- Sang tới phần 2 của 'Cả một đời ân oán',ảmộtđờiânoántậpLanPhươngvừaxuấthiệnđãhungdữmàu xám chì Diệu (Lan Phương) tiếp tục nổi nóng và hung dữ như hình ảnh đã quá quen thuộc ở phần 1.
- Sang tới phần 2 của 'Cả một đời ân oán',ảmộtđờiânoántậpLanPhươngvừaxuấthiệnđãhungdữmàu xám chì Diệu (Lan Phương) tiếp tục nổi nóng và hung dữ như hình ảnh đã quá quen thuộc ở phần 1.
Thịt ngựa được xem là một trong những đặc sản nổi tiếng tại Sa Pa. Thông thường, người dân bản địa sẽ chế biến thịt ngựa bằng những phương pháp như nướng than, nướng giấy bạc, xào lăn. Trong đó, thịt ngựa cháy tỏi tiêu xanh được nhiều thực khách ưa thích hơn cả. Món ăn này được bán với giá trung bình khoảng 250.000 đồng/ đĩa. Ảnh: 1511v__.
![]() |
Đồ nướng than luôn là món ăn thích hợp để bạn thưởng thức trong ngày lạnh. Đến Sa Pa, du khách có thể thưởng thức nhiều món thịt nướng hấp dẫn tại các hàng quán gần khu chợ Sa Pa và nhà thờ. Bạn có thể thoải mái lựa chọn những loại đồ nướng mà mình muốn sau đó nhờ chủ quán nướng trong vòng 5-10 phút là có thể thưởng thức ngay được. Ảnh: Nnamsfood. |
![]() |
Các loại đồ nướng như rau củ, thịt gà, thịt lợn, xúc xích có giá từ 10.000-20.000 đồng. Riêng đùi gà, thịt ếch, bò cuốn kim châm... được bán với mức giá từ 25.000-50.000 đồng/xiên. Ảnh: Vivianpham._. |
![]() |
Nếu đến Sa Pa vào ngày mưa lạnh, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món lẩu cá tầm. Không giống với những loại cá đông lạnh, cá tầm Sa Pa được chế biến tươi sống, có phần thịt dai, ngọt và không bị bở khi nấu chín. Nước lẩu cá tầm được nấu từ dứa, cà chua, sa tế nên có vị chua cay đậm đà. Ảnh: Hien.hien97. |
![]() ![]() |
Lẩu cá tầm thường được ăn kèm với bún tươi, nấm và một số loại rau xanh như su su, cải xoong, cải mèo, thì là, mùng tơi. Mỗi nồi lẩu cá tầm dành cho 4-5 người ăn có giá từ 400.000-600.000 đồng. Ngoài ra, du khách cũng có thể mua cá tươi nguyên con ở nhà hàng với mức giá 500.000 đồng/ kg và yêu cầu chế biến thành nhiều món khác nhau. Ảnh: Lullaby_qq. |
![]() |
Lợn bản nướng đế gang là món ăn hấp dẫn, thích hợp thưởng thức vào ngày lạnh ở Sa Pa. Sau khi sơ chế và tẩm ướp, thịt lợn sẽ được đặt lên chảo gang và nướng với hành tây, hành lá, sả và ớt. Khi đã nướng chín, thịt lợn có vị ngọt, phần da hơi cháy giòn. Mỗi suất thịt lợn bản nướng gang có giá từ 200.000-250.000 đồng. Ảnh: Sun Shine Restaurant. |
![]() ![]() |
Cơm lam là món làm từ gạo nếp và được nướng trong ống tre. Đây là món ăn phổ biến ở các tỉnh vùng cao phía bắc nước ta, trong đó có Sa Pa. Cơm lam thơm dẻo, thường được ăn kèm cùng muối vừng, lạc rang giã nhỏ hoặc thịt lợn nướng. Du khách có thể mua cơm lam để thưởng thức tại chỗ hoặc mang về làm quà với mức giá 80.000 đồng mỗi bó gồm 10 ống. Ảnh: Truyen.le_97. |
Đến Sa Pa thử món cá hồi xông hơi
Cá hồi xông hơi là món ăn gây chú ý với du khách khi đến Sa Pa (Lào Cai) nhờ tên gọi lạ cùng hương vị khó cưỡng.Với nguyên liệu dễ tìm, chế biến đơn giản và hương vị thơm ngon nên gà kho cùi dừa là món ăn được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho bữa cơm gia đình.
