Khi Altman hỏi xin lời khuyên của Zuckerberg về việc liều lĩnh, Zuckerberg cho biết: “Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, kể cả những nguy cơ lớn nhất mà bạn có thể đánh liều thì cũng chẳng còn là nguy cơ nữa”.
Anh còn cho biết nếu một công ty “trì trệ” và không tiến hành bất cứ thay đổi nào, công ty đó đảm bảo sẽ thất bại và không thể bắt kịp.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Zuckerberg cảnh báo rằng các CEO không nên cho rằng họ cần phải tạo ra những thay đổi quá lớn về sản phẩm. Bởi đó là dấu hiệu của việc công ty có tầm nhìn không đủ xa, không biết lắng nghe cộng đồng và không đủ phát triển.
Zuckerberg đã lấy việc Facebook chi 2 tỷ USD để mua Oculus làm ví dụ. Nói một cách lý tưởng, Facebook chẳng cần phải mua Oculus, bởi bản thân mạng xã hội này đã sở hữu rất nhiều nhân tài rồi. Nhưng thực hiện những bước đi lớn khi cần thiết, như việc mua lại Oculus, thì còn tốt hơn là quá kiêu ngạo tới mức không chấp nhận thay đổi. Điều này cũng tương tự như việc Facebook đưa vào tính năng Story vào Instagram. Nhiều người đã chỉ trích công ty vì ăn cắp ý tưởng của Snapchat thế nhưng đây là một tính năng cả cộng đồng người dùng đều yêu thích vì thế Facebook phải thay đổi, và chấp nhận bỏ qua những lời chỉ trích này.
Mark Zuckerberg cũng đề cập đến bài phỏng vấn này trong bài đăng mới nhất trên Facebook cá nhân. Anh viết: “Mọi người thường hỏi xin tôi lời khuyên dành cho những người muốn thành lập công ty. Câu trả lời của tôi đó là mọi công ty thành công mà tôi biết đến đều bắt đầu bằng việc một người nào đó quan tâm đến chuyện thay đổi một điều gì đó, chứ không phải một người nào đó quyết định thành lập công ty. Thay vì cố gắng thành lập một công ty, hãy tập trung vào việc thay đổi mà bạn muốn được chứng kiến trong thế giới và hãy cứ nỗ lực vươn lên”.
" alt=""/>Mark Zuckerberg: Hãy nghĩ đến việc mình muốn làm trước khi nghĩ đến việc thành lập công tyPhát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh, ATTT là vấn đề nóng và đang thu hút sự quan tâm lớn hiện nay.
Nhận định sự kiện tấn công mạng vào hệ thống của Vietnam Airlines vừa qua là một hồi chuông nhắc nhở đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cả người dùng không thể lơ là chủ quan với vấn đề đảm bảo ATTT, Thứ trưởng cho rằng: “Ảnh hưởng của tấn công mạng không chỉ gây thiệt hại đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà còn có thể ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và lợi ích của từng người dân. Chưa có con số thống kê và tính toán chi tiết về các thiệt hại do mất an toàn thông tin tại Việt Nam, nhưng chắc chắn các sự cố và tấn công mạng đã và đang gây ra những thiệt hại không hề nhỏ”.
Để thực hiện công tác điều phối ứng cứu sự cố, bảo đảm ATTT mạng quốc gia, huy động tối đa các nguồn lực từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động ứng cứu sự cố có sự điều phối trên toàn quốc, năm 2011, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 27 quy định về điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet Việt Nam.
Triển khai thực hiện Thông tư này, Mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT mạng quốc gia đã hình thành và phát triển, với cơ quan điều phối là VNCERT. Đến nay đã có 124 cơ quan, doanh nghiệp là thành viên chính thức của Mạng lưới, với hơn 500 cán bộ kỹ thuật chuyên trách trong các đội ứng cứu sự cố của các bộ, ngành, địa phương.
Cũng theo chia sẻ của Thứ trưởng, trên thế giới ngày nay, cùng với hàng hải, hàng không và đất liền, thì không gian mạng đã trở thành “địa bàn” thứ tư cần được bảo vệ trước các nguy cơ tấn công, khủng bố có thể xảy ra. Vai trò, trách nhiệm của các đội ứng cứu sự cố (CERT/CSIRT) và mạng lưới ứng cứu sự cố đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Các cơ quan, tổ chức thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố máy tính chính là các đơn vị chủ lực kết nối, tập hợp thành lực lượng mạnh chống lại các tấn công mạng hàng ngày đang nhằm vào Việt Nam.
" alt=""/>Làm thế nào đảm bảo an toàn thông tin trong xây dựng chính phủ điện tử?