Ngày 25/9, 5 ngày trước khi kết thúc thời hạn thẩm định các bộ sách giáo khoa (30/9), Bộ GD-ĐT có công văn trả lời ý kiến của PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào về kết quả thẩm định sách giáo khoa do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên. Sáng 30/9, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào, cán bộ đại diện Trung tâm Công nghệ giáo dục sau khi ông nhận được phản hồi của Bộ GD-ĐT về kiến nghị của mình.Ông có ý kiến gì trước phản hồi của Bộ GD-ĐT về kiến nghị việc bộ sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại bị loại?
Tôi đã đọc kỹ câu trả lời của Bộ GD-ĐT và cảm thấy vẫn chưa thỏa đáng. Câu trả lời ấy mới chỉ nhắc lại các thông tư, nghị quyết mà chưa chạm đến 4 vấn đề chúng tôi đã nêu. Do vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị lên Chính phủ về vấn đề này.
Tôi thấy buồn bởi như thế thì không thỏa đáng và không còn hy vọng. Trong khi đây là tâm huyết của các thế hệ Trung tâm Công nghệ giáo dục và cả các địa phương, giáo viên.
Nhưng đây là vì giáo dục. Đừng tưởng lớp 1 là đơn giản mà thực tế lại khó nhất trong dạy học, thậm chí khó hơn cả đào tạo tiến sĩ.
Tôi nghĩ trong trường hợp điều chỉnh Thông tư dễ hơn là sửa sách. Bởi sách phải qua 40 năm, gần cả cuộc đời, giờ nói sửa theo ý của người khác đâu có dễ.
Nếu theo quan điểm của Hội đồng thẩm định thì gọi là nhiều bộ sách nhưng thực chất chỉ là một, bởi tất cả vẫn theo một cái khung đó.
 |
PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào, cán bộ đại diện Trung tâm Công nghệ giáo dục, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Anh Minh. |
Ví dụ, sách Tiếng Việt, Hội đồng thẩm định đánh giá một số bài đọc dài. Nhưng có thể với học sinh này thấy dài thì chỉ đọc nửa bài nhưng học sinh khác đọc hết bài vẫn còn thừa thời gian. Như vậy có sự phân hóa, đáp ứng khả năng và điều kiện của mỗi học sinh để phát triển.
Hay trước đây người ta cứ bắt bẻ tại sao sách dùng là “bể” mà không phải là “biển”. Trong khi “bể” hay “biển” thì trong từ điển đều có cả chứ có sao đâu.
Hay là người ta bảo là học sinh chưa hiểu cao nhưng có phải cái gì cũng có thể và cần hiểu hết nghĩa ngay đâu. Bây giờ có nhiều thuật ngữ y học hay 4.0 chúng ta có biết đâu, nhưng phải chấp nhận tìm hiểu dần dần và hiểu biết hơn.
Việc sách khó hay dễ ra sao phải hỏi trẻ chứ? Bây giờ thời đại 4.0 hay 3G, 4G tôi chịu mặc dù là tiến sĩ khoa học. Nhưng trẻ con thì học được, nhập cuộc ngay được.
Tôi đi hết những vùng khó khăn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ,… thấy học sinh dân tộc đều học sách này được cả. Và rồi đều đọc thông viết thạo, không tái mù chữ.
Bộ ít nhất phải có những đối thoại, tìm hiểu và coi trọng thực tiễn hơn các thông tư. Nhưng dường như Bộ đang “vô cảm” trước thực tiễn.
Chúng tôi thường xuyên đi khảo sát các trường học và nhận thấy, hơn 930.000 học sinh đang theo học Công nghệ giáo dục đều hạnh phúc vì chúng học đến đâu chắc đến đó, không tái mù chữ, đầu ra hơn quy định của Bộ; còn phụ huynh đều yên tâm vì “học sinh là trung tâm”, “đi học là hạnh phúc”.
Không đồng tình với những đánh giá của Hội đồng thẩm định, vậy ông nghĩ bộ SGK này cần phải được thẩm định theo những tiêu chí khác?
