Nhạc sĩ Phó Đức Phương đã chính thức đọc bức tâm thư xin thôi giữ chức Giám đốc Trung tâm Bản quyền trước toàn thể hội viên.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương đã chính thức đọc bức tâm thư xin thôi giữ chức Giám đốc Trung tâm Bản quyền trước toàn thể hội viên.
Tôi quen Toan khi đi sửa xe tại một cửa hàng ngay gần siêu thị nơi tôi làm việc. Hôm đó vừa tan ca chiều, dắt xe ra thì không hiểu vì sao mà chiếc xe của tôi dở chứng, đẩy đạp kiểu gì cũng không nổ. Hì hục mãi cuối cùng tôi đành dắt bộ chiếc xe đến cửa hàng sửa xe cách siêu thị gần một cây số.
![]() |
Ảnh: Luvpics4u |
Toan là thợ kỹ thuật của cửa hàng, ra nhận xe tôi vào xưởng. Theo lời Toan thì do xe đã cũ, lại không được thay dầu chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên nên đã bị hỏng khá nhiều nơi.
Chiếc xe bị tháo tung toé đến gần 2 tiếng đồng hồ mà vẫn chưa đâu vào đâu. Thấy tôi sốt ruột vì trời đã nhá nhem tối, Toan bảo tôi lấy xe của anh đi về, ngày mai mang qua cửa hàng trả xe cho anh cũng được.
Ngần ngại vì xe của người lạ, nhưng nhà xa, xe lại không biết đến khi nào mới sửa xong, tôi đành lý nhí cảm ơn Toan rồi đi xe anh về nhà. Nhờ lần xe hỏng tình cờ ấy mà chúng tôi quen rồi yêu nhau.
Toan quê ở một tỉnh miền núi, nhà có tới 5 anh chị em. Theo lời Toan kể thì bố mẹ anh có một quầy hàng tạp hoá nhỏ, nhưng ở vùng đồi núi heo hút ấy thì khó để có thể lo dư ăn đủ mặc cho gần chục miệng ăn. Vậy là anh em Toan cứ lần lượt rời nhà đi tìm việc làm khi người học hết cấp 2, người học hết cấp 3.
Toan xuống thành phố học nghề sửa xe máy hơn 1 năm rồi được nhận vào làm ở cửa hàng này. Đồng lương ở cửa hàng cũng giúp Toan trả được tiền trọ, trang trải cuộc sống hàng ngày chứ cũng chẳng dành dụm được gì vì là "trai chưa vợ".
Yêu Toan được gần nửa năm thì tôi đưa anh về nhà chơi, vài lần như thế thì bố mẹ tôi bảo Toan dọn đến ở phòng của anh trai tôi đang công tác trong quân đội để đỡ mất tiền thuê trọ. Toan rối rít cảm ơn bố mẹ tôi, rồi mời gia đình tôi khi nào có dịp về thăm gia đình anh.
Ở nhà tôi được nửa năm, Toan béo trắng ra, lên mấy cân và trông ra dáng trai thành phố. Hàng ngày Toan chỉ việc đi làm, chiều về đã có cơm ngon canh ngọt, quần áo thay ra có tôi giặt giũ phơi phóng rồi gấp xếp đàng hoàng. Bố mẹ tôi cũng khá hài lòng khi thấy Toan nói năng lễ phép, lại cũng chăm chỉ làm ăn nên ông bà còn rậm rịch chuẩn bị các thứ cho chúng tôi làm đám cưới.
Thế nhưng tôi không thể ngờ được rằng khi mình đang lâng lâng nghĩ về đám cưới với người chồng hết lòng yêu thương vợ thì phát hiện ra một sự thật phũ phàng. Mọi chuyện vỡ lở khi mẹ tôi đem chiếc ba lô mà Toan hay đựng đồ mỗi lần về thăm quê ra giặt vì thấy nó lấm lem đầy bùn đất. Trong chiếc ba lô ấy, ngoài bộ quần áo nhàu nhĩ là một túi vải đựng hộp trang sức.
Điều khiến mẹ tôi ngạc nhiên tột độ là chiếc hộp trang sức ấy nó là của nhà tôi, bình thường vẫn nằm trong tủ ở phòng ngủ của bố mẹ. Trong hộp có gần 3 cây vàng gồm nhẫn, vòng cổ, lắc tay là những thứ mà bố mẹ tôi đi đặt mua để chuẩn bị cho tôi lấy chồng.
Ngoài hộp trang sức ấy, còn có một hộp khác giống hệt, nhưng lại là... vàng giả. Nghe bố mẹ nói lại chuyện ấy, tôi vội vàng gọi Toan về nhà. Nhìn thấy cái ba lô và hộp đồ trang sức, Toan quỳ sụp xuống xin bố mẹ và tôi tha thứ.
Toan bảo "vì hoàn cảnh khó khăn" nên Toan đã âm thầm đánh chìa khoá tủ của bố mẹ tôi, rồi mang bộ trang sức đi đặt đánh đồ giả. Mục đích của Toan để đánh tráo số trang sức thật, lấy tiền buôn bán làm ăn.
"Khi nào có tiền con sẽ trả lại bố mẹ gấp mấy lần chỗ này" nghe những lời ấy của Toan, bố tôi lẳng lặng bảo mẹ tôi dọn dẹp tất cả những gì của Toan để mời Toan ra khỏi nhà tôi, chấm dứt hoàn toàn mọi liên hệ.
