Tên lửa phóng đi trong cuộc tập trận hạt nhân của Nga hồi tháng 2 (Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Nga).
Nga sẽ trả đũa các nước NATO tạo điều kiện cho Ukraine tấn công tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga, giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài Sergei Naryshkin cảnh báo hôm 20/11.
Ông Naryshkin cho biết những thay đổi mà Tổng thống Vladimir Putin phê duyệt đối với học thuyết hạt nhân của Nga có nghĩa là về cơ bản Moscow sẽ không thể bị đánh bại trên chiến trường.
"Đối thủ của chúng ta buộc phải thừa nhận rằng quyết tâm của Tổng thống Nga trong việc bảo vệ vững chắc các lợi ích cơ bản của đất nước bằng mọi biện pháp có thể đã thu hẹp không gian hành động của Mỹ và NATO", ông nói với tạp chí National Defence.
"Những nỗ lực của mỗi đồng minh NATO nhằm tham gia cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine tấn công sâu trong lãnh thổ Nga sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt", ông nhấn mạnh.
Moscow ngày 19/11 cáo buộc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ viện trợ để tấn công lãnh thổ Nga, tận dụng việc chính quyền Tổng thống Joe Biden đã "bật đèn xanh" cho động thái này trước đó.
"Giới tinh hoa quân sự - chính trị phương Tây đang ngày càng nhận thức rõ hơn về mức độ nghiêm túc trong ý định của Nga và họ sẽ cần kiềm chế hơn để tránh tham gia vào một cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Nga, điều có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc cho họ", ông Naryshkin cho biết.
Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết họ chưa thấy lý do gì để điều chỉnh học thuyết hạt nhân của nước này. Nhưng ông Naryshkin cho biết những thay đổi của Nga, mà ông Putin lần đầu công bố vào tháng 9, đã khiến phương Tây thận trọng.
"Họ hiểu rằng những điều chỉnh do ông Putin công bố làm suy yếu nỗ lực của Mỹ và NATO nhằm gây ra thất bại chiến lược cho Nga, và việc mở rộng điều kiện để sử dụng vũ khí hạt nhân theo kế hoạch mới thực sự loại trừ khả năng Lực lượng vũ trang Nga bị đánh bại trên chiến trường", ông nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 19/11 đã phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi, cho phép hạ ngưỡng răn đe hạt nhân để đáp trả một loạt các cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường.
Theo học thuyết, hoạt động răn đe hạt nhân sẽ nhằm vào "một đối thủ tiềm tàng, có thể bao gồm các quốc gia riêng lẻ và các liên minh quân sự (khối, liên minh) coi Nga là đối thủ tiềm tàng và sở hữu vũ khí hạt nhân và/hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, hoặc có năng lực chiến đấu đáng kể của các lực lượng đa nhiệm".
Học thuyết quy định Nga cũng sẽ tiến hành răn đe hạt nhân đối với các quốc gia cung cấp lãnh thổ, hải phận, không phận và tài nguyên của họ để tấn công Nga.
Học thuyết sửa đổi nêu rõ, bất kỳ cuộc tấn công nào của một cường quốc phi hạt nhân được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân sẽ bị coi là cuộc tấn công chung nhằm vào Nga. Bất kỳ cuộc tấn công nào của một thành viên trong khối quân sự cũng sẽ bị coi là cuộc tấn công của toàn bộ liên minh.
Theo học thuyết, Tổng thống Nga là người có thẩm quyền tối cao về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
" alt=""/>Nga tuyên bố sẽ không thể bị đánh bại sau khi sửa học thuyết hạt nhânBăng xuất hiện tại Lạng Sơn năm 2023 (Ảnh: Nguyễn Hải).
Cơ quan khí tượng cho biết, trong 24 giờ qua (19h ngày 22/11-19h ngày 23/11) khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 407,6mm; Bà Nà (Đà Nẵng) 300,2mm; Trà My (Quảng Nam) 264,6mm,...
Cơ quan khí tượng đánh giá, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Cảnh báo trong 3-6 giờ tới, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa, với lượng mưa tích lũy phổ biến: Bình Định 40-80mm, có nơi trên 120mm; các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi 20-50mm, có nơi trên 90mm; Phú Yên 10-25mm, có nơi trên 50mm.
Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện của các tỉnh nói trên.
Lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế - xã hội.
Cơ quan khí tượng kiến nghị các địa phương lưu ý rà soát các điểm nghẽn dòng, các vị trí xung yếu trên địa bàn để bảo đảm an toàn.
Người dân xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình bì bõm lội giữa con đường ngập nước vào tháng 10 (Ảnh: Tiến Thành).