Đúng vậy! Nhưng tôi nói thì sẽ không khách quan nữa. Nhà Ngôn ngữ học là GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã từng nói: “Sách của GS Đại nên được thẩm định theo cách khác”. Có nghĩa là, không nên đòi hỏi tất cả bộ sách giáo khoa đều phải được biên soạn giống nhau đến từng nội dung, chi tiết. Nếu thẩm định theo cách như vậy, những bộ sách được thông qua của một môn học sẽ trở thành những biến thể của một bộ sách.
Đánh giá một cách khách quan, ông cho rằng bộ sách này còn những điểm hạn chế gì, và nếu có cần phải chỉnh sửa, hoàn thiện như thế nào?
Bộ sách này trước đó đã được nhiều hội đồng đánh giá. Năm 1990, Hội đồng quốc gia đã nghiệm thu đánh giá và đề nghị Bộ GD-ĐT cho triển khai ở những nơi có điều kiện. Đến năm 1994, Đề án Chuyển giao công nghệ giáo dục cũng đã được đánh giá và hoàn thiện đến lớp 3. Năm 2017, 2018 Bộ đã thành lập Hội đồng quốc gia để thẩm định khi dư luận dấy lên những luồng ý kiến trái chiều, sau đó Bộ cũng đã công nhận cho triển khai.
Những hội đồng trước đều đồng ý cho triển khai, nhưng đến hội đồng lần này lại 100% bỏ phiếu “Không đạt”. Tôi không hiểu được điều đó.
Về mặt thực tiến mọi người đều đón nhận. Điều đó đủ để thấy sức sống của bộ sách này như thế nào.
Theo tôi không có gì tròn trĩnh 100%, nhưng về mặt khoa học bộ sách này đã đánh giá nhiều lần, cũng đã kiểm chứng trong thực tiễn và được nghiệm thu.
Bộ sách đã ra đời khá lâu, nếu không sửa đổi để phù hợp theo chương trình mới, liệu có bị “cũ” khi áp dụng cho những năm tới?
Bộ sách này chưa bao giờ là cũ cả. Bây giờ người ta vẫn nói theo GS Hồ Ngọc Đại là “học sinh là trung tâm” –điều mà trước đây vào những năm 80 từng bị phản đối dữ dội. Hay câu nói “đi học là hạnh phúc”, “mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui” giờ cũng đã thành khẩu hiệu trong các trường.
Rồi đến việc học 2 buổi/ngày, giáo dục toàn diện, đưa ngoại ngữ vào từ tiểu học,… Tất cả đều đi từ Trường Thực nghiệm.
Theo tôi quan trọng nhất vẫn là triết lý, quan điểm giáo dục, mục tiêu giáo dục. Như vậy bộ sách này là phù hợp, không hề cũ.
Tôi còn nhớ, thời tôi là Vụ trưởng, từ một chương trình một bộ SGK cuối cùng đi tới 4 bộ SGK, nhưng đều thống nhất được mục tiêu và đầu ra do lúc đó có thi tốt nghiệp tiểu học.
Nếu là tác giả của bộ sách, ông có muốn sửa để hoàn thiện sách hơn không?
Sửa chữa không phải là chuyện đơn giản. Sửa một chi tiết cũng có thể đụng chạm đến cả một hệ thống. Đó là chưa kể, bộ sách đã được rồi tại sao phải đập đi xây lại?
Tôi lấy ví dụ, người ta kêu nhiều bài trong sách Công nghệ giáo dục “dài quá, khó quá”, nhưng họ không biết được nhiều học sinh vẫn đọc được dễ dàng. Có khi đọc hết rồi chúng vẫn còn “thòm thèm”. Trong cùng thời gian ấy, có học sinh chỉ đọc được một nửa bài. Điều đó cũng không sao cả.
Cũng như trong việc ăn có người ăn nhanh, ăn chậm thì việc đọc cũng có sự phân hóa như thế. Nhưng chương trình cũng không bắt buộc học sinh phải đọc hết toàn bộ cả một bài dài.
