- Tiền vệ chủ chốt của Man City - Kevin De Bruyne dính chấn thương dây chằng đầu gối nghiêm trọng trong buổi tập hôm qua.
- Tiền vệ chủ chốt của Man City - Kevin De Bruyne dính chấn thương dây chằng đầu gối nghiêm trọng trong buổi tập hôm qua.
Quế mang lại nhiều giá trị sức khỏe (Ảnh: Getty).
Quế chứa nhiều hợp chất tự nhiên có tác dụng tốt với sức khỏe, trong đó nổi bật là cinnamaldehyde. Đây là thành phần chính tạo nên hương vị đặc trưng của quế, cùng các chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol và eugenol. Nhờ những thành phần này, quế có thể mang lại một số tác dụng đáng chú ý sau đây:
Hỗ trợ giảm đường huyết
Một nghiên cứu trên tạp chí Annals of Family Medicineđã chỉ ra rằng, quế có khả năng điều hòa đường huyết đáng kể, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Theo nghiên cứu, những người tham gia sử dụng 1-6g quế mỗi ngày trong vòng 40 ngày đã thấy sự giảm 3-5% chỉ số đường huyết. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho những người đang tìm kiếm các phương pháp bổ trợ cho việc kiểm soát đường huyết.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nghiên cứu đăng trên Lipids in Health and Diseaseđã phát hiện rằng, sử dụng quế có thể giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) và tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt).
Cụ thể, những người tham gia dùng 120mg quế mỗi ngày trong 12 tuần đã giảm tới 12% lượng cholesterol xấu. Điều này góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đột quỵ.
Ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm
Quế chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol, giúp giảm viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Nghiên cứu từ Journal of Clinical Medicine cho thấy, các hợp chất polyphenol trong quế có khả năng ức chế phản ứng viêm trong cơ thể, góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như viêm khớp, Alzheimer và một số loại ung thư.
Cách sử dụng quế hiệu quả
Để tận dụng các lợi ích sức khỏe của quế một cách tối đa, bạn có thể sử dụng quế theo các cách sau:
- Dạng bột quế: Pha 1-3g bột quế với nước ấm hoặc sữa để uống hàng ngày. Bột quế cũng có thể thêm vào các món cháo, bánh để tăng hương vị và lợi ích dinh dưỡng.
- Trà quế: Sử dụng một thanh quế nhỏ hoặc một muỗng bột quế, pha với nước nóng. Đây là thức uống lý tưởng vào buổi sáng giúp khởi động cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết.
- Tinh dầu quế: Sử dụng tinh dầu quế để massage các vùng cơ đau nhức hoặc khuếch tán trong không gian để giúp tinh thần thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu.
Lưu ý khi sử dụng quế
Mặc dù quế rất tốt cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể gây hại. Coumarin, một hợp chất trong quế, có thể gây độc nếu sử dụng liều cao lâu dài, đặc biệt là đối với gan.
Liều lượng an toàn: Hạn chế không quá 6g quế mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Tác dụng phụ: Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng, kích ứng dạ dày hoặc tiêu chảy khi sử dụng quế. Hãy thử nghiệm từ liều nhỏ và quan sát phản ứng của cơ thể. Người mang thai, người có bệnh lý gan hoặc đang sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng quế.
" alt=""/>Gia vị Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất thế giới: Bổ tim, khắc tinh tiểu đườngThông thường, phù nề có thể là tình trạng tạm thời và không nghiêm trọng (Ảnh: Getty).
Sưng ở tay và chân, được gọi là phù nề, là một triệu chứng phổ biến nhưng có thể bị bỏ qua. Phù nề xảy ra khi chất dịch trong cơ thể tích tụ quá mức trong các mô, gây ra hiện tượng sưng.
Thông thường, phù nề có thể là tình trạng tạm thời và không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không thể tự thuyên giảm, có thể đó là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Hệ thống tuần hoàn của cơ thể, bao gồm gan, tim, phổi và thận, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết chất lỏng.
Nếu các cơ quan này bị tổn thương do ung thư, quá trình lưu thông chất lỏng trong cơ thể có thể bị gián đoạn, dẫn đến sưng tay và chân. Đặc biệt, ung thư gan và ung thư thận có thể gây áp lực lên hệ thống tuần hoàn, làm suy giảm chức năng của các cơ quan này và gây phù nề.
