-Đầu tháng 8/2018,ồiâmđơnthưBạnđọcđầutháan ninh Báo VietNamNet tiếp tục nhận được nhiều đơn, thư, email của Bạn đọc và công văn phúc đáp của các cơ quan.
TIN BÀI KHÁC
Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 7/2018-Đầu tháng 8/2018,ồiâmđơnthưBạnđọcđầutháan ninh Báo VietNamNet tiếp tục nhận được nhiều đơn, thư, email của Bạn đọc và công văn phúc đáp của các cơ quan.
TIN BÀI KHÁC
Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 7/2018Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cơ quan ban ngành tỉnh đã chủ động dự báo về tình hình xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đồng thời nhận định nhu cầu tiêu thụ và phục vụ chế biến nội địa có xu hướng tăng lên. Trên cơ sở đó, định hướng các hộ nông dân, doanh nghiệp sản xuất gieo trồng các loại cây trồng phục vụ trong nước và chế biến như ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau xanh… kết hợp mở rộng diện tích loại cây có thị trường tiêu thụ tốt như dưa chuột, bí xanh, bí đỏ…
Đối với sản phẩm chăn nuôi, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, tạo ra nguy cơ thua lỗ với người sản xuất, tỉnh đã khuyến nghị tăng cường áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, giữ ổn định số lượng đàn để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân.
Bên cạnh công tác theo dõi, phân tích, đánh giá thị trường, thông tin về tình hình thông quan tại các cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn các tỉnh cũng được cập nhật kịp thời cho các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh.
Những kinh nghiệm và bài học đã cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng thành tựu khoa học 4.0 trong sản xuất và kinh doanh nông sản, từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân về làm nông nghiệp thông minh với dữ liệu trong tất cả các khâu là nền tảng để đưa ra quyết định và dự báo thị trường.
Thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường tiêu thụ nông sản, Sở NN&PTNT tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương kịp thời cung cấp các thông tin thị trường về mặt hàng nông sản trong nước, cũng như quốc tế; nhu cầu nhập khẩu và các thị trường xuất khẩu chủ yếu để có giải pháp tổ chức sản xuất phù hợp.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản. Quan tâm việc tư vấn, hướng dẫn người sản xuất kỹ năng phân tích, đánh giá thị trường.
Cung cấp các địa chỉ thông tin có chất lượng để người sản xuất, nhất là nông dân tìm hiểu, tham khảo trước khi quyết định đầu tư mở rộng. Hỗ trợ người sản xuất đa dạng hóa thị trường tiêu thụ nông sản, tránh tình trạng phụ thuộc vào một thị trường dẫn đến bị thương lái ép giá.
Công nghệ nâng cao chất lượng nông sản
Năm 2022, nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc duy trì tốc độ tăng trưởng với giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thuỷ sản ước đạt hơn 11.000 tỷ VNĐ. Chuyển đổi số, gia tăng hàm lượng công nghệ trong các khâu sản xuất kinh doanh trở thành chìa khoá mở cánh cửa thị trường trong nước và quốc tế cho các mặt hàng nông sản của tỉnh.
Điểm nhấn trong bức tranh phát triển nông nghiệp tại đây phải kể đến hạ tầng công nghệ thông tin từng bước đã được đầu tư, nâng cấp hoàn thiện; tỷ lệ các hộ chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch thương mại điện tử và nông nghiệp công nghệ cao ngày càng tăng lên.
Cùng với đó là sự thay đổi tích cực trong tư duy, cách làm, đưa thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, tạo thuận lợi cho người dân trong tất cả các khâu, từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng phần mềm quản lý mã số vùng trồng hỗ trợ truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ bà con thiết lập gian hàng số để quảng bá và giới thiệu sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.
Theo số liệu hết năm 2022, Vĩnh Phúc có hơn 16.000 hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng thương mại điện tử, hơn 300 mô hình chăn nuôi quy mô lớn có áp dụng công nghệ số, hơn 1.400 sản phẩm nông nghiệp của 82 doanh nghiệp, hộ sản xuất được kết nối, quảng bá và tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử như Postmart.vn và Voso.vn.
Thế Vinh
" alt=""/>Vĩnh Phúc nâng cao năng lực dự báo thị trường, giải bài toán đầu ra nông sảnMột phần cơ thể chị V.T.H khi nhập viện. Ảnh: BVCC
Chị H. bị bệnh vảy nến. Chị đã mua combo 7 loại thực phẩm chức năng có giá gần 5 triệu đồng. Sản phẩm được người quen quảng cáo gồm vitamin tổng hợp, canxi, omega 3… có tác dụng tăng đề kháng, làm đẹp da và thải độc tố.
