Nhà máy này sẽ sản xuất máy tính lượng tử có thể triển khai trực tiếp tại các trung tâm dữ liệu của khách hàng. Công ty cũng thông báo sẽ mở rộng nhà máy ở Seattle, biến nơi này thành trung tâm dữ liệu lượng tử thứ hai của công ty, cung cấp quyền truy cập đám mây vào các hệ thống lượng tử của IonQ.
Nhà máy cũng sẽ là nơi ở của các nhóm nghiên cứu và phát triển, bao gồm các nhóm tập trung vào thế hệ tiếp theo của hệ thống lượng tử IonQ Forte Enterprise và IonQ Tempo.
Peter Chapman, Giám đốc điều hành của IonQ cho biết: “Cơ sở ở Seattle thể hiện cam kết của IonQ trong việc phát triển điện toán lượng tử tiên tiến và đưa máy tính lượng tử đến tay khách hàng. IonQ không chỉ xây dựng một nhà máy sản xuất, mà đang đầu tư thu hút nhân tài đến Seattle và cung cấp cho các tổ chức trong cộng đồng khả năng đổi mới lượng tử”.
Tại lễ khai trương nhà máy của IonQ, Thượng nghị sĩ bang Washington Maria Cantwell - một người ủng hộ các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ - đã ca ngợi dự án của IonQ, khẳng định: “Năng lượng lượng tử có thể giúp chúng ta tạo ra các loại thuốc mới và chống lại bệnh tật, tăng tốc các giải pháp thay thế năng lượng sạch và cải thiện sản xuất thực phẩm”.
Nhà máy sản xuất máy tính lượng tử mới được kỳ vọng sẽ đưa Seattle trở thành trung tâm sản xuất và đổi mới công nghệ tại Mỹ. IonQ hiện đang hợp tác với các tập đoàn toàn cầu như Hyundai, Airbus và GE Research để ứng dụng điện toán lượng tử giải quyết các vấn đề phức tạp trong hoạt động kinh doanh.
(theo OL)
" alt=""/>IonQ khai trương nhà máy sản xuất máy tính lượng tử đầu tiên tại MỹTuy nhiên Curry, người mới chỉ 20 tuổi và là đại diện của nhóm hacker, chia sẻ một khi Apple xử lý và thưởng cho tất cả các lỗi mà nhóm báo cáo, tổng số tiền thanh toán của họ có thể vượt quá 500.000 USD (tương đương 11,6 tỷ VNĐ).
Từ việc tìm ra lỗi trên hệ thống của Apple, các nhóm hacker có thể dễ dàng kiếm được hàng trăm ngàn USD theo một chương trình đặc biệt.
"Trước đây, tôi chưa từng làm việc trên chương trình tiền thưởng lỗi của Apple nên tôi không thực sự biết mình sẽ mong đợi điều gì", Curry chia sẻ trên blog cá nhân. "Nhưng rồi tôi quyết định tại sao không thử vận may của mình và xem những gì tôi có thể tìm thấy".
Nghĩ là làm, Curry tập trung nhóm của mình gồm 4 thành viên khác, và bắt đầu tiến hành "hack" vào hệ thống của Apple dù chưa nắm rõ về các khoản thanh toán, cũng như cách thức chương trình hoạt động.
Trong vòng 4 tháng, nhóm hacker giấu tên đã phát hiện ra một loạt điểm yếu trên hệ thống bảo mật của Apple với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Sau khi tìm ra lỗi, họ nhanh chóng gửi thông tin cho Apple và chờ đợi phản hồi.
Theo chia sẻ, những lỗ hổng này đa phần sẽ tạo kẽ hở cho những kẻ tấn công xâm nhập vào các ứng dụng không chỉ của khách hàng, mà cả các nhân viên của Apple.
Chúng cũng có thể khởi chạy một loại mã độc có khả năng tự động chiếm tài khoản iCloud của nạn nhân, truy cập các công cụ quản lý và các tài nguyên nhạy cảm hoặc lấy mã nguồn nội bộ các dự án của Apple.
Việc nhận được báo cáo sớm từ tổ chức hacker giúp Apple đã nhanh chóng nắm bắt và giải quyết phần lớn các lỗ hổng, với một số trường hợp chỉ mất vài tiếng đồng hồ.
Trước đó, Apple thậm chí đã chế tạo hẳn một chiếc iPhone đặc biệt có tên là thiết bị nghiên cứu an toàn (SRD), với chức năng can thiệp sâu hơn vào hệ thống mã nguồn, giúp các hacker thỏa sức tìm kiếm lỗ hổng trên hệ điều hành iOS.
Ngoài ra, hacker nằm trong chương trình hợp tác của Apple cũng được phép truy cập vào các tài liệu nâng cao, cũng như tham gia vào diễn đàn chuyên dụng để kết nối với các kỹ sư của Apple.
(Theo Dân Trí, BI)
Apple Arcade đường đường chính chính xuất hiện trên App Store song các dịch vụ tương tự của Microsoft và Google thì không.
" alt=""/>Apple trả gần 7 tỷ đồng cho một nhóm hacker để tìm lỗi