Thông tin tuyển dụng của Nvidia tại Việt Nam được đăng tải trên mạng xã hội LinkedIn (Ảnh chụp màn hình).
Nvidia không đưa ra mức lương cụ thể cho từng vị trí tuyển dụng, nhưng yêu cầu khá cao từ người ứng tuyển, bao gồm kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Việt lưu loát, nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương… trong đó vị trí Quản lý cấp cao vận hành sản xuất đòi hỏi ứng viên phải có 15 năm kinh nghiệm và 5 năm kinh nghiệm quản lý.
Động thái tuyển dụng nhân sự của Nvidia được thực hiện không lâu sau chuyến đi của CEO Jensen Huang đến Việt Nam, đồng thời tuyên bố "Việt Nam là ngôi nhà thứ 2 của Nvidia".
Trong chuyến đi này, Chính phủ Việt Nam và Nvidia cũng đã ký thỏa thuận về việc hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo, Trung tâm dữ liệu Trí tuệ nhân tạo của Nvidia tại Việt Nam.
Sau lễ ký kết, Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp các nội dung hợp tác giữa Việt Nam và Nvidia được triển khai hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho cả 2 bên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị Nvidia tiếp tục phối hợp, hỗ trợ Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, cùng các doanh nghiệp công nghệ, các trường kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam.
Phía Nvidia cũng cam kết sẽ tiếp tục tư vấn để Việt Nam phát triển lĩnh vực AI bắt kịp xu thế thời đại, nhưng cũng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thống, văn hóa và lịch sử của Việt Nam.
Hiện Nvidia là hãng chip lớn nhất thế giới nói riêng và công ty lớn thứ 2 thế giới, với giá trị vốn hóa 3,49 nghìn tỷ USD, chỉ xếp sau Apple có giá trị vốn hóa 3,67 nghìn tỷ USD.
Giá cổ phiếu của Nvidia đã tăng mạnh kể từ thời điểm "cuộc đua" phát triển trí tuệ nhân tạo bùng nổ trên toàn cầu, khi bộ xử lý đồ họa của Nvidia được sử dụng với số lượng lớn trong các hệ thống máy chủ xử lý trí tuệ nhân tạo.
Trong bối cảnh "cơn sốt" AI vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Nvidia được dự đoán sẽ tiếp tục có sự bùng nổ về doanh thu.
" alt=""/>Nvidia tuyển dụng hàng loạt nhân sự tại Việt NamỞ Campuchia, những định hướng chiến lược về chính sách giáo dục đại học yêu cầu các cơ sở giáo dục phải “xây dựng kế hoạch cải thiện chất lượng quản trị và quản lý” và “xây dựng kế hoạch thành lập một trường đại học kiểu mẫu, chất lượng cao, vận hành dựa trên cơ chế tự chủ”.
Còn tại Việt Nam, Luật Giáo dục đại học đã có những điều chỉnh quan trọng về định hướng và chính sách phát triển, đặc biệt là về vấn đề trao quyền tự chủ cho các trường.
Bà Nguyễn Thị Cúc Phương – Hiệu phó Trường ĐH Hà Nội cho rằng, đối mặt với những thách thức này, các cơ sở giáo dục đại học khó có thể thành công khi vẫn triển khai hoạt động quản trị theo cơ chế cũ như thiếu những dự đoán chính xác về xu hướng thay đổi của nền kinh tế, xã hội; kế hoạch hoạt động được lập thiếu các chỉ số, chỉ báo cụ thể; năng lực quản lý, điều hành chưa phù hợp với bối cảnh mới…
Dự án bao gồm 16 thành viên, trong đó có 6 trường đại học Việt Nam và 2 trường đại học Campuchia là các đơn vị trực tiếp thụ hưởng kết quả.
Trước bối cảnh đó, để hỗ trợ các trường đại học trong khu vực giải quyết các thách thức, Tổ chức các trường đại học Pháp ngữ - Văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã kết nối 15 trường đại học tại châu Âu và châu Á để cùng xây dựng Dự án Đổi mới quản trị đại học tại Đông Nam Á (PURSEA).
Dự án bao gồm 16 thành viên, trong đó có 6 trường đại học Việt Nam và 2 trường đại học Campuchia là các đơn vị trực tiếp thụ hưởng kết quả. Dự án được thực hiện trong 3 năm, kể từ 2020 đến 2023 do Trường ĐH Hà Nội điều phối.
Bà Phương cho rằng, việc Trường ĐH Hà Nội tham gia vào dự án này sẽ có vai trò quan trọng hỗ trợ nhà trường trong công tác tự chủ. Cụ thể, dự án sẽ giúp các trường tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược của mình cũng như đề ra các kế hoạch hành động với những chỉ số cụ thể.
“Cơ chế tự chủ hiện nay đã có rất nhiều điểm thuận lợi, tuy nhiên nội tại của nhà trường về vấn đề quản lý vẫn còn những điểm cần phải đổi mới. Chúng ta cần phải vận hành nhà trường giống như một doanh nghiệp, cần phải năng động và đội ngũ ban giám hiệu phải là những người hiểu rõ nhất về các chỉ số của trường”.
Với dự án này, các đối tác của dự án sẽ hợp tác nghiên cứu, trao đổi và xây dựng mô hình quản trị từ khi khâu hoạch định chiến lược phát triển cho đến việc xây dựng và triển khai kế hoạch hành động phù hợp với đặc thù của từng trường.
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, việc trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, tư vấn giữa các trường sẽ được thực hiện tại các hội thảo chuyên đề và các khóa tập huấn diễn ra tại Việt Nam, Campuchia, Pháp và Bỉ.
Ông Sieang Phen (Viện Công nghệ Camphuchia) cho biết, dự án này có thể đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học ở Campuchia.
“Nếu dự án giúp giải quyết tốt những vấn đề của 2 trường đại học Campuchia tham gia thí điểm, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với những trường đại học khác trong nước. Những kinh nghiệm, sáng kiến và phương pháp mới này chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả trong việc cải cách giáo dục đại học tại Campuchia”.
Trường Giang
- Sáng 18/11, Trường ĐH Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1959 - 2019).
" alt=""/>6 trường ĐH Việt Nam tham gia dự án Đổi mới quản trị đại học tại Đông Nam Á