" alt=""/>Những món đặc sản du khách không nên bỏ lỡ khi đến Sa PaHội Xuân đất Rồng, ấm lòng người Việt
Đã trở thành thông lệ, hằng năm, vào những ngày giáp Tết, chủ đầu tư Phú Long cùng ban quản lý các khu dân cư trong khu đô thị Dragon City đồng tổ chức chương trình Hội Xuân đất Rồng với không gian Tết đậm chất dân dã và truyền thống, được tái hiện giữa khung cảnh của một khu đô thị hiện đại.
![]() |
Đó là những màn múa lân sư rồng hay những quầy hàng mái tranh, nơi cư dân vừa được thưởng thức các món ăn vặt, vừa được xem biểu diễn múa rối nước - nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
![]() |
“Những câu chuyện dân gian nay đã trở nên xa lạ với trẻ em thành thị. Qua loại hình rối nước đặc sắc này, hy vọng phần nào giúp con em chúng ta mường tượng được những câu chuyện dân gian, trò chơi xưa, những sự tích ý nghĩa như múa rồng, múa lân phượng, chồn bắt vịt, lân tranh cầu, đánh cá trên sông, nhi đồng hí thủy, tứ linh”, anh Quang Vũ, cư dân Dragon Parc cho biết.
![]() |
Bé Minh Khôi, 7 tuổi dành 20 phút để học nặn một chiếc tò he theo ý mình, từ hướng dẫn của nghệ nhân. Mẹ Minh Khôi, chị Thu Hồng chia sẻ, gia đình sống tại Dragon Hill - Dragon City khoảng 4 năm và năm nào cũng tham dự hội Xuân tại đây. Đặc biệt chị ấn tượng với chủ đề hội xuân năm nay là Tìm lại bản nguyên Tết Việt cùng rất nhiều hoạt động mới như chụp hình check-in cùng chuột Menas nhận lộc đầu xuân; nặn tò he; gói bánh chưng, múa rối nước,… |
Dragon City rực rỡ đón Xuân
Những hình ảnh ấm áp, gắn kết giữa cư dân với cư dân, cư dân và chủ đầu tư trong Hội Xuân đất Rồng chính là sắc xuân truyền thống của Dragon City, hướng tới vóc dáng khu đô thị quốc tế hoàn mỹ, thân thiện, hiện đại và cộng đồng cư dân văn minh, nhân văn.
Bên cạnh các hoạt động văn hoá, Dragon City còn được chăm chút kỹ lưỡng cảnh quan vào những dịp lễ Tết, chắt chiu hơi thở của Tết Việt vào từng góc nhỏ khu đô thị mỗi độ xuân về.
![]() |
Khu biệt thự phố kinh doanh Ngân Long đậm màu cổ tích với ánh đèn lung linh, ấm áp. |
![]() |
Toàn khu đô thị Dragon City được trang trí tiểu cảnh Tết với “Biệt đội” chuột đem bình an, may mắn, tài lộc cho tất cả cư dân. |
Bà Patricia Le Thien, Việt Kiều Pháp cho hay, bà về sống tại Dragon City gần hai năm và tham dự nhiều hoạt động văn hoá tại đây. Bà rất ấn tượng với sự tận tâm của chủ đầu tư Phú Long trong việc lưu giữ văn hoá Việt và cảm thấy ấm lòng khi Phú Long đã xây dựng nên bản sắc rất riêng trong từng dự án.
