“Tôi biết cuốn sách này sẽ gây nhiều tranh cãi, bởi quan điểm là thứ không thể định lượng nên sẽ không bao giờ có đáp số chung nhất. Hơn nữa, khi những quan điểm ít nhiều va chạm đến một số người rất có thể gây chạnh lòng. Nhưng tôi thực lòng mong muốn độc giả tiếp nhận những câu chuyện này với thái độ thiện chí nhất. Bởi cuốn sách là một kết quả nghiêm túc đã được tôi nghiên cứu trong suốt thời gian dài về tính cách của người Việt, bao gồm cả tật xấu và tính tốt", nhà văn cho biết.
Nhà báo Yên Ba viết lời giới thiệu cho cuốn sách: “Có đủ hết trong cuốn sách này những tính cách (và tính nết) mà người ta kiêng kị không nói đến một cách công khai, lại càng tránh tập trung chúng vào một chỗ. Lắc rắc vài hạt tiêu làm cho bát cháo ngon hơn nhưng cả một bát cháo toàn hạt tiêu thì cay lắm, làm sao mà nuốt nổi!
Nhưng câu chuyện ở đây không phải là một bát cháo quá nhiều hạt tiêu; đây là một bát thuốc và nó rất đắng! Viết về tật xấu của người khác là một công việc đầy rủi ro. Viết về tật xấu của một dân tộc, hơn thế là một công việc nguy hiểm. Nhưng tác phẩm này là một trong những bước đi văn chương đầu tiên cho thấy người Việt, ở đây là người viết, người xuất bản, người đọc, đang trưởng thành”.
Tại lễ ra mắt sách, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng khi đọcTật xấu của người Việt ông thấy mình trong đó. "Những tật xấu có trong gia đình, nơi làm việc, xã hội, từ cách ăn, cách ở, cách nói, cách trao quà, nhận quà...
Những tật xấu được Di Li phân tích một cách khoa học, thiện chí và nhân văn. Người đọc thấy được những tật xấu của mình trong đó nhưng không tự ái mà suy nghĩ lại, thay đổi mình. Di Li viết với mong muốn làm sao một ngày nào đó những tật xấu đó dần biến mất, thay vào đó là những vẻ đẹp mà người Việt đã có", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.
Di Li, sinh năm 1978 tại Hà Nội, được biết đến là một nhà văn, một dịch giả nổi tiếng. Chị từng được xem là hiện tượng của văn học phía Bắc khi rất thành công với thể loại tiểu thuyết trinh thám kinh dị. Tiểu thuyết đầu tayTrại hoa đỏphát hành năm 2009 của Di Li đã tạo ấn tượng rất mạnh mẽ với công chúng. Năm 2022, đạo diễn Victor Vũ lấy cảm hứng từ tiểu thuyết này của Di Li để thực hiện bộ phim cùng tên. Di Li cũng là nữ nhà văn có cách viết đa dạng nhiều thể loại, Tật xấu người Việtlà cuốn sách thứ 27 của chị. |
Giá trị giải thưởng cao trong những năm gần đây dành cho các tác giả, tác phẩm; trong đó, giải cao nhất có mức thưởng 100 triệu đồng. Điều đó cho thấy nỗ lực và sự trân trọng của ban tổ chức dành cho tác giả và những người làm sách.Bà Vũ Thị Quỳnh Liên - Phó giám đốc, Tổng biên tập nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng - nhận định: “Đối với giới xuất bản, giải thưởng tổ chức hàng năm là một sự kiện lớn, là dịp để các nhà xuất bản nhìn lại bức tranh của đơn vị mình, cũng như toàn ngành trong năm qua. Ở bức tranh đó, điểm nổi bật chính là những tác phẩm đoạt giải”.
Không chỉ các NXB lớn mong chờ, các công ty sách cũng đánh giá cao khía cạnh không ngừng đổi mới của Giải thưởng Sách Quốc gia. Từ lần tổ chức thứ hai, giải thưởng thay đổi quy chế, cho phép các công ty sách tư nhân được đề cử sách dự giải.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT Thái Hà Books - nói các công ty sách tư nhân đóng góp rất nhiều trong thị phần xuất bản, bởi vậy, giải sách là một sự ghi nhận với khối tư nhân làm sách.
