Thờ ơ khi thấy có game mới ra
Rõ ràng người chơi game luôn cảm thấy hào hứng mỗi khi nghe tin có một MMO "khủng" nào đó mới được tiết lộ, hoặc nếu chúng sắp về Việt Nam thì còn đáng chú ý hơn nữa. Đây là đều hết sức bình thường và nó cũng thường tạo nên các topic tranh cãi, bàn luận trên diễn đàn về sự hay dở của sản phẩm mới.
Tuy nhiên nếu như bạn cảm thấy bình thường mỗi khi đọc các tin tức như vậy hoặc chỉ chú tâm đọc vài chục giây rồi quên luôn thì chắc chắn nhiệt huyết với trò chơi trực tuyến đã giảm đi phần nào. Thông thường triệu chứng trên hay gặp ở một số gamer chơi qua quá nhiều game nên họ bắt đầu bão hòa.
Cài game xong "để đấy"
Đây cũng là hiện tượng mà không hiếm gamer gặp phải, họ thường cảm thấy hào hứng mỗi khi định chơi một MMO nào đó, cất công lên website đăng ký tài khoản rồi download về máy, mày mò cài đặt nhưng sau đó... cứ để đấy mà không hề động vào.
Nếu so sánh với triệu chứng đầu tiên thì động thái này còn "nguy hiểm" hơn vì nó cho thấy rõ "tâm sinh lý" của bạn không còn mặn mà với GO, việc cố download về máy chỉ là niềm đam mê còn sót lại và đánh lừa cảm giác rằng mình vẫn còn thích game. Dĩ nhiên, cũng có khả năng vì bận việc hoặc trùng với kỳ thi mà cài xong không có thời gian động đến, trường hợp ấy không được kể tới ở đây.
Lên level 10~20 rồi uninstall
Đối với MMO, level 10 tới 20 chỉ đánh dấu bước đầu tiên của một người chơi và ngày nay nhiều tựa game còn có chế độ bảo vệ nhân vật ảo thuộc cấp độ này. Nói chung nếu chưa vượt quá level 20 thì rất khó để có thể biết được ngay một trò chơi là hay hay dở mà chỉ cảm nhận mơ hồ được mà thôi.
Chính vì thế, nếu như chỉ mới vượt qua cấp độ 10 rồi cảm thấy chán ngán, uninstall rồi cài ngay một MMO khác thì nó thể hiện rằng bạn không còn "sức bền" vốn có của một game thủ thực thụ. Nhiều người hay lý luận rằng vì thấy không hay nên họ bỏ chơi, nhưng mầm mống của việc "hết tuổi cày game" đã bắt đầu nhen nhóm rồi.
Chán tham gia bang hội, party
Yếu tố cộng đồng là điều sống còn đối với một game online, game nào không sở hữu cộng đồng thì sớm muộn cũng "die", còn đối với người chơi GO thì việc tham gia bang hội, party đánh quái là điều gần như không thể thiếu giúp giữ chân họ.
Nhưng sẽ tới một lúc mà bạn không còn mặn mà chuyện vào guild hay bang hội nào nữa, thậm chí cả party cũng lười và hầu hết chỉ đi đánh một mình, đây cũng là triệu chứng rõ ràng cho thấy thế giới ảo không còn giữ vị trí quan trọng trong tâm trí và sớm muộn bạn cũng bỏ game đó mà thôi. Dĩ nhiên ở đây không kể tới các trường hợp có sở thích chơi game đơn độc.
Bật máy tính mà không mảy may nghĩ tới game
Đối với bất kỳ game thủ nào, thời kỳ "hoàng kim" của họ luôn gắn với hiện tượng "bật máy là muốn click vào chơi game". Thậm chí nhiều người còn phải cố tình cất PC sang một phòng khác để mình tập trung vào ôn thi vì lo khó chống nổi cám dỗ.
Vì thế, nếu sau một thời gian cảm thấy thờ ơ với tin tức game, chán cày kéo và thậm chí không mảy may nghĩ tới nó mỗi khi nhấn nút power bật máy (tất nhiên là trong lúc rảnh rỗi, không bận công việc) thì đã đến lúc để bạn nghĩ tới vấn đề "tuổi tác" của mình rồi đấy.
Nhìn người khác chơi game mà cảm thấy "mệt"
Đây có lẽ là ngưỡng cuối cùng cho thấy rằng một người hết thời chơi game, họ có thể vẫn yêu game nhưng khi nhìn thấy người khác chơi là cảm thấy nản hoặc thấy... mệt. Triệu chứng nghe qua có vẻ buồn cười nhưng chắc chắn không ít tín đồ ảo từng phải trải qua.
