Xiaolang Zhang gia nhập Apple từ tháng 12/2015, đã bị Cục điều tra Liên bang bắt giữ vào ngày 7/7/2018 khi anh ta đang cố gắng lên chuyến bay để đến Trung Quốc, Finacial Times dẫn lời tòa án.
Zhang đã tham gia dự án "phát triển phần mềm và phần cứng trong các phương tiện tự lái" của Apple. Anh ta thực hiện thiết kế và thử nghiệm các bảng mạch để phân tích dữ liệu cảm biến.
![]() |
Dữ liệu của Apple được cho là bị đánh cắp để bán sang Trung Quốc. Ảnh: FT. |
Công tố viên Mỹ cáo buộc, anh này đã tải thông tin từ cơ sở dữ liệu của dự án xe tự lái - bao gồm dữ liệu về các quy định đối với điện, hệ thống pin và truyền lực ngay trước khi thông báo từ chức vào tháng 4/2018.
Zhang được cho là đã xin nghỉ việc tại Apple ngày 30/4. Zhang nói với quản lý rằng anh ta dự định trở về Trung Quốc để chăm sóc người mẹ đang bị bệnh. Sau đó, trong cuộc họp, Zhang lại chia sẻ dự định làm việc cho Xiaopeng Motors - một công ty khởi nghiệp xe điện của Trung Quốc. Mâu thuẫn khiến quản lý của Zhang nghi ngờ, yêu cầu anh ta phải bàn giao các thiết bị, thu hồi tài khoản và hộ tống ra khỏi công ty.
Apple đã bắt đầu một cuộc điều tra nội bộ và tìm thấy đoạn phim CCTV ghi lại Zhang đã lấy một chiếc hộp lớn từ phòng thí nghiệm xe tự lái của công ty ngay trước khi thông báo từ chức.
Chiếc hộp gồm 2 bảng mạch và 1 máy chủ, theo lời Zhang thừa nhận với Apple trong cuộc họp ngày 2/5. Anh ta cũng thừa nhận đã chuyển dữ liệu sang máy tính của vợ mình. Zhang cho phép các nhà điều tra của Apple kiểm tra. Họ đã tìm thấy 40GB dữ liệu trong thư mục có tên "RECENT" (tạm dịch: gần đây) và báo với FBI rằng 60% dữ liệu trong chiếc máy tính "rất có vấn đề".
Ngày 27/6, FBI đã lục soát nhà của Zhang sau khi Apple thông báo. Zhang đã thừa nhận lấy dữ liệu của Apple và đã chuyển qua máy tính của vợ mình vì biết anh ta sẽ phải bàn giao lại các thiết bị của công ty.
FBI phát hiện Zhang đã đặt chuyến bay đến Trung Quốc vào ngày 7/7. Họ đã bắt Zhang tại sân bay quốc tế San Jose sau khi anh này qua cửa an ninh trót lọt.
![]() |
Xiaolang Zhang gia nhập Apple từ tháng 12/2015, đã bị Cục điều tra Liên bang bắt giữ vào ngày 7/7/2018 khi đang chuẩn bị lên chuyến bay đến Trung Quốc. |
Dự án bí mật tạo xe điện của Apple bị rò rỉ thông tin vào đầu năm 2015, từ nhân viên của các nhà sản xuất ôtô như Tesla và Mercedes-Benz. Kể từ đó, Apple hiếm khi thảo luận về kế hoạch này. Năm ngoái, thông tin về chiến lược tiếp tục được bàn tán khi giấy phép thử nghiệm xe tự lái ở California của công ty bị lộ.
"Apple bảo mật tài sản trí tuệ rất cẩn thận", phát ngôn viên của Apple cho hay. "Chúng tôi đang làm việc với chính quyền và sẽ làm mọi cách để Zhang cùng bất kì cá nhân nào có liên quan phải chịu trách nhiệm về hành động của mình".
Cáo buộc được đưa ra đúng thời điểm Mỹ đang báo động về những nỗ lực của Trung Quốc trong đảm bảo công nghệ tiên tiến như một phần của kế hoạch 2025 có tên "Made in China". Theo Donald Trump, chính phủ Mỹ đang tích cực ngăn chặn việc mua lại các công ty Mỹ bởi các nhà đầu tư Trung Quốc.
