Bài thi Toán được làm trong vòng 90 phút theo hình thức trắc nghiệm. Thời gian làm bài bắt đầu từ 14 giờ 30 phút.
Theo Bộ GD-ĐT, nội dung đề thi vẫn nằm trong chương trình THPT nhưng sẽ chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.
Về mặt quy chế thi, năm nay Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh, cải tiến một số khâu để tính bảo mật của kỳ thi được tăng cường hơn các năm trước. Đề thi và bài thi phải được bảo quản trong tủ riêng biệt, có khóa và niêm phong. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của công an và những người ký nhãn niêm phong.
Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, có ít nhất một công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và một cán bộ làm nhiệm vụ tại điểm thi của trường đại học, cao đẳng thường trực đêm tại phòng.
Một trong số những điểm khác biệt quan trọng là trường đại học sẽ chủ trì khâu chấm thi tại địa phương. Các trường đại học, cao đẳng địa phương cũng không còn được tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình như trước đây.
Phần mềm chấm thi trắc nghiệm cũng được cải tiến, nâng cấp nhằm nâng cao tính bảo mật. Theo đó, phiếu trả lời trắc nghiệm sẽ được “đánh phách” điện tử.
Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các khâu tổ chức kỳ thi; phối hợp với các cơ quan, nhất là cơ quan công an để tập huấn kỹ về nghiệp vụ tổ chức thi cũng như kỹ năng phòng chống, phát hiện gian lận, nhất là gian lận sử dụng công nghệ cao.
BAN GIÁO DỤC
" alt=""/>Đáp án mã đề 116 môn Toán thi THPT quốc gia 2019
![]() |
Bà mẹ trẻ Casey Fischer |
Đó là câu chuyện mà cô sinh viên, bà mẹ trẻ Casey Fischer đã trải qua và kể lại.
Casey Fischer cho biết, khi cô đang trên đường tới tiệm Dunkin’ Donuts thì thấy một người đàn ông vô gia cư đang ngồi bên vệ đường.
Khi Casey bước vào trong cửa hàng thì cũng thấy người đàn ông đi vào, đếm tiền để mua thứ gì đó. “Có lẽ là ông ấy chỉ có 1 đô la nên tôi mua cà phê và bánh mỳ cho ông, rồi mời ông ấy ngồi xuống cùng tôi”.
Lúc này, người đàn ông bắt đầu trải lòng về cuộc đời mình, về cách đối xử tồi tệ của mọi người với ông vì ông là người vô gia cư. Nhưng tất cả những gì mà ông muốn là trở thành “người mà mẹ ông có thể tự hào”.
Ông nói về việc ma tuý đã biến ông thành một kẻ mà chính ông cũng cảm thấy chán ghét, về việc mà mẹ ông đã qua đời vì căn bệnh ung thư, về việc ông chưa từng biết mặt bố.
Trong suốt cuộc trò chuyện, Casey biết tên ông là Chris.
“Chris là một trong số những người chân thành và thật thà nhất mà tôi từng gặp” – cô nói.
![]() |
Mẩu giấy nhàu nát mà người đàn ông vô gia cư để lại |
Sau một giờ trò chuyện, Casey nhận ra cô cần quay trở lại lớp học nên đã nói lời tạm biệt Chris. Nhưng trước khi chia tay, ông đã bảo cô đợi một chút để viết một thứ gì đó.
“Đưa cho tôi một mẩu giấy nhàu nát, ông xin lỗi vì chữ viết nghuệch ngoạc. Ông mỉm cười rồi bỏ đi” – cô nói.
Sau khi Chris đi, Casey mở mẩu giấy và đọc được: “Ngày hôm nay tôi đã muốn tự sát. Nhờ cô mà tôi đã không làm vậy. Cảm ơn cô, cô gái xinh đẹp”.
Câu chuyện của Casey được chia sẻ trên trang Facebook “Love What Matters” – nơi mà mọi người thường chia sẻ những câu chuyện khó khăn của bản thân.
Bức ảnh chụp lại mẩu giấy mà Chris để lại cho Casey đã nhận được gần 700.000 lượt “like” trên trang “Love What Matters” và câu chuyện đầy tình người này được lan truyền rộng khắp mạng xã hội.
Nguyễn Thảo(Theo Huffington Post)
" alt=""/>Cái kết không ngờ của một hành động tử tế“Aaron thân mến,
Vì có vẻ như con đã quên rằng con đang là một cậu bé 13 tuổi và ta là mẹ của con, và con sẽ không thể tự kiểm soát được, nên ta nghĩ cần phải dạy cho con một bài học về tính tự lập. Hơn nữa, con còn huênh hoang nói rằng con đang kiếm được tiền, và sẽ dễ dàng mua trả lại ta những thứ mà ta đã từng mua cho con.
Nếu con muốn dùng điện hay mạng Internet, con cần phải chi trả cùng ta những khoản sau đây:
Tiền thuê nhà: 430 đô
Tiền điện: 116 đô
Tiền Internet: 21 đô
Thực phẩm: 150 đô
Con cũng sẽ phải đi đổ rác vào thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, và quét nhà, hút bụi vào những ngày này. Con cũng cần dọn phòng tắm sạch sẽ hàng tuần, tự chuẩn bị bữa ăn và dọn dẹp. Nếu con không làm được những việc này, mẹ sẽ thu của con 30 đô phí giúp việc mỗi ngày để làm những việc đó giúp con.
Nếu con quyết định muốn quay trở lại làm con trai của mẹ, thay vì làm người ở chung nhà, chúng ta có thể thương lượng các điều khoản.
Yêu con,
Mẹ”
Sau khi đọc được bức thư, con trai chị đã vò nát tờ giấy, nổi giận, nhưng sau đó cậu bé đã xin lỗi và hỏi mẹ cậu phải làm gì để có thể lấy lại một số vật dụng mà mẹ cậu đã thu hồi.
Đăng tải của chị Estella nhận được 85.000 lượt like và hơn 160.000 lượt chia sẻ trên Facebook. Mặc dù nhận được nhiều phản ứng trái chiều – có những người ủng hộ cách làm của cô, cũng có những người cho rằng chị quá nghiêm khắc, Estella cho biết chị chỉ muốn chia sẻ câu chuyện với người thân và bạn bè, chứ không chủ ý chia sẻ rộng rãi.
Tuy nhiên, sau đó Estella cũng giải thích với những người ủng hộ và phản đối cách làm của mình về những kỳ vọng mà cô thực sự muốn ở con trai và về quan điểm dạy con của mình.
“Tôi sẽ không đẩy đứa con 13 tuổi của mình ra đường cho dù thằng bé không thể trả một nửa tiền thuê nhà. Tôi cũng không muốn con trai phải trả tiền cho bất cứ thứ gì. Tôi chỉ muốn thằng bé tự hào khi ở trong nhà mình, trong không gian của mình và biết ơn những thứ mà chúng tôi đang có. Tôi viết tờ hóa đơn đó cho thằng bé chỉ muốn nói rằng không có thứ gì là miễn phí cả” – chị nói.
Bà mẹ này cũng khẳng định rằng chị không quá nghiêm khắc với con trai, mà chỉ đang dạy cậu bé về thế giới thực. “Thằng bé muốn những đặc quyền của việc trưởng thành nhưng lại không muốn phải chịu trách nhiệm đi kèm”.