Thế hệ sắp tới của trí tuệ nhân tạo
Thế hệ sắp tới của AI sẽ không còn chỉ là trí tuệ nhân tạo có giới hạn nữa mà sẽ là trí tuệ nhân tạo tổng hợp. Với thế hệ này, số tiền đặt cược gần như chắc chắn sẽ cao hơn nhiều cho trò chơi được – mất.
Trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI) sẽ có khả năng tính toán ưu việt và trí thông minh ngang tầm con người. Những hệ thống này sẽ có khả năng học tập, giải quyết vấn đề, thích ứng và tự nâng cấp bản thân. Chúng thậm chí còn biết làm những việc mà ban đầu chúng không được thiết kế để làm những việc đó.
Điều hết sức quan trọng là tốc độ nâng cấp của chúng có thể tăng theo cấp số nhân khi chúng đã trở nên thông minh hơn nhiều so với con người đã tạo ra chúng. Nếu đưa trí tuệ nhân tạo tổng hợp vào sử dụng thì chẳng mấy chốc sẽ sinh ra trí tuệ nhân tạo siêu phàm.
Hiện nay các AGI chưa hoàn toàn đi vào thực tế nhưng người ta ước tính rằng chúng sẽ bắt đầu “sống” cùng con người từ năm 2029 hoặc muộn nhất thì cũng trước khi kết thúc thế kỉ này.
Điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra là sớm muộn gì chúng cũng sẽ đi vào cuộc sống con người. Khi đó điều hiển nhiên và đáng quan ngại là chúng ta sẽ không thể kiểm soát chúng.
Những nguy cơ đi kèm với trí tuệ nhân tạo tổng hợp
Không nghi ngờ gì nữa, chắc chắc AGI sẽ làm thay đổi loài người. Một số ứng dụng tiên tiến bao gồm chữa bệnh, giải quyết những thách thức phức tạp của toàn thế giới như biến đổi khí hậu và an ninh lương thực, và khởi phát sự bùng nổ công nghệ toàn cầu.
Nhưng đi kèm đó, nếu con người không thể kiểm soát chúng thì những hậu quả khôn lường chắc chắn sẽ xảy ra.
Trong những bộ phim Hollywood, thảm họa do trí tuệ nhân tạo gây ra cũng chỉ dừng lại ở mức những người máy giết người. Theo giáo sư Max Tegmark của Viện Công nghệ Massachusette (MIT) thì trên thực tế, vấn đề không nằm ở sự ác tâm mà chính là ở trí thông minh. Điều này đã được ông luận bàn trong cuốn sách của mình có tên “Cuộc sống 3.0: làm người trong kỉ nguyên trí tuệ nhân tạo”
Vấn đề ở đây là khoa học về những hệ thống “máy như người” sẽ nắm quyền lãnh đạo, chúng sẽ biết xác định thêm nhiều các hiệu quả hơn để thực hiện các công việc, pha trộn các biện pháp để có cách đạt được mục tiêu nhắm đến và thậm chí chúng còn biết phát triển, xây dựng thêm những mục tiêu của chính mình.
Hãy thử hình dung những trường hợp sau làm ví dụ:
- Một hệ thống AGI được phân công ngăn ngừa HIV và quyết định xử lí vấn đề bằng cách giết luôn tất cả những người mang căn bệnh đó, hoặc được phân công chữa bệnh ung thư thì quyết định giết luôn tất cả những người có bất cứ bẩm chất di truyền nào có thể mắc bệnh ung thư.
- Một máy bay quân sự không người lái AGI điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo tổng hợp tự quyết định cách duy nhất để đảm bảo nhắm trúng mục tiêu là quét sạch toàn bộ khu vực.
- Một AGI có chức năng bảo vệ môi trường quyết định rằng cách duy nhất để làm chậm hay đảo ngược quá trình biến đổi khí hậu là loại bỏ tất cả máy móc công nghệ và con người đã chế tạo ra các máy móc công nghệ đó.
Những kịch bản này cho thấy nguy cơ một cuộc chiến giữa các hệ thống trí tuệ nhân tạo tổng hợp khác nhau, chúng không còn lấy mục đích của con người làm nhiệm vụ trung tâm của chúng nữa.
Trong những tình huống tương lai như thế, con người sẽ trở thành lạc hậu và hậu quả cuối cùng là sự tuyệt chủng không thể cứu vãn của loài người.
Ở một số kịch bản khác, tương lai đỡ cực đoan hơn nhưng cũng vẫn cực kì đen tối, khi mà trí tuệ nhân tạo tổng hợp được sử dụng vào những mục đích ác tâm như là khủng bố và tấn công mạng, loại bỏ nhu cầu sức lao động của con người, và theo dõi hàng loạt, v.v.
Vì vậy tìm ra biện pháp an toàn nhất để thiết kế và quản lí AGI để giảm thiểu nguy cơ và tối đa hóa lợi ích là điều vô cùng quan trọng.
