Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Năm 2021, ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội lấy điểm chuẩn là 26,05 điểm. Ngoài ra, trường còn một số ngành khác thuộc nhóm ngành này như Khoa học máy tính lấy 25,65 điểm, ngành Kỹ thuật phần mềm lấy 25,4 điểm, ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính lấy 25,1 điểm, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu lấy 25,05 điểm.
Mức học phí của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội khoảng 18,5 triệu/năm.
Trường ĐH Hà Nội
Năm 2021, mức điểm chuẩn vào ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Hà Nội là 26,05 điểm và ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao là 25,7 điểm.
Với các học phần cơ sở ngành, chuyên ngành, thực tập, khóa luận của ngành Công nghệ thông tin dạy bằng tiếng Anh, học phí là 650.000 đồng/ tín chỉ, các học phần còn lại 480.000 đồng/ tín chỉ.
Với chương trình chất lượng cao, học phí các môn học khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, bổ trợ, thực tập và khóa luận tốt nghiệp của ngành Công nghệ thông tin là 1,3 triệu đồng/ tín chỉ.
Trường ĐH Xây dựng Hà Nội
Năm 2021, ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Xây dựng lấy điểm chuẩn là 25,35, xếp ngay sau đó là Khoa học Máy tính với 25 điểm. Đây là hai ngành có điểm chuẩn cao nhất trường trong những năm gần đây.
Ngoài ra, trường còn tuyển ngành Khoa học máy tính chương trình đào tạo liên kết quốc tế với Đại học Mississippi (Mỹ). Mức điểm chuẩn vào ngành này của trường năm 2021 là 23,1 điểm.
Mức học phí được Trường ĐH Xây dựng Hà Nội đưa ra khoảng 11,7 triệu/ năm.
Trường ĐH Mở Hà Nội
Mức điểm chuẩn vào ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Mở Hà Nội trong năm 2021 là 24,85 điểm.
Theo thông báo của Trường ĐH Mở Hà Nội, năm 2022, mức học phí đối với ngành Công nghệ thông tin là gần 17,4 triệu đồng. Mức này được thu theo quy định của Nhà nước đối với trường đại học công lập tự chủ toàn diện.
Trường ĐH Điện lực
Năm 2022, Trường ĐH Điện lực tuyển 120 chỉ tiêu cho ngành Công nghệ thông tin. Ngành này bao gồm 4 chuyên ngành là: Công nghệ phần mềm, Quản trị và an ninh mạng, Hệ thống thương mại điện tử, Trí tuệ nhân tạo và thị giác máy tính. Mức điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin của trường trong năm ngoái là 24,25.
Trường cũng đưa ra mức học phí và lộ trình tăng học phí cho năm học 2022 – 2023 là gần 16 triệu/ năm đối với khối ngành Kỹ thuật. Những năm sau, nếu có thay đổi mức học phí thì mức thay đổi không quá 10% so với năm trước.
Thúy Nga
Trong chương trình đào tạo một sinh viên ngành y, giải phẫu người vốn là môn học nền móng cho tất cả các môn học khác, bao gồm cả những môn y học cơ sở và môn lâm sàng. Vì vậy, những bác sĩ ngoại khoa, nếu không có đủ các kiến thức về các cấu trúc của cơ thể người thì sẽ không thể tham gia thực hiện một cuộc phẫu thuật.
Theo TS. Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Trưởng Bộ môn Giải phẫu, Trường ĐH Y Hà Nội, con số lý tưởng để sinh viên y thực hành là khoảng 20 em học trên một thi thể. Những thi thể này sẽ được phẫu tích, bóc tách để bộc lộ các cấu trúc bên trong. Chính vì thế, mỗi thi thể chỉ có thể được sử dụng một lần duy nhất. Nhưng điều này hoàn toàn không khả thi trong điều kiện hiện tại, khi số thi thể dự trữ đang ít dần.
Lần thứ 2 bước chân vào phòng xác, Vương Ngọc Anh (sinh viên năm 2, Phân hiệu Trường ĐH Y Hà Nội tại Thanh Hóa) thấy hào hứng thay vì cảm giác sợ hãi của lần đầu tiên. Đây là lần hiếm hoi trong năm học Ngọc Anh được thực hành trên xác người thực. “Quả thực, có những chi tiết rất nhỏ hoặc không được thể hiện trên mô hình hay atlat, nhưng khi xem thực tế lại thấy rất rõ ràng, đầy đủ và dễ hiểu”, Ngọc Anh nói.
Trong phòng, hàng chục tiêu bản là những bộ phận rời trên cơ thể được đựng trong bình thủy tinh, đặt ngay ngắn trên giá để sinh viên có cái nhìn trực quan nhất về cầu trúc cơ thể người.
Cô Lê Thị Hạnh, Tổ phó bộ môn Giải phẫu của Phân hiệu Trường ĐH Y Hà Nội tại Thanh Hóa cho biết: “Sinh viên cần học trên xác người để có những hình dung chân thật nhất. Chúng tôi vẫn thường nói với sinh viên rằng, đây chính là học cụ hữu hiệu nhất trong các loại học cụ”.
