Theo ông Đức khi tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 1, thành phố đã có 9 biện pháp tăng cường an toàn, chống dịch Covid-19. Cụ thể:
1. Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 của thành phố tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chỉ đạo của UBND TP.HCM tại Chỉ thị số 07/CT-UBND và các văn bản chỉ đạo về kỳ thi; Chỉ thị số 10/CT-UBND và các văn bản, các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn, phòng chống dịch Covid-19.
2. Tổ chức xét nghiệm nhanh Covid-19 cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên và thí sinh các điểm thi vào ngày 2-3/7 tại các trường gần điểm thi.
3. Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố Thủ Đức và các quận, huyện triển khai phương án tổ chức thi an toàn, phòng chống covid-19 tại các điểm thi. Cử lực lượng tham gia hỗ trợ thi an toàn từ ngày 6/7 (thực hiện công việc như các ngày thi). Trong đó, đặc biệt lưu ý đến phương án hỗ trợ các điểm thi không để ùn ứ, tụ tập đông người ngay tại cổng điểm thi, nhất là đầu giờ và cuối giờ thi.
4. Sở Y tế cung cấp thường xuyên, chính xác danh sách cán bộ, giáo viên và thí sinh thuộc diện F0, F1, F2, đang thực hiện cách ly xã hội để ngành giáo dục chủ động trong công tác ứng phó; phối hợp với địa phương hỗ trợ các điểm thi trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
5. Công an thành phố đảm bảo lực lượng tham gia các khâu của kỳ thi, tăng cường lực lượng hỗ trợ các điểm thi để đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội.
6. Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an thành phố đảm bảo lưu thông thông suốt, không bị ùn ứ tại các điểm thi.
7. Thành Đoàn và Hội Sinh viên thành phố triển khai chương trình “Tiếp sức mùa thi”, hỗ trợ các điểm thi, phụ huynh và thí sinh, nhắc nhở phụ huynh thực hiện khai báo y tế, đảm bảo giãn cách và thực hiện nghiêm yêu cầu 5K.
8. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp tuyên truyền người dân, nhất là phụ huynh và thí sinh, thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, quy định về giãn cách, không tụ tập trước và sau giờ thi.
9. Các điểm thi xây dựng phương án phòng chống covid-19, đảm bảo thực hiện đầy đủ yêu cầu 5K, chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị phòng dịch; xây dựng phương án để phân luồng thí sinh đầu giờ thi, cuối giờ thi, không để tụ tập đông người; không tổ chức tập trung đầu giờ mà yêu cầu thí sinh di chuyển nhanh đến các phòng thi để nghe giám thị triển khai quy chế, quy định và các hướng dẫn thi.
Năm nay TP.HCM có 89.275 thí sinh đăng ký dự thi tốt THPT. Các thí sinh sẽ được phân bổ dự thi tại 155 điểm thi với 4.134 phòng thi. Mỗi điểm thi có ít nhất 2 phòng thi dự phòng, mỗi quận huyện có từ 1-3 điểm thi dự phòng.
TP.HCM huy động 17.052 cán bộ coi thi và nhân viên; 1.710 cán bộ chấm thi; 1.000 người châm phúc khảo; 406 cán bộ thanh tra.
Minh Anh - Hồ Văn
Hôm nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
" alt=""/>9 biện pháp chống dịch CovidHệ thống trường Nhân Việt khá nổi tiếng ở TP.HCM, đặc biệt là Trường THPT Nhân Việt.
Hệ thống này có tuổi đời gần 20 năm, với triết lý tôn vinh những truyền thống văn hóa, đạo đức của con người, rèn luyện, niềm tự hào về văn hóa, đạo đức, nhân cách người Việt.
![]() |
Học sinh Trường THPT Nhân Việt |
Ngoài kiến thức, Trường THPT Nhân Việt còn lồng ghép dạy học sinh kỹ năng, tính yêu quê hương, biển đảo, các hoạt động văn hoá như tổ chức may đồng phục hải quân cho học sinh, các động khuyến khích lấy chủ đề về biển đảo quê hương, trang trí lớp với chủ đề về biển đảo, đặt tên các lớp học theo tên các hòn đảo.
Việc Trường THPT Nhân Việt bất ngờ đổi tên thành Tre Việt khiến nhiều người bất ngờ.