“Giải thưởng góp phần nâng cao vị thế của sách, của ngành xuất bản. Nhờ có giải thưởng sách được tổ chức tốt, chất lượng, giá trị cao, người làm xuất bản thấy mình được động viên, thấy vui và muốn cống hiến nhiều hơn nữa”, ông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá.
Theo người đứng đầu công ty sách Thái Hà, giải thưởng đặt chất lượng sách làm yếu tố hàng đầu. “Giá trị nổi bật của tác phẩm được tôn vinh, giải thưởng không phân biệt tư nhân hay nhà nước”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Là người nhiệt tình tham gia hoạt động khuyến đọc, bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng biên tập NXB Phụ nữ Việt Nam - cho rằng giải thưởng có ý nghĩa nhất định trong công tác phát triển văn hóa đọc.
Bà Khúc Thị Hoa Phượng nói giải thưởng đã làm được nhiều điểm tốt và nhấn mạnh tác động giải thưởng tới cộng đồng: "Giải đã tìm ra những tác giả, tác phẩm có chất lượng tốt nhất của ngành xuất bản trong một năm; giới thiệu các tác phẩm hay tới bạn đọc trong nước và quốc tế. Điều này góp phần lan tỏa tình yêu sách, chấn hưng văn hóa đọc Việt Nam, giúp người dân hiểu về vai trò quan trọng của sách trong đời sống cá nhân và trong việc xây dựng xã hội có nền dân trí phát triển cao, văn minh, nhân văn”.
![]() |
Đại diện tác giả, nhà xuất bản nhận Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ hai. |
Đề xuất có giải do bạn đọc bình chọn
Những ý nghĩa tích cực mà Giải thưởng Sách Quốc gia tạo ra đã được giới xuất bản ghi nhận. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, giải thưởng đoạt được bước ngoặt lớn ở mùa giải thứ hai. Vì vậy, ông kỳ vọng ở lần thứ ba, giải tiếp tục làm tốt hơn nữa, để đêm trao giải trở thành lễ hội của người làm xuất bản.
Năm nay, do Covid-19, ngành sách bị ảnh hưởng nhiều, việc chấm giải trở nên khó khăn hơn trong công tác huy động giám khảo. Tuy vậy, người làm xuất bản hy vọng thời gian chấm lâu hơn sẽ giúp giải thưởng tìm được nhiều sách chất lượng, xứng tầm. Mong muốn giải thưởng qua mỗi năm thêm hoàn thiện, người làm sách đã đưa ra những góp ý.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất ban tổ chức khảo sát sức bán, mức độ tiếp cận thị trường của sách đoạt giải. Chủ tịch HĐQT Thái Hà Books cũng cho rằng ban tổ chức nên lấy ý kiến của bạn đọc bằng cách đưa ra danh sách những cuốn được đề cử để độc giả “bỏ phiếu”. Ban tổ chức cũng nên ghi nhận những “phiếu bầu” của họ.
Một trong những trăn trở của giới xuất bản là làm sao quảng bá tốt hơn nữa sách đoạt giải ra thị trường.
Bà Vũ Thị Quỳnh Liên nói bên cạnh sự hỗ trợ của các đơn vị truyền thông để lan toả các tác phẩm và vinh danh tác giả, nên có các hoạt động tiếp theo để tác phẩm đoạt giải đến gần hơn với bạn đọc.
“Các đơn vị xuất bản sẽ đưa logo giải thưởng sách lên bìa trong các lần tái bản sau để tăng độ nhận diện. Tùy theo đối tượng của sách, nên có các danh mục sách khuyến đọc phù hợp đưa vào nhà trường. Có rất nhiều công trình khoa học đồ sộ được trao giải cần được đưa vào khuyến đọc ở các trường đại học, tại các thư viện... hay tổ chức các buổi nói chuyện giới thiệu với công chúng để bạn đọc có thể tiếp cận tác phẩm”, tổng biên tập NXB Kim Đồng góp ý.
Bà Khúc Thị Hoa Phượng cho rằng nên công khai các cuốn sách được đề cử cho Giải thưởng Sách Quốc gia để đông đảo bạn đọc biết đến và có ý thức tìm đọc. Ngoài ra, ban tổ chức nên có phần thưởng cho các cuốn sách được lọt vào vòng chung khảo.
