Dưới đây là góc nhìn của độc giả Phan Trần (trú tại Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) về vấn đề này:
Hạ tầng giao thông tại Việt Nam trong những năm gần đây đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều tuyến đường cao tốc.
Không thể phủ nhận đường cao tốc giúp các phương tiện lưu thông nhanh chóng, an toàn hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của cả một khu vực phát triển. Tuy vậy, so với đường nội đô hay các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ thông thường thì lái xe trên đường cao tốc cũng đòi hỏi người tài xế phải có những kinh nghiệm, kỹ năng tốt và thậm chí cả văn hoá lái xe chuẩn chỉnh hơn.
Một trong những kiểu lái xe đã và đang được cộng đồng đưa ra "mổ xẻ" và tranh cãi gay gắt trong những ngày qua chính là việc dù đi với tốc độ không cao nhưng nhiều tài xế cứ "ôm" làn trong cùng bên trái. Điều này không chỉ sai cả về Luật Giao thông đường bộ (phương tiện có tốc độ cao hơn đi bên trái, tốc độ nhỏ hơn đi bên phải) mà còn gây ức chế cho người đi sau.
Với tôi, nếu chạy xe trên các tuyến đường cao tốc có từ 3 làn xe (gồm 2 làn chính và 1 làn khẩn cấp) trở lên (làn số 1 là làn bên trái, có tốc độ cao nhất; làn số 2 là làn giữa; làn số 3 là làn khẩn cấp), tôi sẽ lựa chọn ưu tiên cho xe di chuyển ở làn đường thứ 2 thay vì "ôm" làn đường bên trái. Đơn giản vì đây là làn đường an toàn nhất, bởi nhiều nguyên nhân.
Lý do đầu tiên,khi lái xe ở làn số 2, chúng ta có tầm nhìn rộng hơn, có thể quan sát tốt dòng xe lưu thông ở làn đối diện cũng như làn xe cùng chiều, lại không bị khuất tầm nhìn bởi cây cối ở những đoạn đường cong về bên trái. Những ai từng lái ô tô ở Đại lộ Thăng Long, qua những đoạn đường cong sẽ hiểu nhất điều này.
Trường hợp làn đường bên kia có xe mất lái lao sang hoặc vật thể "bay" không xác định (khúc gỗ, đá, hàng hoá, nước bắn,...) thì làn đường số 1 sát với phần làn đường đối diện nhất sẽ là nơi “dính đòn” sớm nhất. Còn các làn bên ngoài ít chịu ảnh hưởng bởi những rủi ro này.
Lý do thứ hai,khi có chướng ngại vật trước mặt (xe cùng chiều gặp sự cố, phanh gấp hoặc có đất đá văng ra đường), nếu bám làn đường số 1, chúng ta chỉ có một phương án tránh duy nhất là đánh lái sang làn số 2. Khi đó, nếu không quan sát kỹ, rất dễ tạt đầu xe đang di chuyển ở làn đường này.
Ngược lại, khi bám ở làn số 2, chúng ta có nhiều hơn một phương án để tránh chướng ngại vật. Ngoài việc đánh lái sang làn số 1 thì phương án đánh lái vào làn khẩn cấp bên phải là rất an toàn bởi trên trên lý thuyết, sẽ không có xe nào đang di chuyển ngay phía sau ở làn đường này.
Bản thân tôi thấy những tai nạn kiểu "dồn toa" trên đường cao tốc chủ yếu xảy ra ở làn số 1, không hẳn bởi tốc độ di chuyển của xe cao hơn mà còn vì lý do lái xe có quá ít sự lựa chọn cho việc đánh lái tránh.
Và thứ ba, nếu chúng ta đi ở làn số 1, các xe sau muốn vượt, phải chuyển sang bên phải (làn số 2). Với đặc điểm tay lái thuận và lái xe ngồi bên trái như ở Việt Nam thì việc vượt bên phải là không an toàn do tầm nhìn bị hạn chế. Với tâm lý của một lái xe, việc liên tiếp phải chuyển làn sang phải để vượt lên những xe đi chậm bám làn trái sẽ rất ức chế.
