Ngay từ sáng sớm nay, sân trường đã chật kín người với không khí sôi động. Nhiều thế hệ học sinh của trường đã có mặt để được gặp lại thầy cô, bạn bè.
Bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nói chuyện cùng các thế hệ giảng viên trường. |
Ra đời trong những năm chiến tranh và đồng hành cùng sự phát triển của ngành ngoại thương Việt Nam, Trường ĐH Ngoại thương thuở ban đầu chỉ là 1 ngành học vào năm 1960, thuộc Khoa Quan hệ quốc tế của Trường Kinh tế tài chính do Bộ ngoại giao trực tiếp quản lý.
Đến nay, trường có trụ sở chính tại Hà Nội và có 2 cơ sở ở TP.HCM và Quảng Ninh... đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực Kinh tế, Kinh doanh, Quản trị, Tài chính – ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Luật Kinh tế và Ngôn ngữ thương mại.
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Ngoại thương luôn là một trong những trường đại học hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực/ngành Kinh tế, kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - kiểm toán, Luật thương mại quốc tế và Ngôn ngữ thương mại.
Trường ĐH Ngoại thương là cái nôi đào tạo ra nhiều cán bộ quản lý, quản trị, doanh nhân xuất sắc, những công dân toàn cầu đã gặt hái được nhiều thành công trên mọi lĩnh vực ở Việt Nam và trên trường quốc tế.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT (thứ ba từ trái qua) qua từng là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương. |
Những năm qua, Trường ĐH Ngoại thương luôn giữ vị trí các trường đại học top đầu cả nước, liên tục là trường thu hút nhiều nhất các thí sinh thuộc top 5% thí sinh xuất sắc nhất cả nước theo học.
Các giảng viên hiện nay của trường. |
Hiện nay, bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, nhà trường đã xây dựng và phát triển các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động quốc tế và đào tạo ra những công dân toàn cầu. Hiện, Trường ĐH Ngoại thương đào tạo 12 ngành với 19 chuyên ngành ở bậc đại học, với 3 chương trình tiên tiến, 5 chương trình chất lượng cao, 3 chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế.
Các cựu sinh viên lưu lại những khoảnh khắc ở dấu mốc 60 năm thành lập trường. |
Một cựu sinh viên nay đã trở thành đội ngũ giảng viên trẻ của trường. |
Trong những năm gần đây, hoạt động đào tạo sau đại học cũng được phát triển mạnh. Hiện nay, Nhà trường đào tạo 6 chuyên ngành với 8 chương trình đào tạo thạc sĩ và 3 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, trong đó có các chương trình định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng (EMBA), chương trình đào tạo Thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Anh.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, trường đang triển khai xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo vệ tinh, thí điểm đưa một số môn học có tính kỹ thuật và công nghệ vào giảng dạy; triển khai mô hình Blended Learing cho đào tạo chính quy cũng như tăng cường hợp tác với một số trường đại học trong và ngoài nước xây dựng và phát triển một số mô hình đào tạo mới.
Nhà trường cũng đã, đang và sẽ triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, trong đó đặc biệt chú trọng tới các nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, địa phương góp phần phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp, địa phương.
Bên cạnh năng lực chuyên môn, Trường ĐH Ngoại thương cũng luôn chú trọng tạo lập một môi trường rèn luyện và học tập cho sinh viên nuôi dưỡng và phát triển tiềm năng, quan tâm phát triển các năng lực khác. Thông qua hoạt động của gần 70 câu lạc bộ sinh viên, các thế hệ sinh viên của trường luôn giữ được truyền thống năng động, sáng tạo, giỏi ngoại ngữ, có kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tổ chức tốt nên được thị trường lao động đánh giá cao.
PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho hay, với phương châm “Khác biệt để dẫn đầu” và sứ mạng đào tạo những công dân toàn cầu, trong tương lai, trường tiếp tục đặt ra nhiệm vụ chiến lược là trở thành ĐH đổi mới sáng tạo; đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, trong đó kinh tế và kinh doanh là thế mạnh; với chất lượng đào tạo và nghiên cứu được công nhận quốc tế, nằm trong nhóm 300 trường hàng đầu châu Á.
Thanh Hùng
Ngày 22/9, Trường ĐH Ngoại thương tổ chức lễ công bố các quyết định công nhận hội đồng trường, chủ tịch Hội đồng trường và hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.
" alt=""/>Hân hoan ngày trở về 60 năm Trường ĐH Ngoại thươngThời gian qua, công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, nhất là việc bảo vệ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng của tỉnh Lào Cai được triển khai tích cực, kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động tấn công, phá hoại vào hệ thống thông tin của tỉnh.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong quý 3/2023, tỉnh đã ghi nhận và ngăn chặn 8.486 lượt tấn công mạng, tăng gần 7.300 lượt so với quý 2/2023. Các cơ quan chuyên môn đã ngăn chặn trên 40,5 triệu thư rác, thư chứa mã độc, tăng 36 triệu thư so với quý 2/2023. Có 86 địa chỉ IP tĩnh internet trong các cơ quan nhà nước phát hiện có kết nối đến mạng máy tính "ma" (botnet), tăng 79 địa chỉ so với quý 2/2023. Đặc biệt, đã ghi nhận, xử lý 19 sự cố an toàn thông tin mạng xảy ra trên địa bàn tỉnh, đều xảy ra trong quý 3/2023.
Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Lào Cai nhận định trong thời gian qua, các hoạt động lừa đảo trên môi trường mạng, tấn công của tin tặc đối với hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước và tình trạng mất an toàn thông tin cho cá nhân ngày một gia tăng.
Bên cạnh đó, hiện nay, tình hình mất an toàn, an ninh thông tin mạng diễn ra phức tạp, đòi hỏi công tác bảo đảm an toàn thông tin phải được nhận thức, triển khai đầy đủ, toàn diện hơn.
Trước tình trạng đó, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thảo An toàn thông tin cho cá nhân, tổ chức trong chuyển đổi số tại huyện Bảo Thắng; thực hiện phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin phê duyệt được 62/132 hệ thống thông tin, đạt tỷ lệ 47%; tổ chức diễn tập thực chiến kỹ năng phân tích, điều tra, xử lý và ứng cứu sự cố tấn công mạng đối với Trung tâm mạng thông tin của tỉnh, nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu LGSP của tỉnh và Cổng thông tin điện tử của tỉnh...
Các cơ quan chuyên môn cũng đã triển khai giải pháp giám sát an toàn thông tin tập trung trên toàn tỉnh; đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện gán nhãn tín nhiệm mạng đối với 30 trang/cổng thông tin điện tử.
Song song với đó, tỉnh triển khai thực hiện giám sát an toàn thông tin mạng, thực hiện hướng dẫn, rà quét các lỗ hổng trên các máy tính, thiết bị mạng, máy chủ tại Trung tâm mạng thông tin của tỉnh và của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Bạt Tuấn và nhóm PV, BTV" alt=""/>Lào Cai bảo vệ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng