Người Thái và nợ chồng thêm nợThái Lan mở đầu năm 2019 bằng thất bại ở Asian Cup - giải đấu mà họ ghi dấu ấn bằng việc thay tướng giữa dòng.
 |
Thái Lan tiếp tục thua kém tuyển Việt Nam |
Thất bại ở Asian Cup 2019 kéo dài giai đoạn thảm họa của đội tuyển Thái Lan, khi trước đó phải nhìn tuyển Việt Nam đăng quang AFF Cup 2018.
Ngay sau khi trở về từ UAE - nơi tổ chức Asian Cup 2019, Thái Lan xây dựng kế hoạch cho King's Cup 2019, với mục tiêu giành chiến thắng giải đấu giao hữu ra đời cách nay 51 năm.
Người Thái đặt nặng King's Cup 2019, thể hiện qua việc làm mọi cách có thể để mời hai đối thủ Việt Nam và Ấn Độ.
Trước khi King's Cup lần thứ 47 khởi tranh, Thái Lan luôn hô hào khẩu hiệu "đòi nợ" Ấn Độ - đội đã thắng họ 4-1 tại Asian Cup 2019, và thắng Việt Nam để thể hiện ngôi vị số 1 Đông Nam Á.
Ngoài ra, King's Cup 2019 còn để chào mừng Quốc vương Maha Vajiralongkorn, hay Rama X (đăng quang ngày 4/5/2019) - vị vua thứ 10 của vương triều Chakri, kế vị vua cha Rama IX.
Tham vọng đòi nợ của Thái Lan đã bị dội những gáo nước lạnh, trên sân nhà ở tỉnh Buriram.
Thái Lan mở màn King's Cup 2019 bằng thất bại trước Việt Nam, trong trận đấu thừa bạo lực. Ở trận tranh hạng Ba, "Voi chiến" nhận thêm thất bại với cùng tỷ số 0-1 trước Ấn Độ.
 |
King's Cup 2019 với Thái Lan là thảm họa |
Một giải đấu thảm họa thực sự, khi người Thái trắng tay, và thậm chí không thể ghi bàn danh dự trước khán giả nhà.
Thái Lan và nhà dột từ nóc
King's Cup 2019 của Thái Lan khép lại trong cảnh nợ chồng thêm nợ. "Voi chiến" thua bẽ bàng Ấn Độ, đồng thời tô điểm thêm cho vị trí số 1 Đông Nam Á của tuyển Việt Nam.
Những gì vừa diễn ra kéo dài giai đoạn khủng hoảng của bóng đá Thái Lan, trên mọi cấp độ đội tuyển.
Đầu năm 2018, ở Trung Quốc, bóng đá Việt Nam bắt đầu kỷ nguyên vàng với HLV Park Hang Seo, khi đội U23 vào chung kết giải châu lục. Ngược lại, U23 Thái Lan bị loại từ vòng bảng, ghi 1 bàn và thủng lưới 7 lần.
Cũng đội U23 Thái Lan, có sự bổ sung ngôi sao, tiếp tục thất bại khi tham dự Asian Cup 2018. Đây là giải đấu mà U23 Việt Nam làm rạng ranh Đông Nam Á.
Ở giải U22 Đông Nam Á 2018 trên đất Campuchia, các đối thủ đề cao cọ sát, trong khi Thái Lan nuôi tham vọng vô địch nhưng thua Indonesia trong trận chung kết.
Cũng trong năm 2018, đội U19 Thái Lan liên tiếp thất bại ở các giải U19 Đông Nam Á đến U19 châu Á.
Gần đây, U23 Thái Lan thể hiện hình ảnh tệ hại trong giai đoạn vòng loại U23 châu Á 2020 (nhưng vẫn có vé vào VCK, với tư cách chủ nhà). Đáng chú ý là thảm bại 0-4 trước U23 Việt Nam.
 |
Bóng đá Thái Lan đang chìm trong tăm tối |
Vấn đề của Thái Lan là toàn bộ hệ thống bóng đá nước này. Các rắc rối bắt đầu từ vai trò kém của LĐBĐ Thái Lan (FAT), mà cụ thể là Chủ tịch Somyot Poompanmoung.
Rất nhiều cuộc họp được FAT tổ chức để mổ xẻ các khía cạnh, nhưng ông Somyot Poompanmoung điều hành kém và quan liêu, nên không giải quyết được gì.
Chủ tịch Somyot xung đột với huyền thoại Kiatisuk Senamuang, từ đó lựa chọn các HLV trưởng không phù hợp, thiếu năng lực chuyên môn lẫn khả năng quản lý.
Chất lượng cầu thủ cao, nhưng bóng đá Thái Lan đang như một ngôi nhà dột từ nóc, để rồi dư luận nước này chỉ biết nhìn tuyển Việt Nam trong sự thèm thuồng.
Video highlights Thái Lan 0-1 Việt Nam:
Thiên Thanh
" alt=""/>Thái Lan kém Việt Nam: Bóng đá Thái Lan, nhà dột từ nóc
Hơn 1 tuần nay, Đức Bình (học sinh lớp 12, ở Kon Tum) không thể đến trường để xem thông tin tuyển sinh vốn hàng ngày được cập nhật trên bản tin dán ngay ở cổng trường hay chia sẻ một cách trực tiếp những băn khoăn, lo lắng với thầy cô hoặc bạn bè trong lớp. Cậu cũng như hàng triệu học sinh, sinh viên trên cả nước đang tạm được nghỉ học do diễn biến phức tạp của dịch virus Corona.Hè năm nay, Bình sẽ là một trong khoảng hơn 200.000 thí sinh bước vào sự kiện quan trọng nhất đời học sinh: thi THPT Quốc và và xét tuyển CĐ-ĐH. Thông thường, vào dịp này, trên báo chí, mạng xã hội và trong những câu chuyện thường ngày ở ngôi trường cậu đang theo học đã râm ran thông tin về thi cử, tuyển sinh. Vậy mà, năm nay, gần như tất cả đã nhường chỗ cho Corona.
Đức Bình ở nhà, vừa tranh thủ thời gian vừa tự ôn tập bài vở vừa lên mạng tìm kiếm thông tin về thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, về những trường Đại học mà cậu yêu thích. Cậu nhận ra, một số trường đại học đã nhanh chóng cập nhật thông tin tuyển sinh trực tuyến, tăng cường tư vấn, giải đáp thắc mắc cho phụ huynh và học sinh qua website, mạng xã hội… Trường ĐH FPT (thuộc Tổ chức Giáo dục FPT - FPT Edu) - một trong số các trường ĐH mà Bình đang tìm hiểu có cách làm như thế.
 |
Nhiều học sinh tận dụng thời gian được tạm nghỉ để học online và tìm kiếm thông tin chọn trường, chọn nghề. |
Những thông tin hữu ích với học sinh và phụ huynh như chọn ngành, chọn nghề, hồ sơ xét tuyển… được Trường ĐH FPT công khai trên những kênh thông tin trực tuyến như website, fanpage… Từ thời điểm công bố dịch virus Corona, không thể trực tiếp đưa thông tin đến học sinh và phụ huynh, trường này tăng cường cập nhật thông tin với tần suất cao hơn. Nhờ vậy, dù ở bất kỳ tỉnh thành nào, trong hay ngoài nước, học sinh vẫn có thể tìm hiểu, đăng ký tư vấn, nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển hay luyện tập, thi thử học bổng hoàn toàn trực tuyến.
Băn khoăn, thắc mắc của học sinh và phụ huynh cũng được kịp thời giải đáp. “Dù HSSV các trường phổ thông, đại học trong đó có cả sinh viên trường ĐH FPT được nghỉ nhưng tất cả cán bộ tư vấn vẫn làm việc bình thường, sẵn sàng tương tác với học sinh, phụ huynh qua điện thoại, Facebook hay Zalo”, bà Vũ Thu Chinh (Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, Trường ĐH FPT) chia sẻ.
