- Phí phát hành sách giáo khoa (SGK) ở mức 18-25% là thấp hơn mức chiết khấu 30-40% những sách khác của các nhà xuất bản.Chiết khấu phát hành SGK thấp hơn các sách khác
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay, 1/10, báo chí đặt câu hỏi: Quan điểm của Chính phủ và Bộ GD-ĐT như nào về việc mới đây UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng có báo cáo chỉ ra việc độc quyền SGK nhiều năm qua đã gây nhiều hệ lụy. Trong khi đó, NXB Giáo dục thông báo mỗi năm lỗ 40 tỷ đồng nhưng lại giữ mức chiết khấu 25%.
Trả lời câu hỏi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, nghị quyết 40 của Quốc hội giao cho Bộ GD-ĐT tổ chức thay SGK và biên soạn một bộ tài liệu SGK mới.
 |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ |
Bộ đã thành lập nhóm biên soạn, tổ chức biên soạn, thành lập hội đồng thẩm định quốc gia, sau đó chuyển NXB Giáo dục để tổ chức biên tập, thiết kế minh họa, in ấn... Quá trình thực hiện, NXB Giáo dục đã tổ chức đấu thầu in ấn ở tất cả các khu vực.
Ông Độ cho biết, vì SGK phải vận chuyển đến các nhà trường nên NXB đã chia thành 4 khu vực để trực tiếp tổ chức đấu thầu in ấn, để giảm chi phí vận chuyển sách từ các nhà in đến các trường.
Theo Thứ trưởng GD-ĐT, vừa qua, Bộ TT-TT đã có quyết định giao quyền, nhiệm vụ cho 5 NXB có chức năng xuất bản SGK.
“Sắp tới, việc xóa độc quyền sẽ được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 88, đó là việc tổ chức một chương trình có nhiều SGK, theo đó huy động các nguồn lực xã hội hóa để xuất bản SGK”, ông Độ nói.
Về chiết khấu, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho hay, theo báo cáo của NXB, ban đầu chiết khấu có thể từ 20 đến 25%, đến giờ con số chính thức là từ 18 đến 20%.
Ông Độ giải thích, chiết khấu này chính là để thực hiện việc vận chuyển, phát hành sách từ nhà in thông qua các công ty sách, thiết bị trường học, từ đó vận chuyển đến cho các em học sinh.
Báo cáo của Bộ GD-ĐT gửi Chính phủ cho hay, việc phát hành SGK thông qua hệ thống các Công ty Sách-Thiết bị trường học, các đối tác phát hành thuộc các tỉnh, thành trong cả nước. Toàn bộ các chi phí in ấn và phát hành SGK, NXB GDVN phải tự hạch toán, tự cân đối; hoàn toàn không có trợ giá hoặc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, còn phải vay vốn ngân hàng để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh này.
Cũng như vậy, toàn bộ các Công ty Sách-Thiết bị trương học, các đối tác phát hành, các đại lí, cửa hàng bán lẻ... trong kênh phân phối SGK đều hoạt động theo luật doanh nghiệp và chịu tác động của các quy luật của thị trường. Các cấp đại lí (bán hàng) phải tự hạch toán, tự cân đối... không được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong việc phát hành loại sách này.
SGK cũng như mọi hàng hóa khác, để tới được tay học sinh trải qua một quá trình lưu thông trên thị trường. Chiết khấu ở đây được hiểu là phần phí phát hành mà các cấp đại lí trong kênh phân phối dùng để chi trả cho các chi phí trong toàn bộ quá trình bán hàng.
Mức chiết khấu (phí phát hành) đối SGK hiện nay (18-20%) là ở mức rất thấp so với mặt bằng chiết khấu đối với mặt hàng sách nói chung của các nhà xuất bản (35% - 40%). Hơn nữa, giá SGK hiện ở mức thấp, chỉ bằng (30 - 40%) đối với giá của các loại sách khác (có cùng số trang) nên giá trị thu được sau khi phát hành càng nhỏ nên các đối tác phát hành không mặn mà với việc phát hành do phần hoa hồng thu được không đảm bảo bù đắp đủ các chi phí lưu thông, bán hàng.
Nỗ lực giảm chiết khấu
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, để kìm giữ được giá sách giáo khoa như hiện nay đồng thời giảm bớt việc phải bù đắp khoản lỗ trong việc in và phát hành SGK trong 16 năm qua, NXB GDVN đã nỗ lực tìm phương án thuyết phục các công ty Sách thiết bị trường học đồng thuận, cùng chi sẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành để giảm dần chiết khấu đối với SGK.
Chẳng hạn, trước năm 2008, mức chiết khấu được áp dụng từ 21% đến 34% tùy theo địa bàn có khó khăn về điều kiện đường xá (đồng bằng - biên giới, hải đảo), phương tiện vận chuyển (Ôtô - xe thồ, xe ngựa) cũng như mức độ phát triển kinh tế.
