BĐS vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả
Điều này được minh chứng ngay từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chỉ là một trong những người muốn có tâm lý “vừa giữ của, vừa sinh lời”, bà Dương Thị Liên Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, bà quyết định dồn số tiền tiết kiệm để mua nhà rồi cho thuê lại.
Nếu khéo quản lý, khoản thu nhập từ việc cho thuê nhà hay BĐS nói chung sẽ cao hơn mức lãi suất gửi ngân hàng. Thêm vào đó, theo tâm lý chung của người Việt nhà đất là kênh giữ tài sản bà Hương đặc biệt tin cậy & lựa chọn bất chấp các vấn đề lạm phát hay sự biến động của nền kinh tế vĩ mô….
![]() |
Belleville Hà Nội - Dự án đầu tay của Thương hiệu Vimefulland |
Về tầm vĩ mô, tính đến tháng 9 năm nay đã có hơn 1 tỷ USD vốn FDI đổ vào BĐS. BĐS trở thành là kênh thu hút vốn FDI lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ xếp sau công nghiệp chế biến, chế tạo.
Bên cạnh nguồn vốn trực tiếp, nguồn vốn cho BĐS đang được mở rộng nhờ chính sách thay đổi và các hiệp định TPP, FTA thế hệ mới có hiệu lực. Các định chế tài chính như các quỹ đầu tư, quỹ tín thác (REITs), quỹ tiết kiệm hay quỹ hưu trí, các dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI), gián tiếp (FII)… đang hoạt động hết công suất trên thị trường BĐS, tạo thành một kênh hút vốn gián tiếp rất hiệu quả.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, 8 tháng năm 2016, tại Hà Nội có khoảng 10.250 giao dịch thành công, và TP.HCM có khoảng 10.200 giao dịch thành công, giá bán tăng từ 1-5%. Tuy nhiên, con số này vẫn tiếp tục gia tăng vào những tháng cuối năm. Bởi cuối năm, lượng kiều hối đổ vào thị trường gia tăng đáng kể, các ngân hàng hạ lãi suất… chính là các yếu tố khiến thanh khoản địa ốc tăng mạnh.
Đặc biệt, một trong những điểm dễ nhận thấy là, vào những tháng cuối năm 2016, trên thị trường bất động sản việc xuất hiện một số dự án bất động sản cao cấp khi nhiều quỹ đầu tư lớn trong nước và nước ngoài đã đầu tư vào địa ốc Việt Nam thông qua nắm giữ cổ phiếu của các công ty địa ốc.
Belleville Hà Nội gia nhập thị trường BĐS đất nền
Chẳng hạn, trong tháng 11, tại Hà Nội, thị trường cũng đón nhận những nhà đầu tư mới gia nhập, được coi là ẩn số vàng trong những tháng cuối năm như sự gia nhập thị trường của thương hiệu Vimefulland tại Hà Nội trong tháng 11 vừa qua cụ thể bằng sản phẩm BĐS đất nền cao cấp - dự án Belleville Hà Nội đẳng cấp ngay trung tâm nội đô Hà nội.
![]() |
Belleville Hà Nội - Sản phẩm BĐS đất nền cao cấp |
Sự xuất hiện của sản phẩm nhà phố thương mại shophouse tại địa chỉ B4 - Nam Trung Yên góp phần sôi động vào thị trường sản phẩm đất nền trong khu vực. Khảo sát thị trường đất nền trong khu vực, nhà phố thương mại dự án The Premier trên đường Tôn Thất Thuyết đang được chào bán lại trên thị trường với giá từ 265 triệu/m2 cho vị trí mặt đường lớn.
Hay các lô bên trong nội khu thuộc dự án A10 có mức giá từ 180 triệu/m2 và một số vi trí mặt đường được giới thiệu giá bán từ 255 triệu/m2 (bao gồm phí xây dựng).
Trong khi đó, giá từ 180 triệu đến 270 triệu/m2 tương ứng với giá giới thiệu sản phẩm liền kề nội khu và nhà phố thương mại Belleville mặt đường Nguyễn Chánh & Mạc Thái Tổ.
Theo thông tin từ môi giới chuyên giao dịch sản phẩm đất nền khẳng định, sản phẩm Nhà phố thương mại mặt đường Nguyễn Chánh sẽ không giao dịch dưới giá 255 triệu/m2 đất chưa bao gồm phí xây dựng.
Khi dự án đưa ra, chỉ trong vòng 07 ngày làm việc, mặc dù giá trị không hề nhỏ từ 30 đến 40 tỉ đồng/lô tùy theo vị trí, toàn bộ các lô shophouse mặt đường Nguyễn Chánh đã hết sản phẩm. Hiện tại, một số lô liền kề bên trong nội khu đang được chào bán với giá từ 190 triệu/m2 gồm tiền đất & chi phí xây dựng.
