</strong></p><table class=)
 |
|
Mẫu SUV cỡ lớn được xây dựng trên khung gầm bán tải này có lịch sử dài không tin nổi. Sản xuất từ năm 1933, đến nay chiếc xe này đã trải qua 12 thế hệ nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Nó vẫn là cái tên đáng cân nhắc cho các gia đình tại Mỹ mỗi khi muốn mua 1 chiếc xe có thể làm được mọi thứ, có 9 chỗ ngồi, khoang chứa lên đến 3.429 lít, dẫn động 4x4 và cả động cơ V8 nữa...
2. Volkswagen Beetle (sản xuất từ năm 1938)
Volkswagen Beetle dù khởi nguồn từ thời Phát Xít Đức nhưng nguồn gốc không khiến cho nó giảm đi sức hút doanh số hay sự trường tồn.
Thật ra Beetle là tác phẩm của 1 nhà thiết kế Do Thái Josef Ganz nhưng Adolf Hitler đã “chôm” ý tưởng này và kết hợp với Ferdinand Porsche để biến nó thành 1 trong những mẫu xe có doanh số tốt nhất mọi thời đại.
Volkswagen Beetle bắt đầu được sản xuất từ năm 1938 và tiếp tục sản xuất cho tới năm 2003. Phiên bản hiện đại của Beetle trình làng vào năm 1998 đã thay đổi động cơ đặt sau và hệ dẫn động RWD thành động cơ đặt trước và hệ dẫn động FWD.
3. Jeep (sản xuất từ năm 1941)
Mẫu Jeep mà chúng ta biết đến ngày nay có xuất xứ từ dòng xe quân sự ra đời năm 1941. Willys-Overland và Ford đã xây dựng, gọi tên nó là Model MB và Model GPW nhưng quân đội thích gọi nó là Jeep hơn.
Từ năm 1945, Willys-Overland bắt đầu chuyển đổi mục đích sử dụng của Jeep sang hướng dân dụng. So với phiên bản quân dụng Model MB, phiên bản dân dụng CJ-1 sở hữu thêm cốp sau, thanh đòn, nóc xe thiết kế lại. Hiện tại Jeep là mẫu xe thuộc tập đoàn Fiat Chrysler Automobiles và là thương hiệu xe Mỹ bán chạy hàng đầu thế giới.
4. Unimog (sản xuất từ năm 1947)
Bản thân cái tên Unimog là chữ viết tắt cho cụm từ “Universal-Motor-Gerat” có nghĩa là “cỗ máy toàn cầu”. Không thể phá hủy, rất bền vững… những ngôn từ ấy đã gắn liền với dòng xe Unimog trong suốt 60 năm qua.
Khả năng off road cũng nó có thể xem là huyền thoại. Xe được sản xuất từ năm 1947, nhờ vào khả năng “đi mọi nơi” bạn có thể tìm thấy “dấu chân” của chiếc Unimog ở bất cứ đâu từ rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, sa mạc cho đến đồng tuyết.
Thương hiệu Unimog thuộc tập đoàn Daimler từ năm 1951. Trừ dòng 404 S series, kể từ năm 1955 tất cả những chiếc Unimog do Daimler sản xuất đều sử dụng động cơ dầu để tăng lực kéo.
5. Ford F-Series (sản xuất từ năm 1948)
Ford F-Series là dòng xe hiện đang bán chạy nhất nước Mỹ với gần 70.000 xe mỗi tháng. Và không những thế, nó cũng có lịch sử rất đáng nể.
Thế hệ đầu tiên của F-Series chỉ đơn giản là 1 mẫu xe công nông nhưng FoMoCo đã sớm nhận ra tiềm năng của nó và tiếp tục phát triển nó theo hướng xe tải. Bây giờ, ở thế hệ thứ 13 của mình, Ford F-Series đang là mẫu bán tải được ưa chuộng nhất tại Mỹ với thiết kế nam tính, kích thước to lớn và giá bán phù hợp.
6. Toyota Land Cruiser (sản xuất từ năm 1951)
Dù tin hay không, chiếc Toyota Land Cruiser mà chúng ta vẫn thấy có nguồn gốc từ mẫu xe quân sự Bantam MK II do quân đội Hoàng gia Nhật chế tạo từ năm 1941. Sau khoảng thời gian chiến tranh, quân đội nước này đã nhờ Toyota tạo ra những chiếc xe có khả năng tương tự. Kết quả là chiếc Toyota AK10 ra đời.