Ngoài ra, đối với những đường cao tốc có dải phân cách bằng bê tông cứng và cao (như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) thì ở làn số 1 sẽ có những cơn gió quẩn rất mạnh, có thể làm các xe nhỏ mất lái. Đi gần dải phân cách cũng là một trong những lý do khiến người lái bị hoa mắt, sinh ảo giác,... gây mệt mỏi cho lái xe trong thời gian dài.
Với các lý do trên, tôi thường xuyên lựa chọn làn đường số 2 khi lái ô tô trên cao tốc. Trừ lúc vượt xe, tôi chả tội gì phải "ôm" làn đường bên trái cho khổ, vừa nguy hiểm lại dễ bị các lái xe khác "lườm" nếu vô tình trở thành vật cản của họ.
Độc giả Phan Trần (Hà Nội)
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Lần đầu tiên sau nhiều mùa giải đứng trên đỉnh vinh quang, Hà Nội FC không còn là điểm đến hay chính xác hơn là thiếu sức hút với những cuộc chia tay khiến nhiều người tiếc nuối ngay đầu mùa bóng 2022.
Đầu tiên là Trần Đình Trọng khi trung vệ tuyển Việt Nam nói lời chia tay cùng các nhà cựu vô địch V-League chuyển đến Topenland Bình Định với chế độ đãi ngộ tốt hơn.
Ngay trước khi V-League 2022 tạm nhường chỗ cho tuyển Việt Nam, U23 Việt Nam hội quân, người hâm mộ đội bóng Thủ đô một lần nữa đón tin không thật dễ chịu: Quang Hải, ngôi sao sáng nhất của Hà Nội FC trong vài năm qua rộ lên thông tin quyết định ra đi.
![]() |
Sau Đình Trọng, Hà Nội FC có vẻ như sắp mất thêm Quang Hải |
Với Đình Trọng có thể là dễ hiểu, nhưng trường hợp Quang Hải thì việc Hà Nội FC không thể giữ chân tiền vệ này thực sự bất ngờ. Bởi ai cũng hiểu đội bóng Thủ đô muốn cầu thủ người Đông Anh ở lại hơn bao giờ hết nhằm xây dựng một biểu tượng mới của CLB.
Chưa là một cuộc tháo chạy, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, đội chủ sân Hàng Đẫy mất liền 2 cầu thủ tài năng nhất do chính họ đào tạo, nuôi dưỡng và kỳ vọng thực sự quá bất ngờ nếu nhìn vào tiềm lực, khát vọng hay cả những chiến tích chói lọi tại V-Leagu nhiều năm qua.
Quang Hải về đâu?
Trên thực tế, Quang Hải vẫn đang thuộc biên chế Hà Nội FC, vì đến ngày 12/4 hợp đồng giữa tiền vệ số 19 và đội chủ sân Hàng Đẫy mới kết thúc. Nhưng khả năng rất cao đội bóng Thủ đô không thể giữ được chân cầu thủ người Đông Anh sau khi đàm phán thất bại.
Câu hỏi được đặt ra: với thương hiệu, tài năng của Quang Hải, đội bóng nào mới có thể đáp ứng được đủ tiêu chí mà số 19 này đặt ra, từ lương thưởng đến tiền lót tay, môi trường chơi bóng?
![]() |
và câu hỏi đặt ra, tiền vệ con cưng của HLV Park Hang Seo cập bến đỗ nào trong tương lai |
Nhìn ở V-League lúc này, dường như chỉ có Viettel và Topenland Bình Định là đủ khả năng về tài chính lẫn tham vọng để chiêu mộ Quang Hải.
Nhưng ngặt một nỗi mùa bóng 2022 đã khởi tran, vì vậy nếu có được chữ ký của Quang Hải thì cũng phải đến giai đoạn 2, tiền vệ này mới được ra sân. Hiếm có đội bóng V-League nào chấp nhận phung phí tiền bạc, thời gian như thế với Quang Hải, dù rằng Viettel từng chấp nhận "nuôi không" Trọng Hoàng trong nửa mùa bóng do trễ hẹn đăng ký.
