Virus u nhú ở người (HPV) là nhiễm trùng lây truyền đường tình dục (STI) rất phổ biến. Có hơn 200 chủng HPV, trong đó khoảng 40 chủng có thể gây mụn cóc sinh dục hoặc ung thư ở người.
Có hai nhóm HPV chính gồm nguy cơ cao và nguy cơ thấp. HPV nguy cơ thấp ít khi gây ung thư cổ tử cung. Trong khi đó, các chủng HPV nguy cơ cao nhiều khả năng phát triển thành ung thư cổ tử cung theo thời gian, nhất là khi nhiễm virus dai dẳng.
Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp nhiễm HPV đều dẫn đến ung thư. Hầu hết người nhiễm HPV sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, ước tính 10% số người nhiễm HPV sẽ phát triển HPV dai dẳng, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.
Chlamydia
Chlamydia là một dạng STI phổ biến khác có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Vi khuẩn chlamydia có thể gây viêm ở cổ tử cung và phát triển các tế bào bất thường.
Hầu hết người mắc chlamydia không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Theo nghiên cứu được trích dẫn bởi CDC Mỹ, chỉ khoảng 10% nam giới và 5-30% phụ nữ có triệu chứng khi nhiễm STI này. Thời gian ủ bệnh có thể mất vài tuần.
Ở phụ nữ, các triệu chứng của bệnh chlamydia có thể bao gồm dịch tiết từ cổ tử cung, dễ chảy máu đi tiểu thường xuyên hoặc đau khi tiểu. Trường hợp chlamydia lây lan đến tử cung và ống dẫn trứng có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (PID). Bệnh này cũng có thể không gây triệu chứng nhưng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
HIV
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng và mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung. Người nhiễm HIV cũng có nhiều khả năng mắc HPV dai dẳng, có thể phát triển ung thư cổ tử cung theo thời gian.
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung bao gồm:
Hút thuốc: Người hút thuốc có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn người không hút thuốc.
Tiền sử gia đình: Người có mẹ, chị em ruột bị ung thư cổ tử cung có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn.
Tránh thai thời gian dài: Phụ nữ uống thuốc tránh thai 5 năm trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nguy cơ này giảm sau khi ngừng sử dụng thuốc.
Mấy hôm nay, thấy con để ý đến quần áo và chịu khó trang điểm nhẹ nhàng mỗi ngày, mẹ mừng lắm.
Nhớ lại thời mẹ bằng tuổi con, hễ cứ soi gương hoặc để ý đến ngoại hình của mình là bị ông bà mắng: “Suốt ngày ngắm vuốt để đi theo trai à?”. Hình như đến thời điểm này, ở Việt Nam vẫn nhiều ông bố bà mẹ sợ con gái đẹp hoặc chịu khó làm đẹp thì nhiều con trai theo, sao nhãng học hành vì bị dụ dỗ, sa ngã.
Theo mẹ nghĩ, hai điều này chẳng liên quan gì đến nhau. Mình là con gái, luôn phải đẹp nhất trong khả năng có thể. Hãy học cách trang điểm và ăn mặc sao cho nâng được những điểm đẹp của mình và giấu bớt các khiếm khuyết.
Hồi xưa, khi đã “thoát” sự kiểm soát của ông bà, mẹ cũng “điệu” lắm. Mẹ luôn để ý đến việc mặc và trang điểm sao cho phù hợp. Bây giờ, U60 rồi mẹ mới bỏ thói quen trang điểm hàng ngày.
![]() |
Ảnh minh họa |
Thời xưa, mẹ được dạy là phải đoan trang, hiền hậu, đảm đang. Thời xưa, mẹ "bị" dạy là không được chơi hoặc quen với nhiều con trai, sẽ bị coi là "lẳng lơ".
Vì vậy, hễ cứ "chập vào" ai lần đầu, thì dại dột nghĩ người đó là tình yêu vĩnh cửu của mình. Mình phải có trách nhiệm hy sinh cho họ. Nhưng cái dại dột nhất của thế hệ mẹ là luôn nhầm lẫn giữa lòng "thương hại" và tình yêu thật sự.
Khi con và người xung quanh thấy con đẹp, con sẽ tự tin hơn rất nhiều. Con cũng sẽ thu hút ánh mắt và sự để ý của nhiều chàng trai hơn. Vì nhiều người để ý, con sẽ có cơ hội lựa chọn người tốt và hợp với mình nhất.
Thật tuyệt vời nếu ta biết một cô gái có trí tuệ cao kết hợp với trái tim nhân hậu nóng bỏng, bên trong một vẻ đẹp mặn mà duyên dáng. Mẹ tin, những cô gái đó sẽ làm được biết bao điều có ích cho xã hội.
Khi yêu thì trái tim làm chủ và con cứ yêu đi, theo sự rung động của trái tim. Hãy quen biết với nhiều người, chứ đừng bao giờ tự giới hạn mình trong những khuôn khổ bó buộc.
Nhưng nếu đã hứa hẹn yêu ai, thì trong một lúc chỉ yêu một người. Con hãy thẳng thắn và dũng cảm nói ra nếu mình không thích hoặc không yêu người đó nữa. Đừng cố chịu đựng những điều làm mình khó chịu, căng thẳng, chỉ vì hai chữ “hy sinh vì tình yêu”.
![]() |
Chị Trần Bích Hà |
Trong tình yêu, cả hai bên phải cố gắng chấp nhận nhau, chứ không bao giờ có hạnh phúc khi chỉ là sự chịu đựng và hy sinh từ một phía.
Khi con quyết định chung sống với người nào, thì đó là quyết định lớn trong đời cần sự tỉnh táo của bộ óc. Lúc đó, hãy để nhịp đập trái tim tạm sang một bên và tính toán kỹ lưỡng về những gì con và người đó giống nhau và khác nhau.
Để sống với nhau lâu dài một cách hạnh phúc, sự tương đồng về nền tảng, các quan niệm đạo đức và thói quen cũng như cá tính là cực kỳ quan trọng. Con không thay đổi được ai cả, đừng hy vọng viển vông về điều đó. Người đó cũng không thay đổi được con.
Chỉ có sự tương đồng, hoặc chấp nhận nhau một cách tự nguyện và thoải mái mới làm cho hai người sống cùng nhau cảm thấy hạnh phúc.
Nhiều người vẫn cứ ảo tưởng: hai người giống nhau thì ít khi hấp dẫn được nhau, nhưng thực ra nếu sống chung, họ sẽ có cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Hai người cá tính ngược nhau, thì rất dễ “thu hút” nhau, vì người ta thường tìm đến với những gì mình thiếu, và khi thiếu thì khao khát. Nhưng để sống với nhau sẽ "hơi khó" đấy.
Mẹ chỉ mong con luôn vui vẻ và hạnh phúc. Dù có ai bên cạnh hay không, hãy cứ tự tạo cho mình niềm vui và hạnh phúc. Đừng hy vọng ai đó đem hạnh phúc đến cho mình, chỉ có con tự lựa chọn và tạo ra hạnh phúc cho bản thân mà thôi.