Được ra mắt từ năm 2011 bởi Enterprise Asia, tổ chức phi chính phủ hàng đầu về tinh thần kinh doanh có trách nhiệm ở châu Á, Giải thưởng “Doanh nghiệp trách nhiệm châu Á 2021” đề cao tinh thần trách nhiệm và những đóng góp thiết thực từ các doanh nghiệp cho xã hội và thế giới. 69 doanh nghiệp nhận giải thưởng (Prudential, Heineken, Standard Chartered, G-Group...) được Hội đồng là những học giả, cố vấn uy tín hàng đầu đánh giá, lựa chọn vô cùng khắt khe từ hàng trăm tập đoàn lớn tại 16 quốc gia trong khu vực.
Giải thưởng quốc tế này gồm 5 hạng mục nổi bật: Lãnh đạo xanh, Đầu tư vào con người, Nâng cao sức khỏe, Thúc đẩy xã hội, Quản trị doanh nghiệp. Những hạng mục này phù hợp với Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trong việc kết hợp vai trò của chính phủ và xã hội, tạo ra những thay đổi ý nghĩa và lâu dài cho thế giới.
![]() |
G-Group tự hào là tập đoàn công nghệ Việt Nam duy nhất được vinh danh với giải thưởng “Doanh nghiệp trách nhiệm châu Á 2021” tại hạng mục “Thúc đẩy xã hội”. Giải thưởng chính là sự ghi nhận cho những đóng góp của Tập đoàn công nghệ G-Group trong việc đầu tư nghiên cứu và phát triển, mang đến các sản phẩm công nghệ thiết thực phục vụ cộng đồng.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên khắp thế giới, G-Group là một trong những tập đoàn công nghệ luôn ưu tiên đóng góp giá trị cho xã hội, cộng đồng thông qua các hoạt động như trao tặng 1000 HANET AI Camera cho hơn 300 bệnh viện và khu cách ly trên cả nước; Làm chủ việc nghiên cứu, sản xuất vòng đeo tay thông minh G-Track giúp quản lý người nhập cảnh và giám sát F0, F1 cách ly tại nhà, đóng vai trò quan trọng khi triển khai áp dụng trên nhiều tỉnh thành; Tài trợ miễn phí tài khoản GapoWork tích hợp Zoom cho 1.000 trường học từ cấp mầm non đến đại học trên toàn quốc,…
Bên cạnh những hỗ trợ trực tiếp cho công tác phòng dịch, G-Group còn chung tay lan tỏa chương trình “Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Chung tay vượt qua đại dịch”. Thông qua hai phương tiện truyền thông của G-Group, gần 200 tấn nông sản đã kịp thời được đưa đến tay người tiêu dùng cả nước. Đây cũng là một trong những hoạt động an sinh xã hội vì cộng đồng của Tập đoàn Công nghệ G-Group trong thời gian qua.
![]() |
Đến nay, G-Group vẫn đang liên tục nghiên cứu, phát triển và tài trợ những sản phẩm công nghệ cho lực lượng tuyến đầu, cũng như các bệnh viện, khu cách ly... để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.
Tập trung đầu tư phát triển trong 3 lĩnh vực: tài chính công nghệ, truyền thông công nghệ và an ninh công nghệ, G-Group hoạt động với hệ sinh thái 11 công ty thành viên (Tima, Gpay, Gapo, BeatVN, G-Innovations, HANET…) và đội ngũ nhân sự hơn 1.000 người. G-Group có sứ mệnh tạo ra sự chuyển hóa mạnh mẽ giúp các công ty công nghệ hiện thực hóa tầm nhìn và sứ mệnh của mình, từ đó mang lại lợi ích cho khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư. Tầm nhìn năm 2023 là Tập đoàn đầu tư công nghệ khởi nghiệp số 1 Việt Nam.