Sau 18 ngày sử dụng, chị H. suy kiệt, miệng nổi nhiều mụn nước, mệt mỏi, sốt li bì. Các vết ngoài da giống như bị bỏng khắp từ mặt đến chân. Khi cơn đau ngoài sức chịu đựng, chị được chồng đưa đi cấp cứu ở TP.HCM. Bác sĩ cho biết, chị H. có nguy cơ tử vong khoảng 50% vì nhiễm độc rất nặng.
Ngay khi có bất thường, chị H. đã liên hệ với người bán hàng và được giải thích “cơ thể đang thải độc, thuốc đang phát huy tác dụng”. Đặt lòng tin vào người quen, chị H. suýt phải đổi bằng tính mạng của mình.
Thực phẩm chức năng: Không phải cứ thích là dùng
Theo bác sĩ CK2. Nguyễn Trúc Quỳnh, Khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, bệnh nhân V.T.H. bị hoại tử thượng bì nhiễm độc do sử dụng thực phẩm chức năng. Đây là một phản ứng dị ứng thuốc nặng, xảy ra do đáp ứng miễn dịch bất thường của cơ thể với một vài loại thuốc hoặc chất chuyển hóa trong thuốc.
"Các tá dược hay chất bảo quản có trong thực phẩm chức năng đều có nguy cơ gây dị ứng", bác sĩ Quỳnh nói.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Thiên Tài, Trưởng Đơn vị Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, tác nhân lạ khi đưa vào cơ thể đều có thể gây dị ứng tùy cơ địa mỗi người.
Người dân thường cho rằng, thực phẩm chức năng là đồ bổ và lành, không gây hại. Tuy nhiên, cơ địa mỗi người khác nhau, có thể dị ứng với thành phần hoặc tá dược, chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi… của thực phẩm chức năng đó.
Bác sĩ Trần Thiên Tài lưu ý, người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiền sử đột quỵ, bệnh tự miễn… càng phải cẩn trọng. Nếu thành phần thực phẩm chức năng chứa chất chống chỉ định với loại bệnh, người uống vào lại khiến bệnh nặng hơn.
“Tần suất các ca dị ứng thực phẩm chức năng thấp hơn so với dị ứng thuốc. Tuy nhiên, mức độ không khác nhau, từ nhẹ đến nặng và thậm chí rất nặng”, bác sĩ Tài nói.
Để tránh hậu trả trên, bác sĩ Tài cho rằng, người dân nên chọn loại thực phẩm chức năng có tem kiểm định, nguồn gốc, xuất xứ, thành phần rõ ràng. Khi thành phần có chất từng gây dị ứng cho người dùng thì không nên sử dụng.
Nếu có điều kiện, người mua nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, nhất là với người có bệnh nền. Không tự động bổ sung các loại vitamin vì nếu quá liều có thể gây ngộ độc.
Trong quá trình sử dụng thực phẩm chức năng, ngay khi có triệu chứng khác lạ, mệt mỏi, nôn ói, ngứa, nổi mẩn… người dân cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp.
“Nếu sản phẩm trôi nổi, không nguồn gốc, thậm chí chứa chất cấm có thể dẫn đến nhiễm độc, đe dọa tính mạng người bệnh”, bác sĩ Tài cảnh báo.
Bộ Y tế thống kê, nhân lực phục hồi chức năng của nước ta rất ít, chỉ đạt 0,25/10.000 dân, trong khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo mức 0,5 - 1/10.000 dân. Để đạt được mức trung bình theo khuyến cáo của WHO, Việt Nam hiện còn thiếu khoảng gần 5.000 nhân lực có chuyên môn được đào tạo về phục hồi chức năng.
Đột quỵ trẻ hoá, bệnh nhân không chỉ có nhu cầu phục hồi chức năng đi, nói
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 200.000 người đột quỵ mới. Không chỉ vậy, đột quỵ còn có dấu hiệu trẻ hoá. Trước đây, đột quỵ xếp hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong (sau ung thư, tim mạch), nay bệnh lý này đã lên hàng 2 (vượt ung thư).
Những năm gần đây, mạng lưới cấp cứu, điều trị đột quỵ mở rộng giúp người dân tiếp cận sớm hơn, tốt hơn, nhiều người được cứu sống.
