Những người mắc bệnh tiểu đường nên hết sức cẩn thận khi uống rượu. Rượu có thể có ảnh hưởng rõ rệt đến lượng đường trong máu, đặc biệt nếu uống lúc đói.
Uống rượu trong tình trạng dạ dày chưa có thức ăn làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến hôn mê tiểu đường.
Người bị hen suyễn
Nếu bạn bị hen suyễn, một hoặc hai ly rượu, kể cả rượu vang, cũng khiến bạn dễ lên cơn hen suyễn hơn.
Chris Airey, Gám đốc y tế tại phòng khám Optimale (Anh), cho biết: “Bệnh nhân hen có thể có phản ứng bất lợi với rượu vang do nhạy cảm với sulfite”. Sulfite là chất bảo quản thực phẩm sử dụng phổ biến trong đồ uống có cồn.
Người đang dùng thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau
Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau nào, uống rượu là một lựa chọn rủi ro. Hai loại thuốc này làm chậm hoạt động của não và rượu cũng gây ra phản ứng như vậy.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), rượu góp phần dẫn tới 18% số ca cấp cứu liên quan đến thuốc giảm đau nhóm opioid và 22% ca tử vong liên quan đến loại thuốc này.
Người dùng thuốc disulfiram
Disulfiram là một loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng nghiện rượu mạn tính.
Thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu kết hợp với rượu. Bạn có nguy cơ bị đau đầu, nôn mửa, buồn nôn, suy nhược, thay đổi nhịp thở và nhịp tim.
An Yên(Theo Eathis)
Những người bị bệnh tim, trào ngược dạ dày, đang mang thai và cho con bú… cần tránh xa cà phê.
" alt=""/>Những người không bao giờ được uống rượu![]() |
Thông tư cần bảo vệ được quyền lợi của người dùng trước những hiện tượng như tin nhắn lừa đảo. |
Quan điểm này được đưa ra trong phiên thảo luận sáng nay (6/8) về Dự thảo Thông tư quản lý dịch vụ nhắn tin trên mạng viễn thông di động, theo đó, Thứ trưởng cho rằng, mục tiêu của Thông tư là phải tập trung giải quyết được các vấn đề, bất cập, đang gây bức xúc nhất trong xã hội chứ không cần quá cầu toàn, ôm đồm hết mọi nội dung và khía cạnh vào một văn bản. Đây là việc cần thiết để đẩy nhanh tiến độ cho Thông tư này sớm được ban hành.
"Chúng ta nói mãi, nói bao nhiêu năm rồi mà tin nhắn rác, tin lừa đảo vẫn cứ tồn tại. Ngay từ năm 2009 - 2010 ý kiến về quản lý dịch vụ đã được khởi động rồi. Cục Viễn thông cũng bắt tay vào xây dựng Thông tư 2-3 năm nay rồi mà vẫn chưa thể ban hành được vì quan điểm không thống nhất giữa các bên. Tuy nhiên, đã đến lúc Bộ phải kiên quyết chứ không thể ngồi đợi doanh nghiệp thống nhất với nhau được", Thứ trưởng quyết liệt.
Có thể nói, vấn đề quản lý đầu số tin nhắn đang được đặt ra cấp bách nhất ở Thông tư này, sau hàng loạt vụ việc về tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo được phản ánh trên mặt báo trong thời gian gần đây. Ngay tại cuộc họp Giao ban Quản lý Nhà nước tháng 7/2014 của Bộ TT&TT, vấn đề tin nhắn lừa đảo cũng là một chủ đề rất "nóng" trên bàn nghị sự, khi Chánh thanh tra Bộ Nguyễn Văn Hùng lật lại vụ việc 3 đối tượng vừa bị cơ quan công an bắt tạm giam vì tội phát tán tin nhắn lừa đảo, chiếm đoạt số phí dịch vụ nhắn tin lên tới 23 tỷ đồng.
Thứ trưởng Thắng cho rằng, có 3 vấn đề cần phải tập trung giải quyết ở Thông tư quản lý dịch vụ nhắn tin, đó là quản lý phân bổ đầu số, tỷ lệ ăn chia giữa nhà mạng với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung và đặc biệt là cơ chế bảo vệ người sử dụng trước những hiện tượng như tin nhắn lừa đảo.