Hệ thống trường Tre Việt có trụ sở chính ở huyện Hóc Môn; Cơ sở 1 ở quận Tân Phú; Cơ sở 2 ở Quận 12 do thầy Bùi Gia Hiếu làm Hiệu trưởng.
Minh Anh
Sáng ngày 14.3, thầy và trò Trường THPT Nhân Việt, TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma.
" alt=""/>Trường tư thục Nhân Việt đổi tên thành Tre ViệtTháng 6/2018, chị Vân xuất hiện triệu chứng khó thở ở cổ. Cố chịu một thời gian nhưng tình hình không mấy khả quan, chị tới bệnh viện đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khám. Tại đây, bác sĩ phát hiện chị có một khối u tuyến giáp, tiến hành chọc sinh thiết, gửi mẫu bệnh phẩm đến Bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm.
Kết quả cho thấy chị Vân bị ung thư tuyến giáp khiến cả gia đình suy sụp, vô cùng lo lắng.
Ngay khi có kết quả, bác sĩ tư vấn cho chị làm phẫu thuật để loại bỏ khối u ác tính. Vừa bình phục chưa được bao lâu, chị được chỉ định đi xạ trị ở bệnh viện y học phóng xạ quân đội. Tuy nhiên, do điều kiện quá khó khăn, chị chỉ điều trị đúng 1 tuần rồi xin bác sĩ cho về nhà tự mua thuốc uống.
Trở về nhà, chị bàn với chồng sẽ không tiếp tục chữa ở bệnh viện nữa. Bởi, vợ chồng chị Vân vốn làm nghề tự do. Cái nghèo đeo bám khiến họ chưa lúc nào đủ cơm ăn, áo mặc. Mặc dù ra sức làm lụng, anh chị vẫn sống hết sức chật vật. Để có tiền làm phẫu thuật, gia đình chị đã phải vay quá nhiều tiền. Trung bình tiền thuốc hết 7-10 triệu đồng/đợt, mỗi đợt chỉ kéo dài khoảng vài tuần.
Khoản nợ lên đến cả trăm triệu đồng trở thành gánh nặng lớn. Để có thêm thu nhập trả nợ, anh Đặng Văn Quang, chồng chị Vân nhận làm đủ thứ nghề, từ thợ xây đến chặt cây thuê. Không may trong một lần đi làm chặt cây thuê trên rừng, anh bị cây đè vào người làm gãy chân. Dù đã được bác sĩ ra sức cứu chữa xong di chứng vẫn để lại. Hiện anh không thể đi bình thường mà phải phụ thuộc vào nạng. Sinh hoạt cá nhân cũng nhờ đến vợ giúp đỡ một phần.
Trong khi đó, con trai anh chị năm nay mới 16 tuổi, chỉ có thể giúp bố mẹ một vài việc vặt trong nhà. Mọi thứ càng trở nên khó khăn hơn khi tiền thuốc của chị Vân vẫn phát sinh nhiều mà gia đình không có ai làm trụ cột kinh tế.
“Bệnh tình tôi nặng thế này chả biết khối u sẽ di căn lúc nào. Thôi thì ông trời bắt đi lúc nào cũng đành chịu", chị thở dài. Những mảnh đời khốn khổ đang hàng ngày vật lộn với cái đói, cái nghèo và cả bệnh tật hành hạ. Đối với họ, hy vọng khỏi bệnh là điều vô cùng xa vời. Họ chỉ ước có thêm chút tiền mua thuốc cầm cự, chống đỡ với nỗi đau, bữa cơm được ăn no hơn một chút.
Ông Phan Quang Hưng, Phó chủ tịch UBND xã Tiên Kiều chia sẻ: "Hoàn cảnh vợ chồng chị Đặng Thị Vân thuộc vào diện khó khăn ở địa phương. Chị Vân mắc căn bệnh ung thư thường xuyên phải đi bệnh viện điều trị. Thay mặt cho chính quyền địa phương rất mong gia đình nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng".
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Đặng Thị Vân, thôn Thượng Cầu, xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Số điện thoại: 0358046444 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.158 (chị Đặng Thị Vân) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản:114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
.
" alt=""/>Vợ ung thư, chồng bị cây đè gãy chân, gia đình lâm vào cảnh điêu đứng