Nếu đã đến mức này thì gần như 100% là bạn đã đi qua thời "cày kéo" và muốn níu giữ cũng không được. Nói chung đối với bất kỳ gamer nào, tình yêu game của họ cũng khó mất đi, thế nhưng yêu game và chơi game là 2 phạm trù khác nhau hoàn toàn, đó chẳng phải là điều đáng lo hay đáng buồn vì nó là quy luật của cuộc sống, nếu bạn không gặp phải thì mới là "có vấn đề".
Theo GameK
" alt=""/>Những dấu hiệu quen thuộc nhận biết bạn là 'bô lão' đã chán gameNhưng tôi phải nói thẳng với bạn: đó là loại so sánh mang tính chất "lừa phỉnh". Các con số được đặt ra khiến bạn lầm tưởng rằng bạn đang biết rất rõ smartphone nào mạnh hơn smartphone nào. Thực tế thì không đơn giản như vậy.
Trên tất cả, cái sai lớn nhất khi đem so sánh cấu hình của iPhone và các mẫu điện thoại Android nằm ở chỗ các phép so sánh này bỏ qua vai trò của hệ điều hành. Bất kỳ một ai từng đọc qua các cuốn sách dạng "máy vi tính căn bản" có lẽ đều biết rằng hệ điều hành (và các driver) là tầng phần mềm duy nhất được truy cập trực tiếp vào phần cứng. Tất cả các tầng ứng dụng/dịch vụ đều phải đi qua hệ điều hành: không có chuyện ứng dụng Word của bạn gọi thẳng đến bàn phím hay máy in.
Trên di động, với các loại ứng dụng khác, nguyên tắc này giữ nguyên. Nói cách khác, khi bạn bỏ qua vai trò của hệ điều hành khi so sánh hiệu năng, bạn đã bỏ qua phần cốt lõi nhất đối với trải nghiệm ứng dụng của người dùng.
Trong cuộc chiến cốt lõi này, Android buộc phải thua cuộc. Bởi Android là hệ điều hành dành cho đủ loại phần cứng. Nhiều loại phần cứng có nghĩa rằng Android phải mang nhiều lớp trừu tượng (abstract) hơn iOS; mỗi phần cứng của Android cũng không thể có mức độ tối ưu như iPhone và iPad.
Nội tại cách hoạt động của các linh kiện cũng không đơn giản.
Hãy nói về RAM trước tiên. Càng nhiều RAM thì càng lưu được nhiều vào bộ nhớ đệm, điều đó là chính xác. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng thông số RAM là thứ duy nhất quyết định đến tốc độ tải app từ bộ nhớ lên màn hình chính. Load app từ ổ cứng/bộ nhớ trong lên RAM, từ RAM vào các bộ nhớ đệm và vào register của CPU thực chất là các quá trình cực kỳ phức tạp do các kỹ sư cấp cao thiết kế. Tôi dám chắc với bạn rằng phần lớn các nhà phát triển iOS hay Android đều không đủ hiểu biết về quá trình này (dù thực tế là họ không nên biết).
Chưa kể, chẳng nhà sản xuất nào hé lộ tốc độ chip flash trên sản phẩm của họ cả. Bạn hiểu RAM là bộ nhớ "đệm" chứ?
Chuyện những con chip cũng vậy. Nếu cùng là CPU Intel, cùng chạy Windows thì trong phần lớn các trường hợp, nhân càng nhiều, xung càng cao sẽ đem lại hiệu năng mạnh mẽ hơn nữa. Song, CPU không phải là một bộ phận đơn giản – nếu đơn giản thì ngành chip đã không bị gọi là ngành công nghiệp khắc nghiệt nhất thế giới. Có lẽ 90% người dùng chưa từng nghe tới khái niệm "register", cũng hiểu cơ chế hoạt động của cache, chẳng phân tích được sự khác biệt giữa 32bit và 64-bit, cũng chẳng lý giải được vai trò của kích cỡ die đối với hiệu năng chip.
Nhưng các nhà sản xuất, các công ty marketing thì gói gọn toàn mọi thứ vào những con số đứng trước GHz và GB.
Những người có hiểu biết về kỹ thuật phần mềm đều sẽ hiểu rằng họ không cần quan tâm đến những cơ chế phức tạp của phần cứng. Đối với những gì mà Apple hay Google + Samsung/HTC/Xiaomi... mang lại cho họ, họ chỉ có cách duy nhất là... chấp nhận sự thật và đảm bảo cho phần việc của họ được tốt nhất. Họ chỉ có thể biết và chấp nhận rằng hiệu năng nhân đơn của iPhone cao hơn Galaxy, rằng Galaxy có nhiều nhân hơn iPhone. Tất cả những gì họ có thể làm là tối ưu tốt nhất, kiểm thử kỹ lưỡng nhất cho các ứng dụng mà họ viết trên cái nền được Apple và Google cung cấp.