Đối với đầu số, quan điểm của Bộ TT&TT là việc chuyển quyền cấp phát, quản lý đầu số từ doanh nghiệp viễn thông về Bộ sẽ giúp hạn chế tình trạng hoạt động bát nháo hiện nay, khi trong thực tế, các Telco cấp đầu số cho CSP nhưng nhiều CSP không dùng đến, lại chuyển cho các sub-CSP khai thác. Bản thân các sub-CSP này cũng có thể trao tay đầu số cho các CP. Điều này khiến cho doanh nghiệp viễn thông mất khả năng kiểm soát và xác định ai mới đang là người trực tiếp sử dụng, khai thác đầu số và hệ lụy là khi các tin nhắn lừa đảo, tin nhắn rác được phát tán qua đầu số thì không biết quy trách nhiệm cho ai.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho thị trường vẫn hoạt động bình thường, không bị hẫng hay ngưng trệ thì Thứ trưởng Thắng cho rằng, Bộ có thể sẽ vẫn tiếp thu cách cấp phát đầu số của doanh nghiệp viễn thông hiện nay để đảm bảo khả thi về mặt kỹ thuật, tránh tình trạng quá khó lập trình cho nhà mạng. Nói cách khác, việc quản lý sẽ phải căn cứ vào tình hình thực tế kinh doanh và kỹ thuật trên thị trường hiện nay. Sự đổi mới sẽ phải tiến hành từng bước để thị trường thích ứng dần.
Một vấn nạn mà người dùng kêu ca, bức xúc nhất hiện nay chính là việc nhiều CSP đi mua SIM trôi nổi trên thị trường để nhắn tin cho người dùng, quảng cáo dịch vụ và kêu gọi người dùng nhắn tin đến các đầu số dịch vụ. Tuy nhiên, những tin nhắn này hoàn toàn không có form mẫu, không nêu tên công ty cung cấp dịch vụ và cũng chẳng đề cập giá cước sử dụng dịch vụ là bao nhiêu tiền. Người dùng cứ tưởng chỉ vài trăm đồng hoặc vài nghìn đồng nên nhắn lại, nhưng hóa ra tài khoản có thể bị trừ tới 15.000 đồng. Đây thực chất là một hành vi lừa đảo, Thứ trưởng phân tích. Về phần mình, các nhà mạng khẳng định rằng nếu văn bản pháp luật quy định rõ form mẫu tin nhắn thì họ sẽ có thể chặn những tin nhắn này ngay trên hệ thống, không cho chúng tiếp cận người dùng để lừa đảo nữa.
Trọng Cầm
" alt=""/>Quản lý đầu số tin nhắn phải 'khả thi và thực tế'Kia Sonet ra mắt Việt Nam vào tháng 9.
Tại thị trường Indonesia, Kia Sonet được trang bị động cơ 1.5L, công suất 113 mã lực, mô-men xoắn 144 Nm, đi kèm hộp số sàn 6 cấp hoặc hộp số CVT.
Vẫn chưa thông tin cụ thể về các phiên bản Kia Sonet sắp được phân phối tại Việt Nam nhưng nhiều đồn đoán cho rằng giá bán của xe sẽ rẻ hơn so với Kia Seltos.
Mới nhất, SAIC Motor-CP Company Limited và MG Sales (Thailand) Company Limited, nhà sản xuất và phân phối xe MG tại Thái Lan đã chính thức giới thiệu mẫu xe MG 5 2021 đến khách hàng tại thị trường nội địa Thái.
![]() |
MG 5 2021 chính thức ra mắt Thái Lan, cận kề Việt Nam |
Đây là thế hệ mới của chiếc xe hạng C này với nhiều thay đổi với phong cách thiết kế thể thao kiểu dáng coupe trái ngược hoàn toàn với thế hệ trước. Đặc biệt, không chỉ phần đuôi mà đầu của chiếc xe Trung Quốc này cũng có mui xe hạ thấp rất khác biệt.
MG 5 thế hệ mới sử dụng động cơ xăng dung tích 1.5L sản sinh công suất cực đại 114 mã lực kết nối với hộp số tự động vô cấp CVT và hệ dẫn động cầu trước.
Mẫu xe hơi mới MG 5 2021 sẽ được phân phối với 3 phiên bản có giá dao động 559.000-689.000 baht (khoảng 391-482 triệu đồng).