Năm 2008, ngoài việc đề nghị các nhà in giữ không tăng giá công in SGKđã đề nghị các công ty Sách TBTH chia sẻ với NXBGDVN một phần khó khăn bằng việc điều chỉnh chiếu khấu phát hành SGK xuống từ 20% đến 27%.
Năm 2010, áp dụng chung mức chiết khấu chung (20%) đối với tất cả các đối tác.
Mức chiết khấu phát hành SGK (18-20%) như hiện nay là một khó khăn rất lớn đối với các Công ty Sách TBTH đặc biệt đối với các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo. Các đối tác phát hành, các Câu lạc bộ Công ty Sách TBTH ở các miền đã nhiều lần kiến nghị hoặc gửi văn bản đề nghị tăng phí phát hành hoặc hỗ trợ chi phí vận chuyển.
Minh bạch, công khai |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng thông tin, tại phiên họp Chính phủ hôm nay, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ trưởng GD-ĐT giải trình, báo cáo với Chính phủ và yêu cầu có giải pháp khắc phục ngay liên quan đến vấn đề người dân, xã hội và ĐBQH quan tâm. Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ đạo việc in ấn, xuất bản SGK phải minh bạch, công khai, làm tốt công tác xã hội hóa, tránh độc quyền, tránh lợi ích nhóm.. “Thủ tướng chỉ đạo rất rõ ràng, liên quan đến trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Bộ phải làm tốt việc này, chuẩn bị trả lời chất vấn nếu QH quan tâm”, ông Dũng nói. |
Thanh Hùng - Hương Quỳnh - Thu Hằng
" alt=""/>Chiết khấu phát hành sách giáo khoa thấp hơn thông thường

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị cho phép áp dụng cơ chế đặc thù triển khai xây dựng tuyến ống truyền dẫn khẩn cấp nước sạch sông Đà từ quốc lộ 21 đến đường vành đai 3.UBND TP Hà Nội cho biết, tuyến ống truyền tải nước sạch từ Nhà máy nước mặt sông Đà cung cấp nước sạch cho TP Hà Nội liên tục xảy ra sự cố vỡ. Từ năm 2012 đến nay, tuyến truyền dẫn này, đã xảy ra 15 lần sự cố vỡ ống. Theo đánh giá nhận định của các cơ quan quản lý, nguy cơ xảy ra vỡ ống truyền dẫn này còn tiềm ẩn ở mức cao, khó kiểm soát.
 |
Từ cuối năm 2012 đến nay đã xảy ra 15 lần sự cố vỡ ống gây thất thoát gần 1,3 triệu m3 nước, phải mất hơn 9,3 tỷ đồng để khắc phục sửa chữa.
|
Trong khi đó, hiện Công ty CP Nước sạch (Vinaconex) thuộc Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Vinaconex đang chuẩn bị triển khai XD tuyến ống truyền dẫn số 2, theo quy hoạch đến năm 2020, đạt công suất 600.000 m3/ngđ, mục đích trước mắt hỗ trợ tuyến truyền dẫn số 1 cung cấp nước sạch. Tuy nhiên, hiện công trình này chưa khởi công và cũng không khẳng định thời gian hoàn thành.
Để chủ động, kịp thời đảm bảo an ninh nguồn nước thời gian tới, thành phố dự kiến xây dựng cấp bách tuyến đường ống truyền dẫn từ quốc lộ 21 về đường Vành đai 3 với công suất khoảng 60.000 đến 70.000 m3 ngày đêm để ứng cứu cho tuyến số 1 hiện có.
Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng tuyến ống truyền tải khẩn cấp khoảng 864 tỷ đồng, vay từ Quỹ Đầu tư phát triển thành phố. Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đã có ý kiến thống nhất chủ trương với đề xuất triển khai xây dựng tuyến đường ống truyền dẫn cấp bách của thành phố.
Do dự án có tính chất quan trọng và cấp bách, Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép đầu tư xây dựng khẩn cấp tuyến đường ống truyền dẫn từ Quốc lộ 21 về đường Vành đai 3 và được thực hiện theo cơ chế đầu tư xây dựng đặc thù.
Đường ống nước sạch sông Đà do Vinaconex làm chủ đầu tư. Từ cuối năm 2012 đến nay đã xảy ra 15 lần sự cố vỡ ống gây thất thoát gần 1,3 triệu m3 nước, phải mất hơn 9,3 tỷ đồng để khắc phục sửa chữa. Mỗi lần xảy ra sự cố ảnh hưởng đến hàng vạn hộ dân. Ngày 19/6/2014, Bộ Xây dựng đã có văn bản nêu nguyên nhân trực tiếp gây vỡ tuyến ống truyền tải nước sông Đà là chất lượng ống không đồng đều, đường ống được làm bằng vật liệu composite, không chịu được lực uốn và biến dạng. Ngày 14/7, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can 7 cán bộ thuộc Cty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex, Ban quản lý dự án (QLDA) cấp nước sông Đà cùng một số đơn vị liên quan về hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. |
Hồng Khanh
Giá nước sắp tăng 20%, cơ quan chức năng nói gì?" alt=""/>Hà Nội xin cơ chế đặc thù làm đường ống nước khẩn cấp