Dự báo thời tiết ngày 24/11, các vùng trên cả nước
- Hà Nội:Trời có mây, đêm không mưa, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất 26-28 độ C.
- Phía Tây Bắc Bộ:Trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, gió nhẹ. Đêm và sáng trời lạnh, có nơi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C, có nơi dưới 16 độ C. Nhiệt độ cao nhất 24-27 độ C.
- Phía Đông Bắc Bộ:Trời có mây, đêm không mưa, ngày nắng, gió nhẹ. Đêm và sáng trời lạnh, vùng núi đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C, vùng núi 15-18 độ C, có nơi dưới 15 độ C. Nhiệt độ cao nhất 25-28 độ C.
- Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế:Trời nhiều mây, phía Bắc có mưa vài nơi; phía Nam có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3.
Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C; cao nhất 23-26 độ C, có nơi trên 26 độ C.
- Đà Nẵng - Bình Thuận:Phía Bắc (Đà Nẵng đến Bình Định) nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông; phía Nam có mây, mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất phía Bắc 27-30 độ C, phía Nam 30-32 độ C.
- Tây Nguyên:Trời có mây, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C, có nơi dưới 19 độ C. Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ C, có nơi trên 29 độ C.
- Nam Bộ:Trời có mây, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C; cao nhất 31-34 độ C.
" alt=""/>Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong nămBàn đảo bếp mang lại nhiều lợi ích sử dụng (Ảnh: MD).
Bàn đảo không chỉ là nơi chứa đồ mà còn là khu vực ngồi yêu thích của không ít người.
Đa số cho biết kể từ khi có bàn đảo, họ thích ăn uống, sinh hoạt ở khu vực này hơn bàn ăn. Bàn đảo bếp đóng vai trò như quầy bar thu nhỏ trong nhà, nơi cho phép gia chủ ngồi nhâm nhi ly rượu, cái bánh, hoặc là nơi cả gia đình quây quần bên nhau.
Với những bữa tiệc đông người, bàn đảo sẽ giúp gia tăng thêm vị trí ngồi cho khách.
Bên cạnh những lợi ích về mặt sử dụng, bàn đảo có ý nghĩa to lớn trong việc tăng tính thẩm mỹ cho căn bếp. Vào những ngày đặc biệt như Giáng sinh, Tết, bàn đảo thường là nơi phù hợp để chủ nhà trang trí căn bếp bằng việc đặt lên đó bình hoa, chậu cây cảnh nhỏ, một bộ đèn nhấp nháy...
Ngoài ra, nhiều gia chủ cho biết bàn đảo giúp "đánh lừa" thị giác rằng căn bếp có diện tích khá lớn. Bàn đảo giúp việc phân chia đồ đạc trở nên gọn gàng, hợp lý, khiến căn bếp nhìn rộng rãi, thoáng mát hơn.
Như đã nói ở trên, bàn đảo ngoài vai trò lưu trữ, tăng thêm diện tích sử dụng, nó còn đóng vai trò to lớn trong việc tăng tính thẩm mỹ. Vì vậy, chi tiết này được nhiều người quan tâm.
Trước tiên, bàn đảo phải được thiết kế theo phong cách tổng thể của ngôi nhà. Nếu là ngôi nhà có phong cách hiện đại, bàn đảo nên được thiết kế gồm những đường nét gọn gàng với tông màu trung tính như trắng, be, kem.
Nếu theo phong cách cổ điển, bàn đảo sẽ được thiết kế cầu kỳ, nhiều chi tiết, hoa văn và có tông màu nổi bật như vàng cam, nâu đất, đỏ đô... Hãy lưu ý, màu sắc của bàn đảo cần phù hợp với màu sắc của căn bếp để có tổng thể hài hòa.
Có nhiều vật liệu phù hợp để làm bàn đảo bếp như đá granit, thạch anh, đá cẩm thạch, gỗ hoặc bê tông (Ảnh: MD).
Về kích thước, bàn đảo không nên quá nhỏ hoặc quá to. Kích thước bàn đảo phải phù hợp, không gây cản trở lối đi nhà bếp và tương xứng với căn bếp.
Về vật liệu, ngày nay, có nhiều vật liệu phù hợp để thiết kế bàn đảo như đá granite, thạch anh, đá cẩm thạch, gỗ hoặc bê tông. Mỗi vật liệu đều có những ưu điểm và nhược điểm, vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của kiến trúc sư để lựa chọn vật liệu phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng, ngân sách và phong cách thiết kế ngôi nhà của bạn.
" alt=""/>Chọn bàn đảo bếp