Tuy nhiên, số lượng thi thể hiến tặng cho y học hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Trong 5 năm trở lại đây, dù Trường ĐH Y Hà Nội tiếp nhận được tới hơn 1.000 đơn thư bày tỏ nguyện vọng được hiến xác, nhưng số lượng nhận được thực tế cũng chỉ khoảng 10 thi thể.
Đây cũng là thực trạng chung của rất nhiều trường y, đặc biệt là các trường ở khu vực phía Bắc. Ngoài Trường ĐH Y Hà Nội, Học viện Quân y cũng được coi là cơ sở “tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên thực hành trên xác”, nhưng cũng chỉ có khoảng 2 – 4 thi thể mỗi năm. Hay tại một số trường như ĐH Y Dược Hải Phòng, ĐH Y Dược Thái Bình, ĐH Y Dược Thái Nguyên hay ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, số lượng thi thể hàng năm cũng chỉ có khoảng 1 – 2 thi thể. Việc cho sinh viên thực hành trên xác cũng rất hạn chế.
Thậm chí, có một số trường có hệ đào tạo hệ bác sĩ đa khoa nhưng cũng không có đủ cơ sở vật chất và thi thể để thực hành. Sinh viên chỉ có thể quan sát và học tập thông qua mô hình.
“Nhiều năm qua, trường chúng tôi vẫn tích cực tuyên truyền và đầu tư khá nhiều, nhưng vì có một số rào cản về mặt pháp lý và tâm lý, số lượng thi thể hiến vẫn còn rất hạn chế. Điều này gây ra không ít khó khăn cho việc đào tạo”, TS. Nguyễn Đức Nghĩa nói.
TS. Nghĩa cho rằng, trong đào tạo y khoa, thi thể người chính là phương tiện giảng dạy và học tập thiêng liêng nhất. Đây cũng là xu hướng đào tạo chung tại các nước có nền y học phát triển.
“Chúng tôi luôn tâm niệm rằng những người hiến thi thể cho y học là “người thầy thầm lặng”. Dù họ không đứng trên bục giảng, nhưng những sự cống hiến và công lao của họ đã góp phần nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị và kỹ năng của các thầy thuốc. Đây là điều vô cùng thiêng liêng đối với sự phát triển của ngành”.
Nhóm PV
Lên lớp chỉ với một hộp phấn màu mới được “nâng cấp”, không mang theo laptop chứa bài giảng điện tử, nhưng thầy Nguyễn Đức Nghĩa, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu, ĐH Y Hà Nội vẫn có thể biến môn học khó nhằn trở nên trực quan, dễ nhớ.
" alt=""/>Một buổi thực hành giải phẫu trên xác người của sinh viên trường ĐH Y Hà NộiGhi bàn: Salah (49', pen)
Đội hình xuất phát:
Brighton: Button, Montoya, Duffy, Dunk, Bong, March (Knockaert 66'), Gross (Kayal 79), Stephens, Propper, Locadia, Murray (Andone 66')
Liverpool: Alisson, Alexander-Arnold, Fabinho, van Dijk, Robertson, Henderson, Wijnaldum, Shaqiri (Milner 71'), Firmino, Mane (Keita 90'), Salah (Origi 90+3')
Premier League 2018/2019Vòng 22 | |||||||||
# | Tên Đội | ST | T | H | B | TG | TH | HS | Đ |
1 | ![]() | 22 | 18 | 3 | 1 | 50 | 10 | 40 | 57 |
2 | ![]() | 21 | 16 | 2 | 3 | 56 | 17 | 39 | 50 |
3 | ![]() | 21 | 16 | 0 | 5 | 46 | 21 | 25 | 48 |
4 | ![]() | 22 | 13 | 6 | 3 | 38 | 16 | 22 | 47 |
5 | ![]() | 22 | 12 | 5 | 5 | 46 | 32 | 14 | 41 |
6 | ![]() | 21 | 11 | 5 | 5 | 43 | 32 | 11 | 38 |
7 | ![]() | 22 | 9 | 5 | 8 | 32 | 32 | 0 | 32 |
8 | ![]() | 22 | 9 | 4 | 9 | 26 | 25 | 1 | 31 |
9 | ![]() | 22 | 9 | 4 | 9 | 30 | 32 | -2 | 31 |
10 | ![]() | 21 | 8 | 5 | 8 | 23 | 25 | -2 | 29 |
11 | ![]() | 21 | 7 | 6 | 8 | 31 | 31 | 0 | 27 |
12 | ![]() | 21 | 8 | 3 | 10 | 31 | 40 | -9 | 27 |
13 | ![]() | 22 | 7 | 5 | 10 | 24 | 30 | -6 | 26 |
14 | ![]() | 22 | 6 | 4 | 12 | 20 | 28 | -8 | 22 |
15 | ![]() | 22 | 6 | 3 | 13 | 23 | 43 | -20 | 21 |
16 | ![]() | 22 | 4 | 7 | 11 | 15 | 29 | -14 | 19 |
17 | ![]() | 22 | 4 | 7 | 11 | 23 | 39 | -16 | 19 |
18 | ![]() | 22 | 5 | 4 | 13 | 19 | 41 | -22 | 19 |
19 | ![]() | 22 | 3 | 5 | 14 | 20 | 49 | -29 | 14 |
20 | ![]() | 22 | 2 | 5 | 15 | 13 | 37 | -24 | 11 |