Con đường còn lại là xuất ngoại, nhưng Quang Hải sẽ cập bến giải đấu nào khi các giải VĐQG châu Á đã khởi tranh, trong khi châu Âu cũng kết thúc rồi trở lại sau khoảng 3 tháng nữa?
Nói thế chẳng có nghĩa rời Hà Nội FC, Quang Hải đang đánh đu với sự nghiệp. Nhưng bảo rằng an toàn thì không hẳn bởi chỉ cần một khoảng thời gian ngắn “ngồi chơi xơi nước” hay tập chay khó ai dám bảo phong độ có thể giữ một cách tốt nhất.
Cửa ra đi là lớn, và Quang Hải dường như cũng muốn thử thách ở môi trường châu Âu, giống như đàn em Đoàn Văn Hậu từng trải qua. Nhưng chia tay thế nào cho trọn vẹn, hợp lý hợp tình mới là thử thách lớn của Quang Hải trong thời điểm hiện tại.
Và có hay không một quyết định "quay xe" phút chót?
Highlights Hà Nội FC 0-0 TPHCM (nguồn: On Football)
Xuân Mơ
Danh sách tập trung tuyển Việt Nam chuẩn bị cho hai trận gặp Oman và Nhật Bản có nhiều thay đổi về nhân sự.
" alt=""/>Hà Nội FC thiếu đi sức hút, Quang Hải về đâuTrong một video khác vào tháng 7/2023, cặp đôi tiết lộ việc mang thai là ngoài dự kiến, chỉ 10 tháng sau khi họ chào đón đứa con gái thứ ba.
Khi đó, người chồng lo sợ việc có thêm con gái, vì anh từng bị xã hội chế nhạo không có con trai. Còn người vợ nói sẽ phấn đấu và tiếp tục cố gắng, tỏ lòng biết ơn trước hành động của anh.
Trong một video khác đăng tải vào ngày 25/2, người phụ nữ lên cơn co thắt đau đớn, đi lại khó khăn dọc hành lang bệnh viện và dựa vào lan can để được hỗ trợ. Mỗi bước đi, chồng đều đưa cho cô vài trăm nhân dân tệ.
"Hai năm trước, khi tôi sinh con gái thứ ba, anh đã thưởng cho tôi 2.000 nhân dân tệ (gần 7 triệu đồng) để khuyến khích tôi đi bộ nhiều hơn, với mức thưởng 200 nhân dân tệ (gần 700.000 đồng) mỗi bước", cô kể.
Lần này, cô được chồng thưởng nóng 10.000 nhân dân tệ (hơn 34 triệu đồng) sau khi sinh con trai. Nhìn thấy nhiều tiền như vậy, cô nói các cơn co thắt "chợt bớt đau đớn hơn".
Ngoài ra, người phụ nữ còn chia sẻ một đoạn video bày tỏ lòng biết ơn đối với chồng vì đã chăm sóc cô trong thời kỳ hậu sản.
"Đây là những điều anh chưa bao giờ làm sau khi tôi sinh ba cô con gái. Có con trai dường như khiến anh trân trọng sự hi sinh của tôi hơn", cô nói.
Tuy nhiên, dư luận Trung Quốc nổ ra tranh cãi, nhiều người cho rằng tình yêu đích thực sẽ không buộc người phụ nữ phải mạo hiểm sức khỏe và chịu đựng nhiều lần sinh nở đau đớn chỉ để người đàn ông có được con trai.
"Nếu chồng bắt tôi sinh 4 đứa con chỉ để anh ấy có con trai thì dù có quỳ 100 lần tôi cũng không quan tâm", một người bình luận.
"Những người bị ám ảnh như thế này không phải quỳ trước vợ mà là quỳ trước đứa con trai mới sinh của họ", một người khác bày tỏ.
Trả lời Jiupai Newsvào ngày 26/2, người chồng cho biết cặp đôi đã bên nhau 13 năm, 4 lần sinh nở vì gia đình.
"Việc tôi quỳ trước vợ mình là điều bình thường", anh nói.
Để bảo vệ chồng, người vợ cũng lên tiếng, cho rằng việc chồng quỳ gối không phải chỉ để diễn cho người khác xem. "Anh ấy hiểu sự hi sinh của tôi", cô nói.
Theo Dân trí