Theo Zing
Apple đang bị tổ chức chống độc quyền Nhật Bản cáo buộc hành động sai trái khi ép buộc nhà mạng địa phương bán rẻ iPhone nhưng lại áp cước phí hàng tháng ở mức cao.
" alt=""/>Dự án bí mật của Apple bị đánh cắp để bán sang Trung QuốcTheo tờ báo địa phương Kahoku, Yoshida Shinkaru mới đây đã bị kết án 1 năm tù với tội danh khai thác tiền mật mã trái phép trên máy tính của người dùng.
Mặc dù sử dụng Coinhive - một công cụ khai thác tiền mật mã Monero hợp pháp, chạy trên thư viện Javascript và thường xuyên được nhúng trên các tên miền của website nhưng Yoshida Shinkaru được cho là đã bí mật cài nó trên một công cụ lừa đảo trong trò chơi trực tuyến và cung cấp cho nhiều người dùng tải xuống thiết bị của họ.
" alt=""/>Người đầu tiên bị phạt tù do liên quan tới tiền mật mãKế hoạch hướng tới gắn kết và tăng cường hiệu quả hoạt động của các hệ thống kỹ thuật, các đề án đã đầu tư cho các đơn vị liên quan. Thiết lập hệ thống kỹ thuật chủ động theo dõi, rà quét phát hiện mã độc trên không gian mạng Việt Nam kịp thời cảnh báo, yêu cầu xử lý, bóc gỡ dựa trên cơ sở hạ tầng trang thiết bị hiện có.
Kế hoạch này cũng nhằm xây dựng và thực hiện các chương trình, chiến dịch xử lý, bóc gỡ mã độc, mạng máy tính bị lây nhiễm mã độc, với sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet (ISP) và các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT và An toàn thông tin (ATTT); Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao nhận thức về tác hại và kỹ năng, phương thức phòng, chống mã độc; kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về mã độc giữa hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng liên quan tới giải pháp phòng, chống mã độc ở các bộ, ngành, địa phương.
Cục ATTT được Bộ TT&TT giao chủ trì, phối hợp với Cục PTTH&TTĐT, Cục Báo chí, Trung tâm Thông tin, VNCERT, VNNIC, NEAC, Báo Bưu điện Việt Nam, Báo điện tử VietnamNet và Tạp chí TT&TT triển khai thực hiện các nhiệm vụ Bộ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị 14.
Kế hoạch của Bộ TT&TT cũng phân công cụ thể trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT tại Chỉ thị 14. Theo đó, Cục ATTT chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì hệ thống kỹ thuật chủ động theo dõi, rà quét phát hiện mã độc trên không gian mạng Việt Nam, bao gồm: Nghiên cứu, xây dựng và duy trì hệ thống kỹ thuật thu thập thông tin mã độc tại Việt Nam; Nghiên cứu xây dựng bản đồ thể hiện tỉ lệ lây nhiễm mã độc tại Việt Nam theo thòi gian thực; Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về IP, tên miền dùng trong các chiến dịch tấn công mạng sử dụng mã độc; Nghiên cứu xây dựng Cổng Thông tin điện tử cung cấp thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp tra cứu thông tin về IP, tên miền độc hại.
Với nhiệm vụ hướng dẫn kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về mã độc, Cục ATTT sẽ xây dựng cơ chế, quy trình trao đổi, chia sẻ thông tin về mã độc giữa Bộ TT&TT vói các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp ISP, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm phòng, chống mã độc; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp ISP, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm phòng, chống mã độc thiết lập hệ thống kỹ thuật có khả năng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu về mã độc với hệ thống kỹ thuật của Bộ TT&TT.
Cục ATTT cũng có trách nhiệm tổ chức làm việc, hướng dẫn, đôn đốc bộ, ngành, địa phương thực hiện giải pháp phòng chống mã độc trong hệ thống thông tin của đơn vị, cụ thể: hướng dẫn giải pháp phòng chống mã độc cho máy chủ, hướng dẫn giải pháp phòng chống mã độc cho máy trạm và hướng dẫn giải pháp quản trị tập trung.
" alt=""/>Sẽ thành lập 3 nhóm chuyên gia phối hợp phân tích, phát hiện, xử lý, bóc gỡ mã độc