Toyota Land Cruiser chính thức sản xuất số lượng lớn từ năm 1951 với tên gọi Toyota "Jeep" BJ. Và mẫu “Jeep” mang logo Toyota này cũng có khả năng vượt mọi địa hình với các thông số kỹ thuật y chang mẫu xe được làm bởi Willys-Overland.
Ba năm sau, giám đốc kỹ thuật của Toyota-Hanji Umehara đã lấy cảm hứng từ Land Rover để cho ra đời cái tên Land Cruiser (ông bảo là vì không muốn tỏ vẻ “lép vế” so với đối thủ nên chọn tên này). Nhưng dù thay đổi tên, không có nhiều thay đổi ở xe so với thiết kế cũ. Nên có thể nói, nếu không có chiếc Jeep và Land Rover, có lẽ chúng ta cũng không có chiếc Toyota Land Cruiser trên đời.
7. Chevrolet Corvette (sản xuất từ năm 1953)
Dù nhiều người yêu thích Viper, nhưng biên tập viên của Autoevolution lại nhận định “chiếc Corvette mới xứng đáng với danh hiệu siêu xe Mỹ hơn”. Với 650 mã lực và mô-men xoắn cực lớn, chiếc Corvette Z06 là “1 con quái thú” khó kìm giữ.
Dù vậy, thế hệ thứ 7 của Corvette lại không có tí tương đồng nào với “cụ tổ” C1 của nó. Thế hệ đầu tiên của Corvette mang tên C1 đã được trình làng tại triển lãm New York Auto Show 1953. Nó không gì khác hơn 1 chiếc xe mui trần với động cơ 6 xi lanh thẳng hàng, dẫn động cầu sau đơn giản. Đến model năm 1955 thì dòng xe này mới sở hữu động cơ V8, dung tích 4.3 L.
8. Mercedes-Benz SL-Class (sản xuất từ năm 1954)
Khi được giới thiệu, chiếc Mercedes-Benz 300 SL (mã hiệu W198) là chiếc xe giữ nhiều kỷ lục đầu tiên. Nó sở hữu cặp cửa mở cánh chim đặc trưng, nên còn được gọi với biệt danh thân thuộc là Gullwing. Nó cũng là chiếc xe nhanh nhất thời điểm đó với tốc độ có thể đạt đến 260 km/h.
Bên dưới vẻ ngoài vừa thể thao vừa lịch lãm này là động cơ M198 3.0 L phun xăng trực tiếp. Và người ta nói, nếu không có động cơ M198 này thì cũng không có chiếc 300 SL (W198) ra đời. Thêm 1 chi tiết thú vị nữa, chiếc xe này chính là phiên bản đường phố của mẫu W194 nổi tiếng của Mercedes từng chiến thắng giải đua 24 Hours of Le Mans.
9. Mini (sản xuất từ năm 1959)
Có thể Citroen là hãng xe khiến cho hệ dẫn động cầu trước trở nên phổ biến, nhưng Mini mới là hãng hoàn thiện nó. Dù là 1 mẫu xe đô thị nhưng Mini cũng rất nổi tiếng với cảm giác lái tốt.
Tuy nhiên, điểm đặc sắc ở Mini từ lúc nó mới ra mắt cho đến nay chính là thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm không gian của nó. Thiết kế mang tính cách mạng của Mini tạo ra bởi Sir Alec Issigonis (1906–1988), và được coi như một tầm nhìn chiến lược trong giao thông vận tải công nghiệp lúc bấy giờ.
Ban đầu, người ta dự định sản xuất Mini như một chiếc xe giá cả phải chăng để đáp ứng cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Nhưng sau khi lọt vào tay BMW, Mini đã biến thành 1 thương hiệu hạng sang như ngày nay.
10. Ford Falcon (sản xuất từ năm 1960)
Có thể bạn chưa biết, chiếc Ford Mustang 1964 được xây dựng dựa trên khung gầm của dòng Ford Falcon.
Vào cuối thập niên 50, chiếc Holden ra đời vào chiếm hết thị phần của Ford bởi chiếc Zephyr không làm người dân Úc yêu thích cho lắm. Điều này khiến cho hãng xe Oval xanh phải tìm cách tạo ra 1 mẫu xe có khả năng cạnh tranh với dòng Holden của General Motors. Kết quả của nỗ lực này chính là chiếc Falcon.