"Tuy nhiên, sau điều trị đột quỵ, rất nhiều người vẫn còn tổn thương, di chứng. 80% có tổn thương nặng nề và 30% trong đó không thể hồi phục" - nguyên Chủ nhiệm khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện 108 Nguyễn Trọng Lưu nói với VietNamNetngày 11/9.
PGS Lưu cũng cho biết, đột quỵ là một trong số các bệnh có nhu cầu tập phục hồi chức năng cao. Đây được xem là bệnh lý đa tàn tật bởi có nhiều dạng khuyết tật khác nhau trong một người bệnh đột quỵ.
Di chứng phổ biến, dễ thấy nhất của bệnh lý này là vận động, nhưng thực tế người bệnh đột quỵ còn có di chứng, rối loạn về nhận thức, giao tiếp, ngôn ngữ, chức năng sinh hoạt. Đặc biệt, bệnh nhân sau đột quỵ cũng có rối loạn tâm lý, cảm xúc, chức năng tình dục (do xu hướng trẻ hoá), hiện ngành Phục hồi chức năng đang dần tiếp cận vấn đề này.
Do đây là bệnh lý đa tàn tật nên phương pháp phục hồi phải đa dạng, đa mô thức từ thuốc, can thiệp ngoại khoa, can thiệp phục hồi chức năng (bằng máy, tay, bài tập và chia ra nhiều giai đoạn).
“Phục hồi chức năng sau đột quỵ được hình dung là giúp người bệnh học lại những động tác quen thuộcnhư một đứa trẻ, từ tập đi, nói, cầm nắm vật dụng…”, PGS Lưu chia sẻ.
Theo WHO, phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ chia ra 4 giai đoạn. Sau giai đoạn cấp, tối cấp diễn ra trong 48 giờ đầu ưu tiên cứu sống bệnh nhân, người bệnh bước vào giai đoạn hồi phục sớm. Giai đoạn 2 này diễn ra từ sau 48 giờ đến 3 tháng, là giai đoạn “vàng”, tuy nhiên thực tế không phải bệnh nhân nào cũng tiếp cận được sớm.
Giai đoạn tiếp theo diễn ra từ 3 - 6 tháng sau đó, cũng là giai đoạn phục hồi tốt nhưng chậm hơn. Sau 6 tháng, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mạn tính. Đặc biệt, theo PGS Lưu, sau 1 năm, tổn thương do đột quỵ cơ bản đã định hình, khả năng thay đổi phục hồi không còn nhiều, dù nếu có tập luyện vẫn tốt hơn.
Thực tế có những bệnh nhân phục hồi tốt sau thời gian dài bị đột quỵ. Điển hình như một nam bệnh nhân 46 tuổi (ở Hà Nội) bị chảy máu não lớn. Sau khi thoát chết, anh chịu tổn thương lớn khi bị di chứng liệt nửa người bên phải.
Đến với PGS Lưu sau 36 tháng từ ngày cấp cứu đột quỵ, anh phải di chuyển bằng xe lăn. Ngoài ra anh còn bị rối loạn ngôn ngữ hỗn hợp rất nặng khi cả diễn đạt, nghe hiểu, tiếp nhận đều không được. Bệnh nhân cũng khó cầm nắm các vật dụng, thầy thuốc, kỹ thuật viên phải buộc dây vào tay để giữ vững.
Sau khi tập được vài tháng, bệnh nhân đi lại dễ dàng hơn, sự co cứng của chi trên nhẹ nhàng hơn. Bác sĩ Lưu đánh giá khả năng cầm nắm thanh tường và các dụng cụ tập của nam bệnh nhân đã dần chắc hơn. Được tập các bài tập tình huống chống đỡ mất thăng bằng chuyên dụng, bệnh nhân đã có thể di chuyển, dù dáng đi chưa được mềm dẻo nhưng tiến bộ nhiều về độ vững chắc và giảm nguy cơ ngã.
Theo vị chuyên gia, bệnh nhân đột quỵ nên tranh thủ phục hồi chức năng trong 1 năm đầu, đặc biệt trong 6 tháng đầu. Việc xác định bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đánh giá tình trạng khuyết tật của người bệnh tại thời điểm đó, như các bài tập theo tầm vận động, tập thay đổi vị thế, tập kiểm soát thăng bằng, tập di chuyển...
Ngoài ra, các bài tập ngôn ngữ trị liệu và hoạt động trị liệu cũng rất cần thiết ở giai đoạn người bệnh đã có những tiến triển hồi phục tốt nhằm giúp cho họ có khả năng giao tiếp, có thể tự độc lập trong sinh hoạt hằng ngày, cũng như trong hoạt động nghề nghiệp về sau.