Có thể thấy, khu vực Nam Trung Yên với một số ít dự án thuộc trung tâm Hà Nội còn được quỹ đất nền đưa ra thị trường trong năm 2016. Các sản phẩm với giá trị “khủng” của khu vực Nam Trung Yên được giao dịch sôi động ngay sau ngày ra mắt chính là một trong những ví dụ điển hình cho việc dòng vốn đang đổ vào BĐS ngày một lớn tại Hà Nội.
Còn nhận định về thị trường cuối năm, Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, sự sôi động của thị trường còn do giá BĐS tăng vào thời điểm cuối năm. So với năm ngoái, đất nền ở Hà Nội đã tăng khoảng 1.3%. Riêng ở những khu vực ven đô thị thì mức tăng cao hơn từ 10 - 15% khi nhiều tuyến đường đã và đang hoàn thành. Những yếu tố ấy giúp thị trường BĐS cuối năm 2016 thật sự đang “bung lụa”.
Thúy Ngà
" alt=""/>1 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sảnTuy nhiên, qua từng ấy năm earbud vẫn duy trì nhược điểm cố hữu của chúng: cách âm thụ động cực kém. Tai nghe earbud chỉ nằm ở ngoài ống tai chứ không đi sâu vào trong như inear, vì vậy, chúng gần như không ngăn chặn được tiếng ồn không mong muốn của môi trường tràn vào. Nói cách khác, earbud nói chung và AirPods nói riêng (đại diện nổi bật nhất của kiểu tai nghe này), gần như vô dụng ở nơi ồn ào như nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp trên tàu điện ngầm.
Earbud đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, đặc biệt là tai nghe AirPods của Apple
Theo phản ứng tự nhiên, chúng ta sẽ tăng âm lượng lên để cuộc hội thoại dễ dàng hơn. Nhưng bạn có biết chính hành động đó đang "tàn phá" thính giác trước khi bạn kịp nhận ra - và hồi hận? Sarah Mowry, một giáo sư dự khuyết chuyên ngành tai - mũi - họng tại Trường Đại học Y khoa Case Western Reserve (Mỹ), nói rằng: "Tôi thấy rất nhiều bạn trẻ tầm khoảng 20 tuổi, tìm đến với âm thanh lạ ở trong tai. Tôi cho rằng đó là hệ quả của việc sử dụng tai nghe earbud cả ngày, khiến họ bị chấn thương thính giác".
Bản thân tai nghe không phải là mối lo ngại. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể nghe nhạc cả ngày với âm lượng nhỏ đến trung bình mà chẳng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, thói quen sử dụng của thanh thiếu niên khiến mọi việc vượt tầm kiểm soát. Nếu bạn nghe ở mức âm lượng lớn trong thời gian đủ lâu, nó sẽ có hại cho thính giác.
Nếu bạn nghe ở mức âm lượng lớn trong thời gian đủ lâu, nó sẽ có hại cho thính giác
Và trong số các loại tai nghe (in-ear, over-ear, on-ear, earbud), loại earbud gây nhiều vấn đề về thính giác nhất. Một nghiên cứu năm 2007 chỉ ra, người dùng có xu hướng chỉnh âm lượng thật lớn khi đeo earbud, so với các loại tai nghe còn lại. Bản thân nhóm của giáo sư cũng nhận thấy điều tương tự, người ta sẽ tăng âm lượng để át đi âm thanh từ môi trường, do earbud cách âm thụ động không tốt.
Brian Fligor, một chuyên gia thính học nghiên cứu tác động của tai nghe earbud đến tổn thương thính giác, cho biết mọi người thường nghe qua earbud ở mức âm lượng cao hơn tiếng ồn môi trường 13dB. Nếu bạn sử dụng tai nghe ở lớp học, nơi tiếng ồn xung quanh thường rơi vào 60dB, bạn sẽ nghe earbud ở mức 73dB - một mức an toàn với hầu hết mọi người. Nhưng ở một cửa hàng coffee, tiếng ồn là 70dB, và ở một sân bay thì tăng lên 80dB, cứ như vậy, mọi chuyện dần trở nên tồi tệ.
Nếu sử dụng AirPods tại ga tàu điện ngầm New York, bạn sẽ có xu hướng chỉnh âm lượng lớn hơn đủ để gây hại cho tai
Theo Fligor, các điểm giao thông công cộng chính là môi trường thuận lợi kích thích người ta vặn âm lượng đến mức có hại cho tai họ. Hệ thống tàu điện ngầm của New York là một nơi rất ồn, với âm thanh trung bình đo được là 94dB, một số không gian ở đó thậm chí còn vượt mức 100dB. Nếu đeo AirPods hay các tai nghe earbud nói chung, âm lượng mà bạn có xu hướng nghe sẽ là 107 đến 113dB. Với mức âm lượng vượt quá 100dB, ngưỡng an toàn cho con người chỉ là dưới 15 phút mỗi ngày mà thôi.
Bản thân tác giả của trang Medium thừa nhận thính lực của mình gần đây sa sút rõ. Hệ quả việc tiếp xúc với môi trường ồn ào có hại đến hơn 10 tiếng mỗi tuần, lại chủ yếu đeo tai nghe earbud của Apple. Mọi chuyện diễn ra từ từ cho đến khi bạn nhận ra thì đã quá trễ!