Làm thế nào để kiểm soát trí tuệ nhân tạo tổng hợp
Kiểm soát AGI không đơn giản chỉ là áp dụng những biện pháp kiểm soát như kiểm soát con người.
Nhiều biện pháp kiểm soát hành vi của con người dựa vào nhận thức, cảm xúc của con người và dựa vào việc áp dụng các giá trị đạo đức của con người. AGI không cần những thuộc tính này, vì thế chúng hoàn toàn có thể gây hại cho con người. Những dạng kiểm soát hiện nay là không đủ để áp dụng cho chúng.
Có ba tập hợp các biện pháp kiểm soát hiện đang được tranh luận và rất cần được phát triển và thử nghiệm ngay tức thì, đó là:
- Kiểm soát để đảm bảo các nhà thiết kế hệ thống AGI tạo ra các hệ thống này an toàn.
- Kiểm soát được gắn vào ngay trong chính bản thân các AGI, như là “ý thức”, giá trị đạo đức, qui trình vận hành, nguyên tắc ra quyết định, v.v.
- Kiểm soát được đưa vào trong những hệ thống bao trùm mà AGI sẽ hoạt động trong đó, như là qui định, mã thực hành, qui trình vận hành tiêu chuẩn, hệ thống giám sát và cơ sở hạ tầng.
Yếu tố con người và công thái học đưa ra những phương pháp xác định, thiết kế và kiểm nghiệm các cách kiểm soát đó rất tốt trước khi có các hệ thống AGI.
Ví dụ: hoàn toàn có thể chạy mô hình các cách kiểm soát của một hệ thống cụ thể để làm mô hình cho hành vi của các hệ thống AGI trong phạm vi cơ chế kiểm soát đó và xác định các rủi ro về độ an toàn.
Điều này sẽ cho phép chúng ta xác định cần áp dụng các cách kiểm soát mới vào đâu, rồi thiết kế các cách kiểm soát đó, và lên mô hình lại để xem đã loại bỏ được các rủi ro hay chưa.
Ngoài ra, các mô hình về nhận thức và ra quyết định của chúng ta cũng có thể đem dùng để đảm bảo các AGI hành xử đúng mực và có các giá trị nhân văn.
Hành động ngay chứ không trì hoãn
Các nghiên cứu này đang được tiến hành rồi nhưng vẫn chưa đủ và vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết.
Thậm chí doanh nhân công nghệ có uy tín là Elon Musk đã cảnh báo về “khủng hoảng hiện sinh” mà con người đang đối mặt do sự tiến bộ của AI và ông cũng đã lên tiếng về sự cần thiết phải điều tiết AI trước khi quá muộn.
Thập kỉ tới đây chính là giai đoạn quyết định. Có một cơ hội để tạo ra các hệ thống AGI an toàn và hiệu quả để phục vụ xã hội loài người. Đồng thời, nếu vẫn chỉ “làm việc như bình thường” tức là chúng ta cứ đuổi theo các tiến bộ nhanh chóng của công nghệ mà không hề chuẩn bị trước cho các tình huống sau này thì sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người. Quả bóng đang ở trên sân chơi của chúng ta, nhưng sẽ chẳng được bao lâu nữa đâu.
Phạm Hường(Theo The Conversation)
" alt=""/>Trí tuệ nhân tạo, làm sao để kiểm soát con dao hai lưỡi?Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Ảnh: quochoi.vn)
Liên quan đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án luật này hết sức quan trọng, có tác động sâu rộng đến mọi mặt kinh tế - xã hội, tác động đến mọi tầng lớn Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp cả trước mắt và lâu dài.
Theo Chủ tịch Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, xin ý kiến nhiều vòng, nhiều lần, Ủy ban Thường vụ cũng cho ý kiến 5 lần chính thức và kết luận bằng văn bản, chưa kể rất nhiều lần Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng họp với các cơ quan liên quan...
"Đến nay, cơ bản dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được hoàn thiện, đã thể chế hoá và bao quát được tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, bám sát Hiến pháp, cương lĩnh của Đảng và pháp luật hiện hành", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.
Trong khuôn khổ phiên họp thứ 29, ông Vương Đình Huệ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng, nhất là những vấn đề về thu hồi đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở thương mại, dịch vụ, các phương pháp định giá đất, dự án tạo quỹ đất do Nhà nước đầu tư...
"Chúng ta cho ý kiến thêm hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp bất thường", Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Về Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây cũng là dự án luật quan trọng, đã được thảo luận qua 2 kỳ họp Quốc hội và lãnh đạo Quốc hội cũng cho ý kiến nhiều lần.
Để đồng bộ với các dự án luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn tái cơ cấu tổ chức tín dụng, ngân hàng thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hoàn thiện thêm về các quy định can thiệp sớm và kiểm soát đặc biệt. Bên cạnh đó là các quy định về quản lý tập đoàn tài chính, sở hữu chéo, quy định chuyển tiếp, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm…
Chủ tịch Quốc hội cho biết, nội dung thứ ba tại phiên họp là Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Về xem xét việc giải thích quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chủ trương có giải thích, còn lại giao cho cơ quan nào chủ trì thẩm tra và hồ sơ thế nào thì thực hiện theo luật, hiện nay chưa có dự thảo nội dung này, cần có thêm thời gian để chuẩn bị.