Bằng bàn tay, khối ốc và tâm huyết, Phú Long đã, đang tạo ra những dự án bất động sản tích hợp nhiều giá trị về mặt tiện ích, cảnh quan, sức khỏe, đời sống văn hóa và tinh thần cho cư dân. Phú Long mong muốn giá trị của một công trình cũng không chỉ được đo bằng giá cả, bằng sự thỏa mãn nhu cầu vật chất mà còn được đo bằng những giá trị nhân văn mà không gian sống mang lại.
Doãn Phong
" alt=""/>Tết đến sớm ở Dragon CityAnh Lê Văn Công, 35 tuổi, quê Hà Tĩnh bị khuyết tật bẩm sinh, phải ngồi xe lăn từ nhỏ. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, anh trở thành vận động viên cử tạ. Năm 2016, tại Brazil, anh là người khuyết tật đầu tiên giành huy chương vàng Paralympics Rio de Janero.
![]() |
Năm 2016, tại Brazil, anh là người khuyết tật đầu tiên giành huy chương vàng Paralympics Rio de Janero. |
Ở đối diện nhà anh, bé Đoàn Thị Bích Hương, 16 tuổi, đang học lớp 11 thì bị ung thư gan giai đoạn cuối. Bố mẹ em làm công nhân, mấy tháng nay phải ở nhà chăm sóc con nên kinh tế rất khó khăn.
Thương bé Hương, anh Công muốn giúp đỡ. Nhưng nhìn khắp nhà chẳng thấy có gì giá trị để mang đi bán. Anh Công quyết định mang chiếc huy chương vàng thế giới của mình đi đấu giá. Ngày 31/10, anh chốt giá 125 triệu đồng, do một giám đốc công ty bất động sản ở Quận 7 ra giá.
![]() |
Lực sĩ Lê Văn Công (thứ 2 từ phải sang) bán huy chương giúp cô bé hàng xóm chữa bệnh. |
Giây phút bàn giao chiếc huy chương mà mình phải nỗ lực rất nhiều để có được, Lê Văn Công không khỏi xúc động. Anh xin phép người đấu giá qua nhà bé Hương, đeo chiếc huy chương vào cổ cô bé và nói: ‘Hương phải cứng rắn lên nhé. Chú tin cháu sẽ vượt qua được những cơn đau do bệnh gây ra’.
Chứng kiến một người khuyết tật hai chân, phải ngồi xe lăn động viên nữ sinh đang chống chọi với căn bệnh ung thư, mắt ai cũng nhòe đi.
Nam sinh Nghệ An liều mình lao xuống dòng lũ cứu người
Câu chuyện về lòng quả cảm của nam sinh Lương Thế Mạnh (SN 2002 - bản Cánh, Tà Cạ, Kỳ Sơn, Nghệ An) lao mình xuống dòng nước lũ cứu người hồi tháng 9 vừa qua đã chạm đến trái tim nhiều người.
![]() |
Nam sinh Lương Thế Mạnh (thứ 2 từ phải sang) đã liều mình lao vào dòng lũ cứu 2 người. |
Ngày 3/9, trên đường đến trường, đoạn qua bản Bình Sơn 1 (xã Tà Cạ), Mạnh phát hiện dưới lòng sông có 2 người chới với, kêu cứu. Dòng nước gào thét, sóng cuộn trào chỉ trực cuốn trôi họ.
Trong tình thế cấp bách, Mạnh dừng xe, lao mình xuống sông, cố gắng vật lộn với dòng nước lũ để cứu người. Cậu bạn đi cùng thì hô hoán, tìm phao.
Ông La Pa Vin - Phó chủ tịch xã Tà Cạ, đồng thời là nhân chứng, chứng kiến sự việc thông tin, hai nạn nhân được Mạnh cứu sống là anh Vi Văn Quý (SN 2000) và em Moong Văn Kiều (SN 2009), trú tại bản Bình Sơn 1.
Anh Quý là người tàn tật, sống bằng nghề vớt củi trên sông. Do bất cẩn, anh bị ngã xuống sông. Em Kiều đứng trên bờ thấy anh Quý bị nạn liền nhảy xuống cứu nhưng do còn nhỏ, sức khỏe yếu, Kiều cũng bị dòng nước cuốn đi, đúng lúc đó, Mạnh kịp thời lao xuống.
