- Rèn luyện kỹ năng sống để tạo lập được thói quen tốt không hề đơn giản đối với mỗi bạn nhỏ bởi nó cần tới sự tập luyện thường xuyên và kiên trì.
- Rèn luyện kỹ năng sống để tạo lập được thói quen tốt không hề đơn giản đối với mỗi bạn nhỏ bởi nó cần tới sự tập luyện thường xuyên và kiên trì.
Dữ liệu của người dùng có thể dễ dàng bị thu thập một cách âm thầm. Ảnh: New Straits Times.
”Vì các ứng dụng có thể quét vị trí của người dùng liên tục, nó có thể thu thập dữ liệu về lịch trình hoặc nghiêm trọng hơn là thông tin cá nhân của họ.”
Tên của người dùng không được cung cấp trong dữ liệu được thu thập, tuy nhiên với một lượng thông tin vừa đủ thì kẻ xấu có thể xác định bạn là ai. "Điều đáng nói ở đây là những thông tin này có thể bị bán cho bên thứ ba mà người dùng không hề hay biết” Jukapelto cho biết thêm. “Với lượng thông tin được cập nhật mỗi ngày, các nhà phát hành có thể bán cho bất cứ ai, thu về lợi nhuận.”
Để tắt tính năng này, người dùng vào Settings > Connectionshoặc Privacy > Location và bấm tắt , lúc này không ứng dụng nào có thể truy cập vào thông tin vị trí của họ.
![]() |
Người dùng có thể tắt quyền truy cập vị trí của các ứng dụng không đáng tin cậy. Ảnh: Lifewire. |
Trong một số trường hợp bạn vẫn muốn vài ứng dụng có thể truy cập vào thông tin vị trí của bản thân thì có thể tùy chỉnh riêng quyền truy cập cho chúng. Một số tùy chọn về quyền truy cập thường thấy như “Luôn luôn cho phép”, “Từ chối” hay “Chỉ cấp phép trong lúc ứng dụng được bật”.
Khi bạn dùng các ứng dụng bản đồ như Google Maps, bạn có thể đặt quyền truy cập là “Chỉ cấp phép trong lúc ứng dụng được bật” để ứng dụng có thể hoạt động khi cần và sẽ không nhận được thông tin vị trí của bạn khi chúng bị tắt đi.
Tắt đi cài đặt vị trí luôn là một cách đơn giản và hiệu quả trong việc bảo vệ thông tin cá nhân cũng như tiết kiệm pin điện thoại của người dùng.
Theo Zing/She Finds
Ứng dụng Facebook sẽ hiển thị một hộp thoại với người dùng iPhone và iPad để đề nghị họ đồng ý cho phép Facebook thu thập thông tin về thiết bị nhằm hiển thị nội dung quảng cáo phù hợp cho người dùng.
" alt=""/>Bạn nên tắt ngay tính năng này trên điện thoại AndroidCậuem học lớp bốn ao ước, ngày mai lạnh hơn nữa để được... nghỉ ở nhà chămmẹ ốm. Đêm đó, con gái ôm gối sang gõ phòng mẹ đòi nằm cùng.
Đilàm về, mẹ chỉ mới khẽ húng hắng ho, đầu thấy hơi âm ấm. Nhưng rồi vẫnlao vào bếp nấu nướng dọn dẹp, giã sẵn một tô gừng già để bố và cả nhàngâm chân đặng ngủ cho ngon giấc. Như thông lệ, thế thôi…
Ngàyđầu trở lạnh. Nồi riêu cá bốc hơi nghi ngút khiến cô chị và cậu em liêntay đưa bát. Bố phải về sớm hơn thường nhật vì hoãn trận quần vợt buổichiều, nên suốt bữa ăn chỉ thở vắn than dài, lẩm bẩm kêu mong sao trờinhanh hết rét, "chứ lạnh thế này, anh em khó đi giao lưu".
Theo một số nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu thì không hẳn là như vậy. Mặc dù lời khen rất tốt cho trẻ, nhưng nếu chúng ta khen ngợi mọi thứ mà trẻ làm, thì lời khen có thể sẽ mất đi tác dụng của nó hoặc sẽ tạo ra những đứa trẻ chỉ thích khen.
Thay vì liên tục khen ngợi học sinh, giáo viên nên nhận xét chi tiết hoặc nói về những tiến bộ cụ thể của trẻ, khuyến khích trẻ lần sau cố gắng hơn.
Nghiên cứu
Vẫn có định kiến là những đứa trẻ có lòng tự trọng cao sẽ hạnh phúc hơn, học tập tốt hơn và sau này sẽ sống tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu lại không đồng ý với quan điểm này – Marshall Duke, nhà tâm lý học lâm sàng, nhà nghiên cứu và Charles Howard Chandler, giáo sư tâm lý học ở ĐH Emory cho hay.