Theo Otosaigon/Autoevolution
Phan Thành tậu xe siêu sang Rolls-Royce Wraith" alt=""/>Những dòng ôtô “sống dai” nhất thế giới xe
Một buổi sáng tại BV Việt Đức, dãy ghế trước cửa phòng khám Nam khoa có 5 người đàn ông ngồi chờ. Họ làm mọi người chú ý bởi người thì đeo khẩu trang kín mít, người đội mũ bảo hiểm, mũ lưỡi trai, người cầm tờ báo che mặt… Hóa ra đó là những đấng mày râu đang phải gõ cửa phòng bác sĩ vì “cậu bé” đang có vấn đề.“Cậu nhỏ” của Q bị ngứa, mọc mụn lấm tấm đã từ lâu, nghĩ đến bệnh viện khám thì xấu hổ liền dùng các loại thuốc bôi, nước lá... nhưng vẫn không khỏi. Bệnh ngày càng trầm trọng, Q đành đeo khẩu trang, đội mũ lưỡi trai đến phòng khám da liễu của Bệnh viện Da liễu Hà Nội để khám bệnh.
Trước khi vào BV, Q nhìn trước nhìn sau sợ người quen bắt gặp. Bước vào phòng thì ôi thôi, một nữ bác sĩ trẻ nhìn bệnh nhân tươi cười. Nghe bác sĩ nói phải cởi quần, Q giật bắn người, đến lúc khoe “cậu nhỏ” để bác sĩ khám, mặt Q đỏ như gấc, bác sĩ hỏi mà chỉ nói lắp bắp được vài câu. May mà cô bác sĩ trẻ rất vui tính nên Q đã nhanh chóng thoát khỏi cảm giác xấu hổ, cầm đơn thuốc ra khỏi phòng mà tay chân vẫn run. Về uống và bôi 1 tuần sau khỏi hẳn, không phải tái khám.
 |
ảnh minh họa |
Bác sĩ nữ khám nam khoa là nỗi run sợ của rất nhiều đàn ông. Nguyễn Văn T gặp tình huống éo le hơn nhiều. “Cậu nhỏ” bị sưng đau, nghĩ là bệnh sẽ tự khỏi, mấy ngày sau T hoảng hồn vì thấy một bên “quả cà” sưng to bằng... quả trứng ngỗng. Đến BV khám, thấy thấp thoáng cô bác sĩ, T liền quay về. Hai ngày sau người phát sốt vì đau quay lại BV vẫn thấy cô bác sĩ ấy khám nên đành liều bước vào.
Lúc để lộ ra “của quý” sưng phù trước mắt cô bác sĩ, T chỉ muốn đeo mo vào mặt, nhưng bác sĩ rất tận tình khám và pha trò: “Ngày mai anh mới đến khám thì có nguy cơ thành... thái giám đấy!”. Sau khi siêu âm, chụp chiếu, thử máu, nước tiểu... T được bác sĩ xác định bị viêm mào tinh hoàn, không phải cắt, nằm viện tiêm thuốc 2 tuần là ổn.
Tuy nhiên, bác sĩ nữ khám nam khoa cũng rơi vào những tình huống trớ trêu. Hơn 2 năm làm ở phòng khám, gặp gỡ bao nhiêu bệnh nhân là bấy nhiêu lần bác sĩ Lan - từng làm ở phòng khám nam khoa BV Việt-Đức - được trực tiếp mục sở thị những tình huống bi có, hài có mà không thể nào quên được. Việc gặp bệnh nhân có những câu hỏi trái khoáy, những câu hỏi rất ngây ngô cũng không phải là ít.
Bác sĩ Lan còn nhớ, có trường hợp bệnh nhân nam còn là thanh niên trẻ, vừa mới kết hôn nhưng đã gặp trục trặc trong chuyện chăn gối nên tỏ vẻ rất lo lắng, đến mong bác sĩ khám tận mắt. Ấy vậy mà, khi vừa bước chân vào phòng khám, thấy vị bác sĩ là nữ thì mặt đỏ tía tai, đứng bất động trong mấy phút, bảo cởi quần ra để khám mà anh chàng cứ loay hoay, mãi không dám cởi.