![]() Đau đầu vì chàng rể nghèo nhưng sĩ diện hãoCon rể tôi khái tính. Nó nghĩ tôi chê nó nghèo và biếu bố mẹ vợ ít tiền. Vì thế, năm sau, nó biếu tôi gấp đôi năm trước. Đi chúc Tết nhà vợ, anh trai vợ mừng tuổi họ hàng, mỗi người 50 nghìn thì nó mừng 100 nghìn. " alt=""/>Tâm sự: Vỡ mộng với chàng rể hờ hiền, ngoan, thật thàTôi lấy chồng nhờ mai mối. Tôi không thể phủ nhận rằng cơ ngơi bề thế và những lời khen có cánh của bà mối về anh đã giúp tôi có quyết định kết hôn nhanh chóng. Chỉ khi về làm dâu nhà anh tôi mới thấy mọi thứ khác xa với sự tưởng tượng của tôi cũng như những lời bàn tán bên ngoài. Dù kinh tế nhà chồng khá giả nhưng nếp sống của cả nhà lại bình dị vô cùng. Những ngày đầu về làm dâu tôi đã thấy bất an khi bố mẹ chồng gọi chúng tôi vào tuyên bố: - Nhà mình chi tiêu rất tốn kém, bố mẹ chỉ đỡ các được một phần thôi. Bố mẹ tính rồi, các con ở cùng bố mẹ thì phải có trách nhiệm đóng góp 5 triệu đồng/tháng để bù vào tiền sinh hoạt phí của gia đình. Nghe bố mẹ chồng nói vậy, vợ chồng tôi răm rắp làm theo, cứ đến tháng lĩnh lương là nộp ngay cho mẹ chồng 5 triệu. Tôi cứ nghĩ như vậy là yên ổn. Ai ngờ khi tôi vừa hân hoan chào đón tin vui mang bầu bé trai đầu lòng thì công ty tôi đang làm tuyên bố phá sản. Tôi chính thức thất nghiệp ở nhà. Chồng tôi đi làm, lương vẻn vẹn 6 triệu đồng/tháng. Tôi thầm nghĩ chắc giờ tôi ở nhà, bố mẹ chồng thương không nỡ lấy tiền như hàng tháng. Vậy mà khi tôi đưa 5 triệu, mẹ chồng tôi vẫn cầm. Đến sáng hôm sau thì bà đưa lại cho tôi 1 triệu rồi nói: - Giờ con ở nhà, hàng tháng bố mẹ chỉ lấy 4 triệu thôi. Bố mẹ bớt cho 1 triệu để cho con mua đồ bồi dưỡng.
Chẳng còn cách nào, hai vợ chồng tôi bảo nhau cố gắng chi tiêu tằn tiện. Nhưng 2 triệu đồng còn lại từ tháng lương của chồng chẳng thấm vào đâu. Ngoài việc đóng tiền cho bố mẹ, vợ chồng tôi còn bao nhiêu việc cần tiền. Cực đã chẳng đành, tôi phải mở lời: - Chẳng may con thất nghiệp ở nhà lúc bụng mang dạ chửa nên không xin việc được. Đồng lương của chồng con không đủ tiền trang trải cuộc sống gia đình. Con xin bố mẹ bớt cho con một chút tiền sinh hoạt hàng tháng để con lo sinh nở, sắm đồ cho cháu nữa ạ. Nghe tôi nói, bố mẹ chồng tôi trầm ngâm một lát. Sau đó, bố chồng tôi nói: - Bố mẹ cũng không thể bao cấp các con đâu. Nếu bây giờ hàng tháng các con không đóng tiền sinh hoạt phí nữa thì bố cho bác giúp việc nghỉ làm. Con ở nhà lo việc cơm nước, nhà cửa. Như vậy, nhà bớt được khoản tiền thuê người giúp việc. Con cũng có việc, đỡ buồn. Tôi như chết sững trước lời nói của bố chồng. Tôi không ngờ ông muốn tôi làm người giúp việc cho gia đình để trừ tiền sinh hoạt phí của vợ chồng tôi. Vì không có tiền, tôi đành ngậm ngùi nghe theo. Tôi cũng không muốn mình mang tiếng là người “vô công rồi nghề”, chỉ ngồi nhà ăn bám. Vậy là từ khi người giúp việc của gia đình nghỉ làm, tôi trở thành người thay thế. Hàng ngày, tôi chỉ quanh quẩn trong nhà làm mọi việc: Đi chợ, dọn nhà, nấu cơm, giặt giũ, chăm chó, tưới cây,… Tôi ốm nghén cũng chẳng được nghỉ ngơi. Đã vậy, hàng tuần, mẹ chồng tôi đều bắt tôi làm bảng kê và nộp hóa đơn các khoản chi để bà xem xét. Tôi tiêu 1 đồng cũng phải hỏi ý kiến bố mẹ chồng. Mà cứ nhắc đến tiền là ông bà không vui vẻ, “tiếng bấc tiếng chì” với con dâu. Chồng tôi thương vợ vất vả nhưng không dám ý kiến gì với bố mẹ, chỉ khuyên tôi nhẫn nhịn cho yên cửa yên nhà. Tôi đang mang bầu tháng thứ 7, bụng đã to và thấy mệt mỏi vô cùng nhưng vẫn cố gắng hoàn thành mọi công việc được bố mẹ chồng giao. Nhiều lúc tôi thấy tủi thân, ở nhà 1 mình cứ vừa làm vừa khóc. Tôi không ngờ có lúc mình lại thành “osin bất đắc dĩ” của nhà chồng. Đến giờ phút này, tôi thấy quá chán chường cuộc sống của nàng dâu kiêm người giúp việc. Tôi không biết mình chịu đựng được tới khi nào? Vậy tôi phải làm gì để thay đổi cuộc sống của mình? Xin hãy cho tôi một lời khuyên.
|