Nội dung tiếp theo được Chủ tịch Quốc hội đề cập là Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tại phiên họp thứ 29, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn xem xét công tác nhân sự về đại biểu theo thẩm quyền.
Anh Văn" alt=""/>Trình Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai sửa đổi tại kỳ họp bất thườngĐại dịch Covid-19 đã từng bước qua đi, cuộc sống trở lại bình thường, nhưng việc sử dụng máy tính, điện thoại và các thiết bị thông minh để học tập, giải trí đã trở thành thói quen của nhiều gia đình.
Tuy nhiên, thực tế không ít phụ huynh sẽ băn khoăn khi cho con em tiếp xúc với máy tính và các thiết bị thông minh như: con tiếp xúc với nội dung không phù hợp với lứa tuổi; con sử dụng máy tính và mạng quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khoẻ, thị lực…; con chơi game, sử dụng mạng xã hội quá nhiều; hay con có xu hướng truy cập nội dung nào, có tốt cho sự phát triển không?
Theo thống kê, có tới 80% phụ huynh lo ngại về những vấn đề trên, tuy nhiên hầu hết không biết giải pháp, công nghệ nào để xử lý.
Hiện Việt Nam có hơn 26 triệu hộ gia đình với khoảng 17 triệu học sinh, do đó nhu cầu về chăm sóc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là cấp thiết.
Các giải pháp bảo vệ trẻ em thường được gọi là giải pháp “giám sát của phụ huynh - Parental Control”. Với giải pháp này, phụ huynh có thể thực hiện các việc cơ bản như: giới hạn thời gian sử dụng của con, giới hạn truy cập vào địa chỉ cụ thể… cho tới việc bật/tắt kết nối mạng, giám sát nội dung sử dụng của con như vào website nào, chat với bạn bè nội dung gì…
Khi lựa chọn giải pháp có tính năng nào, kích hoạt mức độ giám sát ra sao, phụ huynh cần lưu ý có sự trao đổi, đồng thuận với con để đảm bảo cân bằng giữa việc bảo vệ con và tôn trọng quyền riêng tư của trẻ. Can thiệp quá sâu vào tính riêng tư của con, có thể dẫn tới phản ứng của con cái (việc này có thể có biểu hiện hoặc không có biểu hiện) và dẫn tới hậu quả sau này.
Trên thị trường tồn tại nhiều giải pháp bảo vệ trẻ em khác nhau, dựa trên giải pháp kỹ thuật, có thể phân thành 2 nhóm chính. Trong đó, nhóm 1 là sản phẩm hoạt động dựa trên lớp mạng, là giải pháp bảo vệ trẻ em sử dụng thiết bị mạng độc lập với các thiết bị cần giám sát, bảo vệ như máy tính, điện thoại…. Nhóm 2 là các sản phẩm hoạt động tại thiết bị đầu cuối, là giải pháp bảo vệ trẻ em theo hình thức cài đặt thêm phần mềm, module bổ sung vào thiết bị cần giám sát, bảo vệ như máy tính, điện thoại….
Mỗi giải pháp có ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Đối với nhóm 1, việc triển khai sẽ đơn giản, không phải cài đặt phần mềm, ứng dụng lên thiết bị cần giám sát, bảo vệ song nhược điểm là phải trang bị thêm thiết bị chuyên dụng.
Còn với nhóm 2, người dùng phải cài đặt các phần mềm, ứng dụng trên máy cần giám sát, bảo vệ; giải pháp này có ưu thế về giá nhưng hiệu năng và tốc độ của máy cần giám sát, bảo vệ có thể bị ảnh hưởng, đồng thời có khả năng bị vượt qua.
Tôi cho rằng, có nhiều thông số để các phụ huynh lựa chọn, song có 3 nhóm tính năng mà một giải pháp bảo vệ trẻ em cần và nên có. Đó là: Bảo vệ con trước thông tin độc hại, lừa đảo, chủ động ngăn chặn nội dung không phù hợp với lứa tuổi; Kiểm soát cân bằng giữa học tập và giải trí, giúp con phát triển toàn diện, hỗ trợ kiểm soát truy cập Internet hợp lý xem ứng dụng được phép sử dụng, thời lượng sử dụng, thiết bị được phép kết nối. Bên cạnh đó đồng hành cùng con trong quá trình sử dụng, cung cấp báo cáo sử dụng Internet của con cái cho bố mẹ kịp thời trên điện thoại di động.
Ngô Tuấn Anh - Chuyên gia an ninh mạng
" alt=""/>Cha mẹ phải biết cách bảo vệ con trước thông tin độc hại, lừa đảo trên mạng