Nhu cầu tìm hiểu thông tin của các sĩ tử trước kỳ thi quan trọng diễn ra vào mùa hè năm nay vẫn rất lớn tại thời điểm này. “Thường ngày có vài chục học sinh, phụ huynh liên hệ đến chúng tôi qua mạng xã hội hoặc điện thoại để được hỗ trợ thông tin nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây, con số này tăng lên đến hàng trăm”, đại diện tuyển sinh Trường ĐH FPT chia sẻ thực tế ở khu vực TP.HCM và các tỉnh miền Nam.
Tìm hiểu thông tin trực tuyến nhưng phải đến mục sở thị mới tin là suy nghĩ của nhiều phụ huynh học sinh. Vì vậy, ngoài đảm bảo thông tin thông suốt và tương tác thường xuyên trên môi trường trực tuyến, trường ĐH FPT còn sẵn sàng đón tiếp phụ huynh, học sinh trực tiếp đến tham quan, tìm hiểu trường một cách an toàn trong mùa dịch. Trường cũng thực hiện những biện pháp đảm bảo vệ sinh như phát khẩu trang, dung dịch rửa tay diệt khuẩn miễn phí cho khách đến tham quan, làm việc.
Cũng là một đơn vị thuộc Tổ chức Giáo dục FPT - FPT Edu, trường Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic chú trọng đến nội dung thông tin đưa tới học sinh và phụ huynh trên các kênh trực tuyến trong thời nhạy cảm này.
“Cùng với xu hướng chuyển đổi số ở FPT Edu, FPT Polytechnic cũng đẩy mạnh hoạt động đào tạo trực tuyến qua mô hình lớp học IoT hay giảng dạy 100% online với một số môn như Chính trị, Pháp luật… Ngoài ra, thông tin về tuyển sinh hàng ngày đều được cập nhật trên website, fanpage và các kênh trực tuyến khác của trường. Chúng tôi không đợi đến khi có dịch mà đã tiến hành hoạt động này từ lâu để đảm bảo thông suốt thông tin đến học sinh, phụ huynh trong nhiều hoàn cảnh”, ông Lê Quốc Nam (Trưởng Ban Tuyển sinh, Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic) cho biết.
Không quá “nóng bỏng” không khí thi cử, học sinh và phụ huynh cấp tiểu học, trung học cơ sở chủ yếu có nhu cầu thông tin lịch học tập, được hỗ trợ cách học online hiệu quả… Đà Nẵng là một trong những tỉnh thành sớm triển khai đồng bộ hoạt động đào tạo trực tuyến đến các trường phổ thông trên địa bàn thành phố.
Các trường như Tiểu học Võ Thị Sáu, Tiểu học Phan Đăng Lưu đang đăng tải chương trình học và tương tác với học sinh, phụ huynh qua fanpage của trường. trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) khẩn trương hoàn thành các video bài giảng để học sinh có thể truy cập qua website của trường. Bên cạnh đó, các trường đều cắt cử cán bộ sẵn sàng giải đáp, tư vấn cho học sinh và phụ huynh về thông tin học tập, thi cử và các vấn đề khác qua kênh trực tuyến.
“Được nghỉ học nên em có thêm thời gian tìm hiểu một số trường đại học mình thích. Các trường hiện nay đều đăng thông tin nên website, fanpage và có admin trả lời các câu hỏi nên em thấy việc này tiện lợi và không bị ảnh hưởng gì nhiều do dịch virus Corona”, Bảo Minh (Hà Nội) cho biết.
Ngọc Trâm
" alt=""/>Tránh dịch nCoV: trường ĐH, CĐ giải đáp online thông tin tuyển sinh 2020