Apple hiểu rất rõ điều này, bởi vậy họ chọn hướng đi có lợi nhất cho các nhà phát triển. Cái lợi đầu tiên nằm ở số lượng tùy chọn phần cứng giới hạn để đảm bảo tối ưu hệ điều hành và giảm test matrix (quy định khối lượng kiểm thử) cho ứng dụng. Lợi ích thứ hai nằm ở nhân đơn: với ứng dụng dành cho người dùng cuối, hiệu năng nhân đơn quan trọng hơn hiệu năng đa nhân. Người lập trình các ứng dụng dành cho người dùng cuối không nên bận tâm về chuyện phân luồng hay đặt ưu tiên luồng – chúng rối rắm và rất dễ gây ra lỗi.
Còn nếu bạn có bận tâm về chuyện phân luồng: Objective-C quản lý luồng tốt hơn hẳn Java trên Android.
Đến năm nay thì Apple đột ngột tăng số nhân cho CPU và cũng tự thâu tóm phần thiết kế GPU về riêng mình. Apple có lý do rất thực tế để làm như vậy: iOS 11 đi kèm với nền tảng Core ML phục vụ trực tiếp cho ứng dụng trên thiết bị và ARKit cho phép tạo ra nền tảng thực tại hỗ trợ phổ biến, tiện dụng nhất thế giới. Đây là các lĩnh vực điện toán cá nhân đầu tiên thực sự đòi hỏi xử lý nhiều nhân: với các loại AI truyền thống, người làm phần mềm hiểu bộ não nên đặt ở đám mây chứ không nên "nhét" vào điện thoại làm gì cả.
Không dừng lại ở đó, Apple còn tiến một bước rất xa trong xử lý chip: cho phép kích hoạt một số lượng nhân bất kỳ thay vì đi theo big.LITTLE của ARM, vốn chỉ kích hoạt chỉ 1 trong 2 bộ nhân (thực tế, các nhà sản xuất Android lại thường... ăn gian với big.LITTLE khi phát hiện có benchmark).
Khi Apple làm vậy, Android đã chẳng còn chút lợi thế nào cả. Benchmark Geekbench rò rỉ cho thấy hiệu năng nhân đơn của A11 Bionic cao... gấp đôi Snapdragon 835 trên Galaxy S8. Hiệu năng đa nhân của A11 Bionic cũng đã vượt mặt Snapdragon 835 tới 2000 điểm. Sự áp đảo này hiển nhiên do cả phần cứng và phần mềm tạo ra, nhưng các nhà phát triển đơn giản sẽ hiểu rằng ứng dụng Android không thể bì với ứng dụng iOS về hiệu năng được.
Và lên đến tầng trải nghiệm cuối cùng và quan trọng nhất – trải nghiệm người dùng, ứng dụng iOS luôn vượt mặt ứng dụng Android về tốc độ tải. Đây là loại "sức mạnh" duy nhất mà bạn và tôi có thể cảm nhận được. Việc tranh cãi về chip, về RAM trong khi chúng ta không thực sự hiểu rõ ràng về chúng; việc đưa ra những lời biện hộ là hoàn toàn vô nghĩa.
Người làm kỹ thuật hiểu rằng mình sẽ chỉ lo việc của mình chứ không lo đến module, hàm... đã đóng gói của người khác. Người dùng công nghệ bởi vậy cũng không nên so sánh bất cứ thứ gì khác ngoại trừ chính tốc độ/chất lượng trải nghiệm mà họ nhận được.
Bởi so sánh cấu hình để gán với tốc độ trải nghiệm thật giữa iOS và Android là một phép so sánh sai lầm. Chúng góp phần tạo ra một bộ mặt không trung thực và xấu xí cho ngành hi-tech: thay vì tập trung vào những yếu tố có thể thực sự cải thiện chất lượng người dùng (ví dụ như cải thiện code, nghiên cứu thêm phần cứng/phần mềm...) thì nhà sản xuất lại tìm cách để tăng vài trăm MHz hay nhồi nhét thêm vài nhân vào CPU để "tỏ ra" vượt trội trước mắt người dùng.