Tại Việt Nam, các đại lý cũng đã bắt đầu nhận đặc cọc, mẫu xe này dự kiến về nước cuối năm nay. Mẫu xe này hiện cạnh tranh trực tiếp với Mazda 3, Kia Cerato, Honda Civic, Hyundai Elantra...
Nissan Terra sẽ ra mắt tại Thái Lan vào tháng 8 sắp tới đồng nghĩa với việc xe có thể có mặt tại các quốc gia khác trong khu vực. Dự kiến, Terra 2021 cũng sẽ ra mắt tại Việt Nam vào cuối năm nay để cạnh tranh với Fortuner và Everest.
![]() |
Nissan Terra về Việt Nam vào cuối năm. |
Phiên bản ra mắt khu vực chỉ có động cơ 2.3L tăng áp kép diesel giống Navara có công suất 187 mã lực, mô-men xoắn 450 Nm. Tại một số quốc gia phiên bản động cơ 2.5L 4 xy-lanh thẳng hàng diesel có thể cũng được giữ lại. Các tùy chọn hộp số bao gồm bản 7 cấp tự động hoặc 6 cấp sàn.
Tại thị trường Việt Nam, Nissan Terra là dòng xe SUV không được ưa chuộng. Lý do chính là đơn vị nhập khẩu thiếu xót phiên bản máy dầu số tự động một cầu – cấu hình được ưa chuộng nhất trong phân khúc SUV 7 chỗ cỡ trung.
Sau khi lần đầu ra mắt tại Thái Lan vào tháng 11/2020, Honda City hatchback mới đã có mặt tại Indonesia, thay thế cho Jazz thế hệ thứ 3 đã bị khai tử trước đó.
![]() |
Honda City Hatchback sắp về Việt Nam. |
Tại Indonesia, City hatchback chỉ có một phiên bản RS duy nhất kết hợp cùng hộp số sàn 6 cấp hoặc hộp số CVT. Xe không có tùy chọn động cơ VTEC Turbo 1.0L 3 xi-lanh như tại Thái Lan.
Thay vào đó, Honda City hatchback mới sẽ sử dụng động cơ hút khí tự nhiên DOHC i-VTEC 1.5L 4 xi lanh cho công suất 121 mã lực tại 6.600 vòng/phút và mô-men xoắn 145 Nm.
Như một số báo cáo trước đó, xe có thể sẽ ra mắt Việt Nam trong năm nay, xe dự kiến được nhập khẩu từ Thái Lan. Giá xe Honda City Hatchback bán ra tại thị trường Thái từ 465 triệu đồng.
Ngoài những mẫu xe sắp về nước nói trên, tại thị trường Việt, thời gian gần đây ghi nhận loạt ô tô giá dưới 1 tỷ đồng vừa ra mắt gây chú ý người tiêu dùng như: Ford Ranger lắp ráp trong nước với giá bán lẻ 616-925 triệu đồng; Isuzu D-Max 2021 ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 4 với 3 phiên bản là Presige MT, Prestige AT và Type Z AT 4x4, giá bán lần lượt 630 triệu đồng, 650 triệu đồng và 850 triệu đồng; Peugeot 3008 facelift có 2 phiên bản là AT và AL, giá bán lần lượt 1,009 tỷ và 1,109 tỷ đồng, cao hơn đời xe cũ 30-40 triệu đồng...
Bên cạnh việc đẩy mạnh các chương trình ưu đãi, giảm giá xe... để vực lại thị trường đang chững lại cho dịch covid-19, các nhà sản xuất, phân phối ô tô còn phải bảo đảm thực hiện kế hoạch tung ra nhiều mẫu ô tô trong thời gian tới nhằm góp phần làm tươi sáng bức tranh thị trường trong nửa cuối năm 2021.
Hoàng Anh (tổng hợp)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Với hơn 22.000 đơn đặt hàng trước cho mẫu Land Cruiser mới, trang Creative311 cho biết Toyota Nhật Bản đang yêu cầu khách hàng mua xe phải ký một cam kết không bán lại xe cho người khác trong vòng khoảng 1 năm.
" alt=""/>4 xe ô tô mới sẽ ra mắt Việt Nam cuối năm nay bất chấp dịch bệnh