Chị Phạm Thị Ngọc Hà (36 tuổi, Wellington, New Zealand) là người rất yêu thiên nhiên, cỏ cây hoa lá. Chị thích được sống ở những ngôi nhà bình yên, nhiều hoa như trong phim ảnh. Năm 2017, được chuyển về ngôi nhà mới, chị Hà rất hứng khởi. Chị cùng chồng bắt tay cải tạo khu vườn như mong muốn của riêng mình .Căn nhà mới hoàn toàn trống trơn, vườn tược chỉ có vài cây dại. Đất đai khô cằn, chứa nhiều sỏi đá, rác thải vật liệu xây dựng. Vậy nên chị Hà đã vạch ra bản vẽ nhằm phân chia, cải tạo vườn thành các khu vực trồng cây, hoa cho phù hợp.
Tay không cải tạo mảnh vườn sỏi đá
Tự nhận mình không có nhiều kinh nghiệm trồng trọt, chị Hà phải học hỏi kinh nghiệm, kiến thức từ mẹ ruột của mình. Mẹ chị vốn là người rất giỏi việc vườn tược và có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cây cối.
 |
Chị Hà đã có vườn hồng như mơ ước. |
Thời gian đầu có mẹ sang thăm và hỗ trợ, công việc cải tạo vườn của chị Hà nhàn hơn rất nhiều.
Đối với chị, công cuộc cải tạo vườn không hề đơn giản, thậm chí rất vất vả. Nhưng với tình yêu thiên nhiên, có khó mấy chị cũng không ngại.
Dưới cái nắng của mùa hè New Zealand, chị Hà và mẹ đội nón lá, mặc đồ chống nắng, bịt kín mặt xới đất, tay không lọc bỏ từng viên sỏi. “Nhiều hôm ngồi xổm nhặt sỏi lưng đau đến ê ẩm, hai mẹ con vẫn cố gắng”, chị Hà kể.
Khi vườn đã vơi bớt sỏi đá, chị Hà mua bổ sung đất chuyên dụng. Sau khi đào các hố đất sẽ đi rải phân bón dưới từng gốc. Chị còn thuê nhiều chuyến xe chở mủn vỏ cây về. Các bao nằm la liệt trước sân nhà. Chị Hà tự xúc chất đầy xe đẩy, mang rải đều trên bề mặt đất trồng nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng, giữ ẩm cho cây.
 |
Những khóm hồng ngào ngạt hương thơm |
Riêng khu vực thảm cỏ, sỏi đá lợn cợn hầu như không thể loại bỏ, cỏ dại còn mọc nhiều. Ban đầu, chị nhổ cỏ dại bằng tay vì không muốn đất ngấm chất hóa học. Nhưng vì có nhiều loại “cứng đầu’’, bám sâu và lan rộng xuống lòng đất nên cuối cùng chị phải sử dụng đến thuốc diệt cỏ. Phải mất đến 3 năm, thảm cỏ mới mọc xanh mượt, ưng ý.
Chị Hà bộc bạch: “Để có khu vườn rực rỡ như ngày hôm nay, mẹ mình chính là người đầu tiên xây dựng nền móng vững chãi. Ngay cả khi đã về Việt Nam, bà vẫn thường xuyên nhắc nhở và hướng dẫn mình cách chăm vườn”.
Qua đó, chị Hà lại có thêm nhiều kinh nghiệm chăm hoa. Vào mùa lạnh, hoa hồng ngủ đông nhưng vẫn phải tỉa cành, bón phân, phun thuốc nhằm thúc đẩy sự phát triển của cây khi sang xuân. Các cây hồng thân to, bao phủ rộng, gai mọc tua tủa khiến chị nhiều lần bị cào rách mũ, quần áo, găng tay khi cắt tỉa. Khi xuân về, hồng chớm nở nụ non, nhìn rất bắt mắt.
 |
Chị Hà coi đây là tài sản tinh thần vô giá |
Chị tự chế hỗn hợp nước, dung dịch nước rửa bát và dầu neem, xịt 2 tuần/lần để tránh sâu bọ, giúp bông nở không bị dị dạng. Hoa hồng nở liên tục từ mùa xuân cho đến mùa thu. Sau mỗi đợt hoa sẽ cắt bỏ bớt cành tàn để cây phát triển trông đồng đều hơn.
Mùa hè ở New Zealand dù nhiệt độ nền không quá cao nhưng nắng gắt, ít mưa. Chị Hà tưới nước đều đặn vào mỗi buổi chiều hoặc sáng sớm. Sau này, chị lắp đặt thêm hệ thống máy phun nước để việc chăm vườn đỡ cực hơn.
