Trong khi khoảng 70% học sinh trung học Nhật Bản cho biết có kỹ năng đàm thoại tiếng Anh cơ bản, con số này không đáng kể so với mức độ thành thạo của thanh thiếu niên ở các quốc gia khác.
Ví dụ, ở nước láng giềng Hàn Quốc, gần 90% học sinh trung học thể hiện khả năng giao tiếp thông thạo bằng tiếng Anh. Điều đáng nói, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều có thời kỳ lịch sử bị Mỹ chiếm đóng- điều được cho định hình đáng kể trình độ tiếng Anh.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của một cựu quan chức ngoại giao cấp cao Nhật Bản, chính sự tự tôn và kháng cự văn hóa mạnh mẽ khiến người dân Nhật không bị "đồng hóa" trước sự "xâm thực" của văn hóa và ngôn ngữ Mỹ, nhưng đây cũng là rào cản để tiếp cận cái mới, khiến Nhật Bản bị thụt lùi.
Yếu tố văn hóa: Sự im lặng
Môi trường giáo dục Nhật Bản luôn đề cao sự trật tự và nghiêm khắc. Tại các lớp học, thầy nói, trò im lặng và lắng nghe. Nói cách khác, sự thụ động vẫn còn chi phối. Chính điều này làm giảm khả năng phản xạ cũng như giao tiếp của học sinh trong việc học tiếng Anh.
Bên cạnh đó, văn hóa Nhật Bản nhấn mạnh vào sự khiêm tốn và tránh mất mặt. Sợ mắc lỗi và mất mặt trước mặt người khác có thể ngăn cản mỗi cá nhân tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh. Đặc điểm văn hóa này có thể cản trở người học ngôn ngữ thực hành nói- điều vốn rất cần thiết để phát triển sự lưu loát.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến năng lực tiếng Anh chỉ dừng ở thông thạo ngữ pháp. Việc dạy học thụ động và văn hóa im lặng dù khiến mọi người cảm tưởng ai cũng lịch sự nhưng trên thực tế, chúng khiến nhiều học sinh Nhật Bản giấu dốt.
Hàng loạt giải pháp nâng trình độ tiếng Anh
Nhận thức được tầm quan trọng hàng đầu của tiếng Anh trong một thế giới ngày càng kết nối, chính phủ Nhật Bản đã chủ động thực hiện nhiều sáng kiến khác nhau để tăng cường giáo dục Ngoại ngữ.
Sáng kiến "Global 30", được đưa ra vào năm 2009, đã tìm cách quốc tế hóa các trường đại học Nhật Bản và thu hút nhiều sinh viên nước ngoài hơn. Là một phần của chương trình này, nhiều trường đại học đã giới thiệu các khóa học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, mang đến cho sinh viên cơ hội phát triển trình độ ngôn ngữ trong khi theo đuổi mục tiêu học tập.
Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực cải cách giáo dục tiếng Anh trong trường học để tập trung nhiều vào các kỹ năng giao tiếp thực tế hơn là ghi nhớ ngữ pháp và từ vựng.
Chương trình Trao đổi và Giảng dạy Nhật Bản (JET), được thành lập vào năm 1987, mời những người nói tiếng Anh bản ngữ từ khắp nơi trên thế giới làm Trợ lý Giáo viên Ngôn ngữ (ALT) tại các trường học Nhật Bản. Chương trình này giúp học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ và văn hóa Anh đích thực thông qua tương tác với giáo viên nước ngoài.
Ngoài ra, một số chính quyền địa phương ở Nhật Bản đã thành lập các chương trình Làng tiếng Anh (English Village Programs), nơi học sinh, sinh viên có thể hòa mình vào môi trường chỉ sử dụng tiếng Anh để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của họ.
Nhìn chung, các sáng kiến trên đã góp phần nâng cao nhận thức của người trẻ Nhật Bản về tầm quan trọng của trình độ tiếng Anh trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay. Đồng thời, việc chuyển hướng sang nhấn mạnh các kỹ năng giao tiếp thực tế là một bước chuyển mình đúng đắn trong giáo dục tiếng Anh của quốc gia này.
Những nỗ lực tăng cường giáo dục tiếng Anh trong trường học và gia tăng các chương trình trao đổi đã giúp thế hệ trẻ Nhật Bản sở hữu trình độ tiếng Anh cao hơn so với các thế hệ trước.