An Nhiên
" alt=""/>Tập đoàn công nghệ Việt duy nhất được tôn vinh là doanh nghiệp trách nhiệm Châu Á 2021Ngay sau đó, đã có không ít luồng ý kiến trái chiều xung quanh hình thức trên. Trong khi nhiều người cho rằng quét mã QR để "nhận mặt" người đã khuất là ý tưởng sáng tạo và là cách tuyệt vời để ghi nhớ thêm thông tin về người đó thì một số người lại cho rằng việc này thể thiện sự thiếu tôn trọng. Ngoài ra, một số người lo ngại rằng nếu chẳng may hệ thống QR bị lỗi, người quét mã sẽ không thể "nhận mặt" người thân quá cố.
Trung Quốc không phải quốc gia đầu tiên xuất hiện hình thức độc đáo này. Nhiều nghĩa trang tại Mỹ đã thêm mã QR vào bia mộ từ trước đó. Theo chia sẻ của những gia đình áp dụng cách này để tưởng nhớ người thân, mỗi lần đến viếng, họ sẽ đọc lại thông tin và hình ảnh, video đáng nhớ về người đã khuất và điều đó đem lại nhiều cảm xúc hơn việc chỉ nhìn vào bia mộ.
![]() |
Chưa dừng lại ở đó, các gia đình còn có thể thắp hương hay dâng hoa online thông qua mã QR. Đối với nhiều người Trung Quốc, tuần đầu tiên của tháng 4 thường là tuần để nhớ về nguồn cội khi hàng triệu người trên khắp đất nước tỷ dân đến các khu chôn cất để quét dọn, sửa sang phần mộ và dâng hương hoa lên tổ tiên.
Tuy nhiên, từ năm 2019, thay vì đến trước bia mộ để thắp hương hay đặt vòng hoa, mọi người có thể quét mã QR trước một cái cây trong nghĩa trang. Khi làm như vậy, họ có thể thắm một nén nhang, một ngọn nến hoặc một bông hoa kỹ thuật số cho người đã khuất.
Đây là một phần của dịch vụ xanh do nghĩa trang Anxian Yuan ở tỉnh Chiết Giang cung cấp. Anxian Yuan nằm trong số những công ty đáp lại lời kêu gọi cung cấp các lựa chọn thay thế cho hình thức chôn cất truyền thống của chính quyền Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang tìm cách thu hẹp đất cho các khu chôn cất.
Những gia đình chọn "mai táng xanh" – chẳng hạn như cất tro hỏa táng trong một thùng đựng phân hủy sinh học và chôn chúng dưới một cái cây hoặc khóm hoa thay vì bia mộ - có thể tưởng nhớ người thân yêu đã khuất bằng cách quét mã QR.
Việc chính phủ Trung Quốc thúc đẩy các hình thức chôn cất mới bắt nguồn từ việc giá bất động sản tăng cao và thiếu đất để mai táng. Tại Bắc Kinh, một phần đất trong khu nghĩa trang bình dân có giá dao động từ 4.900 USD đến 43.000 USD.
Từ năm 2016, Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn về mai táng xanh, khuyến khích chôn cất trong môi trường sống tự nhiên thay vì lập bia mộ hay khu tưởng niệm. Mặc dù vậy, sự thay đổi này không hề dễ dàng bởi hình thức truyền thống với các nghi lễ phức tạp, xây dựng phần mộ khang trang và những chuyến viếng thăm hàng năm đã trở thành điều không thể thiếu với nhiều gia đình Trung Quốc suốt nhiều năm qua.
(Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị, Inkstone)
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc di chuyển của người dân Trung Quốc có nhiều thay đổi. Sau nhiều bất tiện ban đầu, giờ đây, mọi thông tin cần thiết để đi lại của công dân đã được tích hợp trên các nền tảng số WeChat và Alipay.
" alt=""/>Tưởng nhớ 'xanh': Con cháu quét mã QR để ‘nhận mặt’, thắp hương và dâng hoa online cho tổ tiên