Nhờ nỗ lực của bản thân, được ông xã giúp, đam mê của chị đã thành hiện thực. Sau hơn 4 năm, cành hồng đã vươn cao, phủ kín hoa khiến chị rất hài lòng.
Vườn hồng cổ tích ai đi qua cũng muốn dừng chân ngắm nhìn
Hiện tại, vườn hồng nhà chị Hà đang “thời con gái”, đâm bông rực rỡ. Không chỉ trồng hoa hồng, chị còn trồng xen kẽ, đa dạng các loài như mẫu đơn, anh đào, cúc, cẩm tú cầu, thủy tiên, thược dược…và nhiều giống hoa, cây xanh đặc trưng xứ người.
 |
Hoa hồng đang độ nở rộ, ai đi qua cũng phải đứng lại ngắm nhìn. |
Tuy công việc bận rộn, còn chăm con nhỏ nhưng chị và ông xã vẫn cố gắng chăm sóc vườn mỗi tuần một lần. Đến khi hồng vào vụ hay bước vào thời gian quan trọng, anh chị sẽ dành nhiều thời gian hơn.
"Mát tay" trong việc trồng trọt, vườn hồng của chị Hà suốt 4 mùa đều rực rỡ, ong bướm bay lượn khắp nơi, hương thơm tỏa ngào ngạt. Bất cứ ai đi qua đều dừng chân ngắm nhìn, khen ngợi.
 |
Vườn hồng đẹp như khu vườn cổ tích |
Vườn hồng được xem như thú vui, hạnh phúc, niềm tự hào của chị Hà. Mỗi ngày chị đều dành ít nhất 1 tiếng ra vườn thưởng hoa, nghe tiếng chim ca.
“Mình cảm thấy như đang được sống trong những giấc mơ. Vườn hồng chính là tài sản tinh thần vô giá của mình. Nơi đây chứa đựng nhiều tình cảm, kỷ niệm đẹp. Đây là nơi mình xây dựng tổ ấm, là nơi con gái mình khôn lớn từng ngày. Đây cũng chính là nơi có bóng dáng mẹ lom khom làm vườn”, chị Hà chia sẻ.
Thanh Anh
(Ảnh: NVCC)

Giám đốc bỏ phố về làng, cải tạo nhà đổ nát để trồng rau, sống an yên
Sau khi chọn cuộc sống ở làng quê, người đàn ông cùng các thành viên trong gia đình biến nhà đổ nát thành không gian sống xanh với vườn rau trên cao.
" alt=""/>Vườn hồng đẹp như cổ tích của mẹ Việt ở New Zealand

 |
Nghĩa trang liệt sĩ quê tôi. |
Những người ở đây sinh thời ở những vị trí khác nhau, tuổi tác khác nhau,... nhưng giờ đây, họ nằm trong những ngôi mộ vuông vức đều nhau.
Chuyện đời họ chỉ còn những mảnh vụn trong tâm tưởng của một vài ai đó. Tôi nhớ trong một cuốn phim, người bạn trai biết mình sắp chết, nói: "Em nói bố vẫn sống trong tâm trí của em mà. Rồi anh cũng sẽ như vậy thôi". Cô gái mới òa khóc mà rằng: "Tâm trí con người bé nhỏ lắm, sự thật là em chẳng nhớ nhiều về bố nữa rồi".
*
Mỗi bận cúi người thắp hương, phút rất lặng, tôi lại lén nhìn ba. Hình dung hiện lên trước mắt tôi những đường nét khắc khổ, mái đầu bạc lấm tấm còn tay đã bắt đầu trổ đồi mồi.
Người đàn ông này từng cầm súng thời loạn ly khói lửa. Bắp đùi ông đến giờ vẫn hằn nguyên vết đạn thù. Cả một đời, ông đã sống và giữ đúng những phép tắc bản ngã của mình.
Tôi biết ba gây nhức nhối cho nhiều người lắm. Đơn giản là ông không thích đứng trong guồng quay chung. Thành ra, ông gây nhức nhối, cứ thế hơn nửa đời người. Ông hưu không sớm, chẳng muộn, đã là thành công lớn.