Một nghiên cứu năm 2014 được thực hiện bởi nhóm của Fligor, đo lường ảnh hưởng của môi tường sống ở đô thị lên những người đeo tai nghe, thông qua một hình nộm. Nhóm nghiên cứu đã nhờ các người qua đường tháo tai nghe của họ rồi đặt lên hình nộm, bật âm lượng ở cùng mức mà họ đang nghe. Mức trung bình đo được là 94dB, 58% người tham gia vượt quá giới hạn nghe của một người bình thường hàng tuần. Và trong đó, 92% đang sử dụng AirPods hoặc các tai nghe earbud tương tự, hình nộm được thiết kế để loại trừ kiểu in-ear và chỉ phù hợp các tai nghe earbud.
Qua khảo sát, 58% người tham gia nghe ở mức âm lượng có hại, 92% đang sử dụng earbud như AirPods
Tất nhiên họ chọn mức âm lượng cao đến như vậy là do có quá nhiều tiếng ồn môi trường. Với các loại in-ear, over-ear hay on-ear, cách âm thụ động của chúng về cơ bản đã vượt trội hơn earbud. Trong môi trường yên tĩnh (hoặc ít tiếng ồn hơn), rất ít ai lại cố tình tăng âm lượng lên mức có hại. Cory Portnuff, một nhà thính học tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu thính giác của Đại học Colorado (Mỹ) nhận xét rằng việc bổ sung thêm tiếng ồn khiến mọi chuyện tệ hơn. Thiết kế của earbud tương đương với hành động "bổ sung" đó.
Theo một báo cáo, khoảng 1/5 các bạn trẻ tuổi teen hiện nay phải chịu tổn thương thính giác, tỉ lệ này tăng thêm 30% so với thời điểm 20 năm trước. Tổ chức WHO cũng cảnh báo hơn một 1 tỷ người trẻ tuổi đang đối mặt với nguy cơ bị điếc, chủ yếu vì thói quen nghe nhạc quá to khi đeo tai nghe.
Mức âm lượng an toàn được khuyến cáo là 80% trên tổng âm lượng, kéo dài trong 90 phút trước khi có vấn đề với thính giác của bạn. Ngoài ra, nếu thực sự nghĩ cho sức khỏe của mình sau này, hãy xem xét nghiêm túc việc quẳng AirPods đi và thử qua các tai nghe over-ear, in-ear. Nếu bị vướng vào hệ sinh thái Apple, bạn vẫn có thể dùng tai nghe Beats có tích hợp chip giống AirPods, đảm bảo trải nghiệm xuyên suốt tiện lợi mà không phải đánh đổi bằng sức khỏe.
Powerbeats Pro có thể là một lựa chọn thay thế AirPods
Có một điều mà bạn nghe rất nhiều từ những người đeo Airpods, là nó đeo rất thoải mái, "đeo mà lại như không đeo". Chính cảm giác đó khiến họ gần như không bận tâm đến việc gỡ AirPods ra khỏi tai, cộng thêm thiết kế cách âm dở tệ thôi thúc họ tăng âm lượng để bù cho âm thanh bên ngoài tràn vào, càng vi phạm khuyến cáo ở trên: không nghe ở mức âm lượng quá lớn trong thời gian quá dài. Vấn đề sẽ chỉ là thời gian, trước khi thói quen đeo AirPods nhiều giờ liền mỗi ngày ở mức âm lượng cao, gây hại cho thính giác của bạn.
Medium cũng nêu ra một số lựa chọn thay thế khác. Ví dụ reviewer Portnuff từ trang công nghệ The Wirecutter viết: "Tôi thích kiểu chặn tiếng ồn tự nhiên bằng thiết kế cách âm tốt, hơn là công nghệ chống ồn kỹ thuật số". Anh đề nghị chọn loại trùm đầu có đệm tai bao kín vành tai, ví dụ mẫu WH-H900N của Sony. Đây là xu hướng thịnh hành hiện nay của tai nghe không dây, kết hợp chống ồn thụ động bằng thiết kế tự nhiên với hệ thống khử ồn kỹ thuật số. Ngoài Sony, nhiều hãng âm thanh khác cung cấp loại tai nghe này như Bose, Sennheiser, AKG, JBL, B&O,...
Các trang công nghệ Rtings, Mashable và Cnet cũng đưa ra nhiều lựa chọn với giá từ vài chục đến vài trăm USD. Tuy nhiên, Fligor nói rằng: "Nó vẫn rẻ hơn nhiều để bảo vệ thính giác của bạn, thay vì cố tìm cách phục hồi. Khả năng nghe là cực kỳ quý giá với bất cứ ai. Mọi người cho đó là thứ hiển nhiên mình có, chỉ đến khi đánh mất, cố gắng lấy lại nó trong vô vọng".
Ambitious Man
" alt=""/>Cảnh báo: AirPods và các tai nghe earbud đang “tàn phá” từ từ thính giác của người dùng