Rồi khi đã cởi xong, hai tay anh cứ giữ khư khư, nắm chặt “của quý”, nhất quyết không dám bỏ ra. Anh này còn đề nghị bác sĩ có thể nhắm mắt vào khám được không (!?). Sau một hồi giải thích mới đồng ý cho bác sĩ khám, hóa ra, cậu thanh niên này mất vệ sinh, không chịu làm sạch cho “cậu nhỏ” nên cô vợ ở nhà mới không dám gần gũi chồng. Sau khi thấy bác sĩ nói vậy, cậu thanh niên đỏ mặt, ngượng hơn cả lúc đầu mới vào.
Những lời cầu cứu lúc nửa đêm
Sau này BS Lan chuyển sang làm việc cho trung tâm tư vấn về sức khỏe tình dục thì cũng là lúc chị và các đồng nghiệp phải nhận được những cú điện thoại gọi đến lúc nửa đêm nhờ tư vấn, hỏi han những triệu chứng hay những trục trặc về cơ quan sinh dục, hoặc những vấn đề chốn phòng the.
“Ngày đầu còn chưa quen lắm với việc bị đánh thức dậy lúc nửa đêm, nhưng dần tôi cũng quen. May mà tâm lý mình vững nên mới có thể bình tĩnh trước những câu hỏi ngu ngơ, thậm chí không có vấn đề gì mà người bệnh cứ cuống lên như cháy nhà, rồi cả những chuyện vợ chồng tế nhị cũng được nhờ giải đáp lúc nửa đêm” – bác sĩ Lan nói.
Những câu chuyện giữa đêm hôm khuya khoắt luôn để lại cho BS Lan những kỷ niệm khó quên. Chị kể: Có lần, vừa lên giường chợp mắt được độ nửa tiếng, bỗng có bệnh nhân gọi điện đến, khóc lóc sụt sùi trên máy. Rõ ràng là giọng con trai, mà vừa nói được vài câu đã khóc: “Sao của cháu vừa lên được tí lại xỉu ngay ạ? Cả đêm nay cháu chưa làm ăn được gì, vợ cháu đang giận rồi, cháu không biết làm thế nào”.
Đã thế, cậu này còn dọa bác sĩ, nếu không giúp, cậu ấy sẽ uống 30 viên thuốc ngủ đã chuẩn bị sẵn để chết cho bác sĩ xem. Vừa buồn cười, vừa hoảng hồn trước cậu thanh niên, chỉ lo cậu ấy làm liều, nên bác sĩ Lan vừa phải nhẹ nhàng khuyên nhủ, vừa phải hỏi han để tìm ra cách giải quyết. Sau đó, phải mất tới gần nửa tiếng, cậu này mới chịu nghe và cúp máy đi ngủ.
Lại một lần khác, chị còn bị cả một cặp vợ chồng đang trong đêm tân hôn gọi điện nhờ sự trợ giúp. Vừa cất tiếng alô thì cậu thanh niên đầu dây bên kia đã liếng thoắng trình bày một hồi, yêu cầu bác sĩ “dạy” cho cậu từng bước trong việc quan hệ, từ màn dạo đầu tới màn nhập cuộc như thế nào. Buồn cười khi cậu ta cứ liên tục hỏi “làm sao cái của cháu cứ bé xíu, không to lên được”, rồi khẩn khoản van xin bác sĩ chỉ cụ thể cho từng bước một…
Cũng có những cuộc gọi điện lúc nửa đêm của những kẻ mắc bệnh thích khoe “của quý”, thích được nói chuyện về sex. Một lần có cuộc điện thoại của một người đàn ông, nhưng lại nói với giọng ẻo lả, mời gọi. Người này trình bày tường tận về “cậu nhỏ” đang ở trạng thái thế nào, đang cảm thấy ra sao…, chỉ nghe qua là nhận ra ngay giọng của dân đồng tính, đang có ham muốn tình dục và đang cố tình làm trò với bác sĩ.
Có thể nói có vô số những câu chuyện bi hài khi các bác sĩ nữ chữa bệnh cho đàn ông. Phải thật can đảm, yêu nghề và khéo léo, các bác sĩ nữ mới có thể đối mặt với những căn bệnh của “cậu bé” mà đàn ông luôn cho rằng đó là sức mạnh và rất ít khi dám thừa nhận nó bị ốm yếu.
Theo Lao động
" alt=""/>Bi hài chuyện bác sĩ nữ khám nam khoa