Có một người đã thù hằn ba sâu sắc. Người này, tôi vẫn nhớ. Đó là một người đàn ông với khuôn mặt dữ dằn, ánh nhìn sáng quắc, trông tưởng chừng như cương nghị. Trong ký ức tuổi thơ vụn vặt mơ hồ, tôi nhớ ông khi ấy vẫn còn là một thanh niên, thường chơi bóng chuyền mỗi chiều trong sân trường chính trị cũ, cạnh mấy khu nhà tập thể. Ông cùng ba tôi đập bóng, ghi điểm, vỗ tay nhau cười vang sảng khoái. Tiếng cười của những người đàn ông. Tôi ước gì mọi thứ sẽ mãi mãi tinh khôi như vùng ký ức đó.
Rồi tôi lớn lên, đi khỏi quê hương, nơi chất chứa cả một bầu tuổi thơ trong lành. Đến khi đi xa rồi nhìn lại, quê hương chỉ còn là vùng ký ức đau buồn mà mỗi lần nhớ lại, bên tai tôi hãy còn văng vẳng nghe lời thề cay độc "thù cha con trả".
Năm 2016, tôi đọc thông tin một sự kiện tiêu cực. Nửa đêm nơi đất khách quê người, tôi vùng dậy khỏi chăn vì đau nửa đầu. Tôi mê sảng trong tưởng tượng ba sẽ rơi vào hoàn cảnh của bản tin ban sáng cùng tiếng cười hỉ hả, sung sướng lẫn độc ác của cộng đồng.
*
Ông trở về nhà, mở văn phòng luật sư và làm vườn. Mỗi sớm mai thức dậy, ông lại đàn cho mẹ hát như hồi mẹ còn con gái; buổi trưa sẽ nấu một bữa thật ngon còn buổi tối cùng mẹ tôi xem TV, thỉnh thoảng bật đài nghe xem con trai họ nói gì trong một talkshow phát thanh.
Ba là số rất ít người về hưu không ẩn ức; không bộc lộ, trút xả những thù hằn, hờn căm, đay nghiến, chì chiết lên cuộc đời này.
 |
|
Khi chắc chắn rằng "viễn cảnh" đó sẽ không thể trở thành sự thực được nữa, tôi thôi những giấc mơ ám ảnh tiêu cực, dù câu chuyện người chết mang theo những bí mật và tiếng cười cay nghiệt của đồng loại xuống mồ vẫn đeo đuổi tôi một thời gian dài. Thỉnh thoảng, tôi nghe người xung quanh bình phẩm về đồng loại mà không rõ là họ đang cười hay đang than khóc, la hét, rền rĩ nữa.
Vài năm trước, ba và mẹ tôi đi đám tang của người ấy - người đã cay độc thề rằng "thù cha con trả". Ông lìa trần vì ung thư gan dù nhỏ hơn ba tôi 20 tuổi. Đám tang của ông diễn ra như bao đám tang ở đây. Người miền Tây chúng tôi hằng tin rằng "nghĩa tử là nghĩa tận". Chết là hết. Tội nghiệp bao nhiêu cũng trôi theo dòng Vong Xuyên.
Ba tôi vẫn thế, không bình phẩm bất cứ điều gì. Vì hơn thảy lời lẽ trên đời, cách ông gìn giữ lý tưởng đến cùng khiến tôi luôn thấy mình bé mọn. Đến hôm nay, khi tôi vẫn hiểu đời đầy bon chen ích kỷ và mình đủ bản lĩnh trong vòng xoay đó, thì về nhà, đứng trước ba, tôi vẫn cứ bé mọn, giản đơn.
Rồi trong giấc mơ nào, tôi bỗng thấy lại dưới nắng chiều nhợt nhạt, người đàn ông kia khi ấy vẫn còn là thanh niên, cùng ba tôi giữa sân trường chính trị đập bóng, ghi điểm, vỗ tay cười khà khà sảng khoái. Dãy nhà tập thể năm xưa dẫu nhuốm bụi thời gian nhưng chẳng thể phai mờ.
Vì tôi biết ở đây, tôi đã tìm thấy tôi của một thời trong trẻo.
Sau loạt bài "Cha mẹ trong tim tôi", Ban Đời sống sẽ đăng tải các bài viết chủ đề "Thanh xuân của chúng ta". Mời độc giả gửi bài viết phù hợp về email: [email protected]. Trân trọng! |
Sang Lê

Cha tôi ngồi trên đống rơm
Ông lão cởi trần ngồi trên nóc đống rơm. Không biết, trong đầu ông lúc ấy đang nghĩ những gì, ngoài những điều ông ghi chép vào trong cuốn sổ mà sau này tôi đã được đọc...
" alt=""/>Cách ba đối diện với 'người thù hằn' dạy tôi bài học sống