỡ lấy con, gần như phải giằng thì mẹ chồng mới buông ra. Và tất nhiên lại nói xéo xắt khi bỏ đi. Hùng ban đầu cũng rất kiên nhẫn nghe Mai nói động viên cô, nhưng thời gian gần đây, anh hay mệt mỏi vì chuyện công việc nên gắt gỏng. Mai bắt đầu có những dấu hiệu trầm cảm sau sinh.
Có lúc, Mai bừng tỉnh khi nhận ra mình đang bế con ngay sát bờ giếng sâu. Cô không hiểu tại sao mình lại bế con đứng ở đó.
Triệu chứng của Mai càng lúc càng nặng. Mẹ chồng vẫn càng lúc càng cay nghiệt. Hai vợ chồng thì mâu thuẫn. Hùng không còn nghe Mai nói hay dỗ dành Mai nữa, anh xẵng giọng:
- Em xem lại xem, em cũng phải thế nào thì mẹ mới thế chứ.
Mai càng thấy cay đắng. Có đêm, Mai bừng tỉnh thấy mình đang đứng trong bếp, bế đứa bé trên tay, một tay khác cầm con dao làm bếp. Cô hoảng sợ quăng con dao xuống, không biết tại sao mình lại ở đây và đang định làm gì. Mai cứ day dứt mãi, nếu mình không kịp bừng tỉnh thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Mai trằn trọc đến sáng. Đợi Hùng ngủ dậy, Mai nói với Hùng ra sống riêng. Chuyện này Mai đã nói nhiều lần, nhưng Hùng cứ chần chừ chưa quyết, nói cần tiết kiệm thêm tiền. Mai ra tối hậu thư, ngay ngày hôm nay Hùng phải trả lời, nếu không Mai sẽ bế con đi. Hùng gắt:
- Em muốn làm gì thì em làm. Anh mệt mỏi lắm rồi!
Nói rồi, Hùng bỏ đi. Mai nghĩ, nếu cứ tiếp tục như vậy thì Mai sẽ hóa điên và Mai sẽ mất con vì làm điều dại dột mất. Ngay ngày hôm đó, Mai xếp dọn đồ đạc và bế con đi về nhà ngoại. Trước khi đi, Mai còn để lại lá đơn ly hôn kí sẵn.
Mai tiếc nuối người chồng tốt của mình nhưng Mai không còn chịu đựng nổi mẹ chồng nữa. Nếu Hùng không thể lựa chọn, cô sẽ giúp Hùng lựa chọn. Cô phải giải cứu cho chính mình trước đã. Dù có làm mẹ đơn thân khổ cực thế nào, Mai cũng không thể tiếp tục cuộc sống như thế này.
1 tuần sau đêm 'đổi gió' đó chúng tôi không nói chuyện với nhau cho tới đêm qua anh trở về trong tình trạng say mèm quỳ xuống chân tôi xin lỗi.
" alt=""/>Tâm sự của nàng dâu bỏ chồng tốt vì không chịu nổi mẹ chồng