Sự chênh lệnh về giá của 2 dòng chip tầm trung và tầm thấp, giữa thanh RAM 2GB và 4GB chắc chắn là không đến 30 USD. Đầu tư vào tối ưu sản phẩm thì khác: vài triệu đến vài tỷ USD, chưa kể các vấn đề quản lý, vấn đề con người... Hãy ngưng bị "lóa mắt" bởi các bảng cấu hình. Hãy dẹp ngay chúng đi và đi đến cửa hàng để tự tay thử nghiệm chiếc điện thoại trong mơ của bạn.
Theo GenK
" alt=""/>Hãy dẹp ngay các bảng so sánh cấu hình điện thoại khác với iPhone X vì nó không có giá trị thực tếTổng thống Mỹ cảnh báo Google, Facebook, Twitter
"Những gì Google, Facebook và cả Twitter đang làm, họ nên thận trọng và cũng không nên làm như vậy với mọi người", ông Trump nói tại Nhà Trắng.
Ông Trump nói rằng, Google đã "lợi dụng rất nhiều người", kể cả Twitter và Facebook cũng vậy. "Tôi nghĩ đó là vấn đề rất nghiêm trọng".
Trong khi Google lên tiếng cho rằng cáo buộc của ông Trump là không đúng, thì Facebook và Twitter đều từ chối đưa ra bình luận.
Apple gửi thư mời sự kiện ra mắt iPhone mới
Theo CNET, thư mời của Apple, sự kiện ra mắt iPhone mới sẽ diễn ra vào ngày 12/9 tại Nhà hát Steve Jobs tại trụ sở Apple Park ở Cupertino, California.
Ra mắt iPhone mới của Apple luôn được coi là sự kiện công nghệ có tầm ảnh hưởng đến thị trường smartphone lớn nhất trong năm.
Thư mời năm nay sử dụng tông màu chủ đạo là đen, ở chính giữa là vòng tròn màu vàng đồng cùng dòng chữ Gather Round (vòng tròn hội tụ).
Theo các tin đồn, Apple sẽ ra mắt 3 phiên bản iPhone mới năm nay: iPhone XS sử dụng màn hình OLED 5,8 inch, iPhone X Plus với màn hình OLED 6,5 inch và iPhone 9 giá rẻ màn hình 6,1 inch LCD.
Facebook sắp bị Đức 'xử'
Cơ quan giám sát chống độc quyền của Đức dự kiến sẽ thực hiện các bước đầu tiên trong cuộc điều tra chống lại Facebook.
Cuộc điều tra đang được theo dõi chặt chẽ ở châu Âu trong bối cảnh lo ngại về rò rỉ dữ liệu của hàng chục triệu người dùng Facebook, cũng như việc sử dụng các quảng cáo mục tiêu bởi các thế lực nước ngoài gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ.
Người đứng đầu Cơ quan Cạnh tranh liên bang Đức (FCO), Andreas Mundt, hy vọng có thể thực hiện "bước đầu tiên" trong năm nay trong cuộc điều tra chống lại Facebook.
3 tập đoàn lớn nhất Trung Quốc 'từ chối' tiền ảo
Ba tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc - Baidu, Alibaba và Tencent - đang nhanh chóng thực hiện các lệnh cấm mới của chính quyền Bắc Kinh về các giao dịch tiền ảo.
Baidu cho biết đã đóng các trang web cung cấp những dịch vụ liên quan đến giao dịch tiền ảo. Còn Tencent và Alibaba ra thông báo sẽ bẻ khóa bất kỳ giao dịch nào liên quan đến tiền ảo trên các dịch vụ thanh toán di động của mình như Wechat hay Alipay.
Động thái của Baidu, Alibaba và Tencent xuất hiện trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh ngày càng kiểm soát chặt chẽ các giao dịch tài chính liên quan đến tiền ảo và quỹ tín dụng đen.
Facebook triển khai nền tảng xem video trực tuyến
Mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook ngày 29/8 thông báo đang triển khai nền tảng xem video trực tuyến Watch trên toàn cầu.
Facebook ra mắt nền tảng Watch trong bối cảnh người dùng đang thay đổi thói quen từ việc xem ti vi truyền thống sang các ứng dụng trên mạng trong đó Netflix và Hulu, YouTube...
Facebook Watch, bao gồm nhiều video phong phú, từ phim tài liệu tới sự kiện thể thao trực tiếp, mang lại lợi nhuận thông qua quảng cáo. Facebook đang nghiên cứu để đảm bảo tăng doanh thu cho các nhà sáng tạo nội dung.
Hải Nguyên - Đinh Tuấn
" alt=""/>Công nghệ thứ 7: Tổng thống Mỹ cảnh báo Google và Facebook, đã có ngày ra mắt iPhone X 2018