Có ý kiến cho rằng một trong những hạn chế của bộ sách Công nghệ giáo dục là phụ huynh không thể học cùng và theo diễn tiến việc học của con do không cùng chương trình học?
Phụ huynh ai cũng dạy được con mình thì cần gì sinh ra nhà trường và đội ngũ giáo viên làm gì. Còn nếu nói về việc buổi tối về học cùng con thì khác, bởi tới đây khi học 2 buổi/ngày rồi thì về nhà học sinh sẽ không cần học nữa.
Quan điểm khác nhau mà thôi, những triết lý và đường lối của GS Hồ Ngọc Đại phù hợp với quan điểm đổi mới toàn diện giáo dục.
Bộ sách không vi phạm gì về đường lối quan điểm chính trị và khoa học giáo dục, do đó theo tôi không nên áp những tiêu chí cứng nhắc mà nên để cho thị trường quyết định, nếu nó kém hoặc không phù hợp thì cuộc sống sẽ tự đào thải.
Trường hợp vẫn không được chấp nhận, ông cũng như các cán bộ trung tâm đã nghĩ tới số phận của bộ sách sẽ ra sao?
Có thể đời Bộ trưởng này không dùng nhưng Bộ trưởng sau sẽ dùng đến nó. Bởi đây là thành tựu của giáo dục Việt Nam và những người đã từng được tiếp cận, sử dụng nó nhìn nhận.
Anh Minh – Thúy Nga

Bộ Giáo dục: “GS Hồ Ngọc Đại có thể đề nghị thẩm định lại sách”
- Bộ GD-ĐT vừa có văn bản trả lời PGS. TSKH Nguyễn Kế Hào, người đại diện cho Trung tâm Công nghệ Giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam về việc Hội đồng thẩm định SGK "loại" bộ sách Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.
" alt=""/>'Điều chỉnh thông tư dễ hơn sửa sách Công nghệ Giáo dục'
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk - bà H' Yim Kdoh đã ký văn bản trả lời khiếu nại tố cáo của bà Nguyễn Thị Hoa Anh, giáo viên Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh.Cho là không đúng quy định khi bị điều chuyển từ Trường Tiểu học Võ Thị Sáu về Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh, 2 tháng trước, bà Hoa Anh đã quỳ trước cổng ủy ban tỉnh Đắk Lắk đưa đơn khiếu nại.
UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định, chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột không giải quyết khiếu nại (lần đầu) của bà Hoa Anh là đúng quy định của Luật Khiếu nại.
 |
Cô Nguyễn Thị Hoa Anh, quỳ gối trước cổng UBND tỉnh Đắk Lắk (Ảnh: Cắt từ clip) |
Bà Hoa Anh cho rằng lý do "Điều chuyên giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu" là không đúng sự thật.
Trên thực tế điều kiện xem xét điều động đối với bà Hoa Anh là "vi phạm dạy thêm, học thêm".
Theo bà, chính quyền quy kết mình vi phạm dạy thêm, học thêm là thiếu căn cứ, văn bản của Ủy ban tỉnh Đắk Lắk nêu rõ: Qua rà soát hồ sơ thì biên bản kiểm tra việc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường do Đoàn kiểm tra P. Tân Thành (TP.HCM Buôn Mê Thuột) lập ngày 26/6/2017 có ghi: "tại thời điểm kiểm tra tại địa chỉ 28 Bế Văn Đàn, bà Nguyễn Thị Hoa Anh đang tổ chức dạy thêm đối với 15 em học sinh lớp 5 không có giấy phép dạy thêm, học thêm. Đại diện Đoàn kiểm tra yêu cầu bà Hoa Anh chấm dứt hoạt động dạy thêm trái quy định trên kể từ thời điểm lập biên bản này".
Biên bản giám sát ngày 26/6/2017 của HĐND P. Tân Thành cũng ghi " Qua kiểm tra đoàn phát hiện có 1 cơ sở đang tổ chức dạy thêm, học thêm tại địa chỉ số 28 Bế Văn Đàn thuộc Tổ dân phố 1 cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh, giáo viên trường tiểu học Võ Thị Sáu đang dạy môn toán cho 15 học sinh lớp 5 không có giấy phép. Đoàn đã đề nghị UBND phường xử lý theo quy định".