Trước khi tiếp cận được nạn nhân, kéo họ vào bờ an toàn, Mạnh cũng bị cuốn trôi theo dòng nước khoảng 300m. Sau đó, Mạnh bơi ngược dòng trở lại, đến chỗ nạn nhân.
Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ cho trẻ bị bỏ rơi
Hơn 90 đứa trẻ cơ nhỡ, bất hạnh thiếu tình thương của cha lẫn mẹ đã được tập trung về căn nhà 3 tầng của ông Bùi Công Hiệp (60 tuổi, ở P. Long Trường, Q.9, TP.HCM). Ở đây các cháu được ông Hiệp đứng ra lo toan mọi việc từ nhiều năm nay.
![]() |
Toàn bộ thửa đất và ngôi nhà 3 tầng có trị giá trên 100 tỷ đã được ông Hiệp chuyển sở hữu cho tất cả các bé. |
Tâm sự với PV, ông Hiệp cho biết, những đứa trẻ bị bỏ rơi là những mảnh đời bị thiệt thòi nhất.
Chính vì điều này, toàn bộ thửa đất và ngôi nhà 3 tầng có trị giá trên 100 tỷ đã được ông chuyển sở hữu cho tất cả các bé.
![]() |
Ông Hiệp chăm sóc cho các bé tại cơ sở bảo trợ của mình. |
Năm 2019, ông Hiệp lại cùng gia đình thế chấp toàn bộ tài sản hiện có để lấy tiền xây thêm nhà cho các cháu mồ côi, cơ nhỡ.
Hy vọng, với tấm lòng của ông Hiệp và gia đình, hơn 90 mới đứa trẻ bị bỏ rơi sẽ có được một mái nhà chung đẹp đẽ, rộng rãi và một tương lai thật tươi sáng.
Chủ quán bún Hà Nội trả lại khách gần 100 triệu trong túi xách bỏ quên
Câu chuyện được chị Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1988) chia sẻ trên Facebook cá nhân. Chị Linh cho biết, khoảng hơn 9 giờ sáng ngày 5/8, hai vợ chồng chị và một người bạn ra quán bún của anh Nguyễn Văn Minh ở chợ Ninh Hiệp (Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) ăn sáng.
Tại đây, chị Linh có để quên một chiếc túi da, trong túi có hơn 98 triệu đồng. Gia đình chị Linh cũng có một cửa hàng kinh doanh quần áo ở chợ Ninh Hiệp nên ăn sáng xong vợ chồng chị quay lại cửa hàng làm việc.
3 tiếng sau, khi lấy tiền trả khách, chị Linh mới phát hiện chiếc túi bị mất. Đinh ninh là khó lấy lại được chiếc túi nhưng hai vợ chồng vẫn thử ra quán hỏi. May mắn, anh Minh (48 tuổi, chủ quán ăn) đã trả lại vợ chồng chị Linh số tiền cùng chiếc điện thoại iPhone X trong túi.
![]() |
Anh Minh - chủ quán bún trả lại khách gần 100 triệu trong chiếc túi bỏ quên. |
Anh Minh cho biết, thấy người chồng đi vào chợ nên anh đoán họ cũng là tiểu thương trong chợ Ninh Hiệp.
Anh Minh chia sẻ, trước kia anh cũng là dân buôn bán trong chợ, sau đó mới ra mở quán ăn được vài tháng nên anh biết làm ăn, buôn bán khó khăn, vất vả mới kiếm được đồng tiền. Vì thế mà anh quyết định trả lại chủ nhân số tiền này.
Từng dành tặng cơ ngơi trị giá trên 100 tỷ cho các bé mồ côi, nay ông Hiệp lại thế chấp toàn bộ gia sản lấy tiền xây thêm nhà nuôi trẻ.
" alt=""/>Những cuộc đời được cứu giúp nhờ lòng tốt của người lạ năm 2019