Xác định thế mạnh của trẻ và phát triển những điểm mạnh này mới giúp trẻ hình thành sự tự tin, hơn là cứ liên tục khen ngợi – Duke nói. Khen ngợi cũng sẽ không có tác dụng nếu như lời khen nào cũng giống nhau. Ví dụ như, nếu tất cả học sinh trong lớp đều được khen vẽ đẹp, trong khi các em đều biết có một số bạn vẽ đẹp hơn hẳn, thì lúc này lời khen mất đi ý nghĩa.
“Những nhận xét trung thực có tác dụng về lâu về dài hơn lời khen sáo rỗng” – Duke khẳng định.
Người lớn thường có thói quen không nói cho trẻ biết mình sai. Điều đó sẽ không giúp trẻ đối mặt với nghịch cảnh khi chúng lớn lên. “Đó là cách mà thế giới hoạt động” – Duke nói thêm.
Cân bằng
Cần khen trẻ chọn lọc hơn và cụ thể hơn không phải là một ý kiến mới mẻ, tuy nhiên nó bắt đầu vượt qua quan điểm cũ là khen càng nhiều càng tốt – theo Benjamin Mardel – nhà nghiên cứu của Project Zero thuộc ĐH Harvard.
“Trẻ có thể nhận ra những lời khen sáo rỗng và giả tạo. Chúng có thể học được nhiều hơn từ những nhận xét cụ thể. Khen ngợi phải dựa trên cái gì đó có thật” – ông Mardel nói.
“Niềm vui và sự hứng thú trong học tập có thể cùng tồn tại với một vài căng thẳng và lo lắng. Đó cũng là một phần của học tập” – ông nói.
Giáo viên có thể giúp trẻ hình thành lòng tự trọng bằng cách tạo không khí lớp học thoải mái, an toàn và các em có thể giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. “Điều đó quan trọng hơn là việc giáo viên khen các em những gì”.
Trẻ nghiện lời khen
![]() |
J.D. Hawkins – tư vấn viên ở Trường Trung học thử nghiệm thuộc ĐH Bang Illinois, đồng thời là chủ tịch Hiệp hội Tự trọng quốc gia đồng ý rằng tạo không khí để trẻ cảm thấy an toàn là một yếu tố quan trọng để trẻ nuôi dưỡng lòng tự trọng.
“Tôi không tin bạn có thể cho ai đó lòng tự trọng, nhưng bạn có thể tạo ra môi trường để phẩm chất đó phát triển” – ông Hawkins nói.
Mặc dù khen ngợi không giúp hình thành lòng tự trọng, nhưng tư vấn viên này cũng cho rằng: “Giá trị bản thân của trẻ dựa trên những gì người khác nói, và đó không phải là thứ tự trọng lành mạnh. Trẻ không thể làm được gì nếu chúng không được khen ngợi”.
Khen thận trọng
Dù vậy không phải ai cũng đồng ý với quan điểm nên khen ít hơn thì tốt hơn. Barry Lubetkin – chuyên gia tâm lý, giám đốc Viện Trị liệu hành vi (New York) thì nói rằng nếu được lựa chọn, ông sẽ luôn chọn thà khen nhiều còn hơn.
“Tôi lo ngại rằng người ta sẽ thấy sự thay thế cho khen ngợi là không khen nữa” – ông Lubetkin chia sẻ với tờ Education World. “Tôi có những bệnh nhân nói rằng họ không được khen khi còn nhỏ. Nếu tôi phải phạm sai lầm, tôi thà chọn sai lầm vì khen quá lời còn hơn là không khen”.
Ông Lubetkin thừa nhận rằng có thể khen quá nhiều sẽ làm trẻ chán ngấy và ít chuẩn bị cho những khắc nghiệt của cuộc sống sau này, nhưng trong một số trường hợp, phụ huynh có thể khen có lựa chọn.
“Nếu một đứa trẻ đã rất cố gắng phần từ vựng và mang về nhà một điểm A thì khen ngợi là thích hợp và chỉ ra rằng trẻ nhận được điểm A là nhờ học tập chăm chỉ. Nhưng nếu đứa trẻ đó bình thường đã làm tốt ở phần từ vựng rồi thì cũng không cần phải khen ngợi nữa”.
Đội trưởng đội cổ vũ
Bất chấp ý kiến của một số nhà nghiên cứu, Lori Palmer – người đang dạy giáo dục đặc biệt ở Trường Tiểu học Jacob Gunther (New York) cho rằng cô nhìn thấy những kết quả tích cực từ việc khen ngợi các em hằng ngày.
“Ngày nào tôi cũng giống như một đội trưởng đội cổ vũ” – cô Palmer chia sẻ. “Lời khen luôn giúp chúng tiếp tục làm tốt. Khi trẻ nghe thấy những câu như “Con thật tuyệt”, “làm tốt lắm”, “con thật thông minh”, điều đó rất có ý nghĩa với trẻ. Trẻ biết là mình được khen vì ít nhất mình đã cố gắng”.
Cô Palmer cho rằng có thể những lời khen đó không cần thiết ở một lớp học bình thường, nhưng lại rất cần cho giáo dục đặc biệt. Cô vẫn tin rằng khen ngợi là tốt cho trẻ.