Tuy nhiên, một số phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn ưu tiên ngữ pháp và học thuộc lòng- điều này tiếp tục cản trở khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả của sinh viên trong các tình huống thực tế. Sự chênh lệch về nguồn lực và cơ hội hòa nhập ngôn ngữ giữa thành thị và nông thôn vẫn tồn tại như một thách thức. Học sinh ở các trung tâm đô thị có thể tiếp cận tốt hơn với việc tiếp xúc với ngôn ngữ và môi trường quốc tế, trong khi học sinh ở các vùng nông thôn có thể gặp phải những hạn chế.
Chất lượng giáo dục tiếng Anh phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và đào tạo của giáo viên, cũng như sự sẵn có của tài nguyên và công nghệ cập nhật. Đảm bảo khả năng tiếp cận nhất quán của tất cả người dạy và đồng bộ hóa tài liệu là một thách thức.
Có thể thấy, trong khi những nỗ lực của chính phủ Nhật Bản đã cho thấy một số kết quả tích cực, quốc gia Đông Bắc Á này vẫn đang trên một hành trình dài để giải quyết thách thức nan giải này.
Tử Huy
Chú thỏ trắng Shiro sống cùng gia đình ông Yoshiaki Kii (54 tuổi) ở tỉnh Kyoto (Nhật Bản). Thấy thỏ bị ốm, bỏ ăn, không đại tiện nên ông đã đưa nó đến bệnh viện thú y ở Seika, Kyoto.
Sau khi điều trị ở bệnh viện 3 ngày, bác sĩ thú y phụ trách nói với ông rằng cần phải tiến hành phẫu thuật sớm nếu không thỏ sẽ chết.
"Nếu không can thiệp ngay, đường ruột của thỏ sẽ bị vỡ vào tối nay và nó sẽ chết", bác sĩ nói với ông Yoshiaki.
Ông Yoshiaki ngay lập tức đã ký giấy đồng ý phẫu thuật. Tuy nhiên, thỏ Shiro đã qua đời khi nằm trên bàn mổ.
Thấy quá trình điều trị cho thỏ tại bệnh viện cũng như lời giải thích của các bác sĩ không thoả đáng, ông đã khởi kiện.
Ông Yoshiaki và vợ yêu cầu bệnh viện phải đền bù thiệt hại tổng cộng là 44.000 USD (tương đương hơn 1 tỷ đồng). Con thỏ là thú cưng của gia đình 2 vợ chồng ông bà Yoshiaki. Họ hết mực cưng chiều nó. Mỗi khi trở về nhà, nó thường chạy đến đón ông bà.
Ông cho biết: "Tôi và vợ không quá quan trọng số tiền bồi thường. Chúng tôi muốn sự cẩu thả của các bác sĩ và bệnh viện phải chịu phạt".
"Con thỏ rất tình cảm, nó thường chạy ra đón chúng tôi mỗi khi trở về nhà. Chúng tôi hy vọng sẽ chấm dứt việc đối xử không đúng cách với động vật", vợ ông Yoshiaki nói.
Đại diện toà án cho biết bệnh viện đã để sơ suất trong vụ việc lần này và phải bồi thường cho vợ chồng ông Yoshiaki. Số tiền bồi thường thiệt hại cho thú cưng thấp hơn nhiều so với con người, trong nhiều trường hợp, mọi người thường từ bỏ vụ kiện, theo Mainichi.
Do vậy, trong vụ việc lần này, bệnh viện phải đền cho vợ chồng ông Yoshiaki số tiền bồi thường là 4.400 USD (gần 110 triệu đồng).
Một thẩm phán cho biết con thỏ không cần điều trị bằng phẫu thuật vào thời điểm đó. Bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp khác để điều trị. Họ tiến hành phẫu thuật nhưng không giải thích về những rủi ro một cách thoả đáng. Bệnh viện đã vi phạm nghĩa vụ giải thích với chủ nhân vật nuôi.
"Lời giải thích của bệnh viện về những rủi ro của cuộc phẫu thuật là chưa thỏa đáng. Thật dễ dàng để hình dung ra nỗi tuyệt vọng của cặp vợ chồng mất đi con thỏ mà họ coi như là thành viên của gia đình", thẩm phán cho biết.
>> Đăng ký tham dự tại đây
Quà tặng lớn nhất đến từ Mitsubishi khi hãng tặng một chỉ vàng 9999 cho những người chốt mua xe tại sự kiện. Hãng Nhật cũng mang tới xe bảo dưỡng lưu động để kiểm tra xe cho khách đang sử dụng các dòng xe của hãng.
Ở gian hàng của Lynk & Co, mỗi khách hàng chụp ảnh check-in và trải nghiệm xe trưng bày được tặng một cây kem gelato hình xe Lynk & Co. Với mỗi khách hàng đăng ký lái thử, hãng sẽ tặng một lượt rút thăm may mắn với phần thưởng là hiện vật.