Cũng theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, hiện nay, Giải thưởng Sách Quốc gia của Mỹ có giải thưởng cho tác phẩm vào chung khảo, đó là việc làm tốt để lan tỏa giá trị của sách mà chúng ta nên tham khảo.
Giám đốc, Tổng biên tập NXB Phụ Nữ cho rằng công tác quảng bá cho sách đoạt giải hiện thực hiện chưa hiệu quả. Bà kỳ vọng nhà nước sẽ đầu tư kinh phí để in các cuốn sách được giải; tặng sách cho người dân; tổ chức giới thiệu các cuốn sách hay đến nhiều người đọc, các trường học, đặc biệt là lớp trẻ.
Trước lễ trao giải đang đến gần, giới xuất bản kỳ vọng giải thưởng sẽ tiếp tục tác động tích cực tới ngành sách, như lời ông Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Với chất lượng và cách tổ chức trao giải, tôi tin rằng nhiều tác phẩm hay, giá trị sẽ ra đời, số lượng sách sẽ tăng và không lâu nữa ngành có cơ hội thành ngành công nghiệp xuất bản như nhiều nước trên thế giới”.
Giải thưởng Sách Quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức. Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ ba sẽ diễn ra vào 20h ngày 9/10 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, 58 Quán Sứ, Hà Nội.
Theo Zing
Lễ trao giải thưởng Sách Quốc gia được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức vào 20h ngày 9/10/2020 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.
" alt=""/>Giải thưởng sách Quốc gia nâng cao vị thế ngành xuất bảnTheo nội dung đoạn video, khi nhân viên đường sắt bắt đầu kéo rào chắn và ra hiệu cho các phương tiện đang di chuyển tới dừng lại nhưng rất nhiều người điều khiển xe máy vẫn cố tình lách lên, băng qua đường sắt. Đặc biệt, một tài xế xe taxi cũng cố làm liều phi xe qua và không may bị mắc kẹt trên đường ray.
Những người có mặt tại hiện trường thời điểm đó vô cùng căng thẳng vì tàu sắp đến mà chiếc xe taxi vẫn không thể di chuyển. Trước tình huống cấp bách đó, nhân viên đường sắt cùng người dân nhanh chóng chạy ra, hỗ trợ tài xế đẩy chiếc xe ra khỏi vị trí nguy hiểm ngay trước khi tàu đi tới.
Hay mới đây nhất, vào ngày 23/2, đoạn video ghi lại tình huống một nam thanh niên điều khiển xe máy đã không để ý, đâm phải barie đường ngang khi đã hạ xuống,sau đó ngã sõng soài ra đường ray khiến nhiều người phải thót tim.
Sự việc được ghi nhận tại Km 679+027 trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, thuộc khu gian Huế - Văn Xá (phường Hương Xuân, TX. Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Thời điểm trên, cần chắn tự động 2 bên đã hạ xuống đóng đường ngang để đoàn tàu SE4 chạy qua. Tuy vậy, do chủ quan, thiếu quan sát nên một người đàn ông điều khiển xe máy vẫn băng qua va vào barie rồi ngã nhào giữa đường ray. Rất may, người này đã kịp đứng dậy nhảy ra ngoài, thoát chết trong tích tắc.
Một vụ tai nạn thương tâm do nạn nhân đã cố tình vượt qua barie (Nguồn: Oto+)
Mỗi năm, tại Việt Nam vẫn ghi nhận hàng trăm vụ tai nạn đường sắt, khiến hàng chục người chết mà nguyên nhân chính là do nhiều người vẫn cố băng qua đường ngang theo kiểu "điếc không sợ súng".
Đa số vụ tai nạn đường sắt thương tâm xảy ra do sự bất cẩn, coi thường sinh mạng của bản thân. Không những vậy, hành vi trên còn có thể bị xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật:
Theo điều 25, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc giao thông “Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt”:
1. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
3. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
4. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
5. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
6. Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
Hành vi "Cố tình vượt qua barie khi đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, khi đi qua đường ngang sẽ bị phạt nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.