Trong khi đó, ngày 23/12/2016, bà Hoa Anh đã đăng ký, cam kết không dạy thêm, học thêm với Trường Tiểu học Võ Thị Sáu như: "Tận dụng thời gian học 02 buổi/ngày (hoặc tăng buổi) do nhà trường tổ chức để giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm ở nhà riêng hoặc thuê nơi khác làm điểm dạy thêm trái với quy định. Không tổ chức hay tham gia dạy thêm bất kỳ hình thức nào. Khi được nhà trường phân công phụ đạo hoặc bồi dưỡng học sinh tại trường tôi sẽ chấp hành và thực hiện có hiệu quả cao. Trường hợp tối vi phạm, tôi sẽ chấp hành các hình thức kỷ luật theo quy định như: Kiểm điểm cá nhân, chấp hành chuyến công tác về trường vùng ven, trường vùng khó khăn của thành phố Buôn Ma Thuột giảng dạy và đồng thời chấp hành các mức kỷ luật theo quy định".
Trong bản kiểm điểm ngày 11/8/2017 của bà Hoa Anh có ghi: "Vào ngày 26/6/2017, Đoàn kiểm tra dạy thêm, học thêm của phường Tân Thành có đến kiểm tra nhà tôi tại số 28 Bế Văn Đàn, thuộc địa bàn phường Tân Thành. Lúc đó tôi có trông coi và bồi dưỡng thêm kiến thức cho một số con cháu trong gia đình và con em hàng xóm. Họ có nhờ tôi trong các em giúp vì trong thời gian nghỉ hè không có ai trông con em họ để họ yên tâm đi làm. Đoàn kiểm tra lập biên bản và nhắc nhở tôi. Tôi biết mình đã làm sai quy định nên tôi viết bản kiểm điểm này xin nhận khuyết điểm trước Phòng Giáo dục, Ban giám hiệu tập thể sư phạm nhà trường".
Tới ngày 11/8/2017, khi Phòng GD-ĐT thành phố cùng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu tổ chức cuộc họp kiểm điểm về vị phạm quy định dạy thêm, học thêm, bà Hoa Anh cũng thừa nhận (ghi trong biên bản): "Mong được các cấp lãnh đạo xem xét, giúp đỡ tôi khắc phục khó khăn, tôi đã nhận rõ khuyết điểm và hứa sữa chữa".
Chủ trì cuộc họp đã kết luận bà Hoa Anh đã vi phạm quy định về quản lý dạy thêm, học thêm theo quy định của ngành và UBND thành phố. Căn cứ mức độ vi phạm, Phòng GD-DT tham mưu UBND thành phố xử lý theo quy định.
UBND Tỉnh Đắk Lắk khẳng định chính quyền phường Tân Thành có một thiếu sót như trước khi ký biên như không xác minh bà Hoa Anh có thu tiền dạy thêm học sinh không dẫn tới kết luận thiếu chặt chẽ.
UBND tỉnh này cũng thừa nhận việc quyết định điều chuyển bà Hoa Anh của TP Buôn Ma Thuột có thiếu sót, không thống nhất nhưng đúng thẩm quyền. Do vậy, bà Hoa Anh phải tuân thủ quyết định.
Đối với sai sót của TP. Buôn Ma Thuột, chủ tịch UBND tỉnh sẽ có văn bản chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan để kịp thời sửa chữa, khắc phục, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Lê Huyền

Tâm sự cô giáo quỳ đưa đơn khiếu nại ở Đắk Lắk
Cô Hoa Anh chia sẻ, hành động quỳ đưa đơn khiếu nại với mong muốn được đối thoại, được nói hết tất cả những nguyện vọng, những tổn thương phải chịu đựng.
" alt=""/>Cô giáo quỳ gối trước Ủy ban tỉnh Đắk Lắk bị điều chuyển do vi phạm dạy thêm học thêm