Nếu bạn bị sưng tay chân mà không rõ nguyên nhân, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra và xác định liệu đó có phải là dấu hiệu sớm của ung thư hay không.
Móng tay bất thường
Móng tay hình thìa đặc trưng (Ảnh: Getty).
Móng tay bất thường cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn, đặc biệt là khi cơ thể thiếu máu hoặc đang phải đối mặt với các khối u ác tính.
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất là sự xuất hiện của các vết nứt trắng hoặc các bất thường trên móng tay. Móng tay có thể trở nên giòn, dễ gãy, hoặc thậm chí biến dạng thành hình dạng cong lên giống như thìa, gọi là "móng tay hình thìa".
Những thay đổi này thường liên quan đến việc cơ thể thiếu oxy, do sự giảm số lượng hồng cầu trong máu. Thiếu máu có thể là kết quả của nhiều tình trạng sức khỏe, bao gồm cả ung thư hệ thống huyết học như ung thư máu.
Nếu móng tay của bạn thay đổi một cách bất thường, hãy đi kiểm tra y tế ngay để loại trừ khả năng ung thư hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác.
Thay đổi màu da tay, chân
Vàng da là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý (Ảnh: Getty).
Thay đổi màu sắc da ở tay và chân có thể là một dấu hiệu sớm của ung thư. Có hai tình huống phổ biến liên quan đến thay đổi màu da:
- Nốt ruồi đen bất thường: Nếu trên da tay hoặc chân xuất hiện các nốt ruồi đen mới hoặc những nốt ruồi cũ bắt đầu thay đổi về kích thước và màu sắc, đây có thể là dấu hiệu của khối u ác tính trên da, như ung thư hắc tố (melanoma).
- Da xỉn màu hoặc vàng da: Nếu da tay và chân trở nên xỉn màu, nhờn hoặc vàng da, điều này có thể liên quan đến các vấn đề về gan. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa bilirubin, và khi gan bị tổn thương do ung thư, bilirubin có thể tích tụ và gây ra vàng da.
Bất kỳ thay đổi nào về màu da đều nên được kiểm tra kịp thời để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về ung thư da hoặc các bệnh liên quan đến gan.
Đau tay chân
Nếu bạn cảm thấy đau hoặc tê tay chân kéo dài, hãy tìm đến bác sĩ để kiểm tra (Ảnh: Getty).
Đau ở tay và chân có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như viêm khớp, thoái hóa, hoặc chấn thương.
Tuy nhiên, khi cơn đau kéo dài và ngày càng trở nên tồi tệ hơn mà không có nguyên nhân rõ ràng, đó có thể là dấu hiệu của một khối u ác tính đang chèn ép các dây thần kinh hoặc mạch máu.
Đặc biệt, nếu cơn đau xuất hiện đột ngột và trở nên nghiêm trọng mà không có tiền sử viêm hoặc chấn thương, bạn nên cảnh giác với khả năng ung thư xương hoặc ung thư di căn đến các bộ phận khác.
Nếu bạn cảm thấy đau hoặc tê tay chân kéo dài, hãy tìm đến bác sĩ để kiểm tra chi tiết và loại trừ nguy cơ ung thư.
" alt=""/>Trước khi ung thư đến, tay chân thường có 4 dấu hiệu nàyGS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế tham quan phòng bệnh (Ảnh: V.M).
Theo ông Thuấn, trong những năm vừa qua, hệ thống bệnh viện tư nhân không ngừng phát triển, với 384 bệnh viện tư nhân trong cả nước. Riêng tại Hà Nội, có 44 bệnh viện tư nhân chiếm 29% và gần 3.000 giường bệnh.
Tính chung, số lượng giường bệnh của bệnh viện tư nhân mới chỉ chiếm 5,8% trong tổng số giường bệnh.
Đa số các bệnh viện tư nhân đều tập trung định hướng chuyên khoa như Mắt, Răng hàm mặt, Da liễu, tim mạch, ung bướu... với số lượng dưới 50 giường, số bệnh viện đa khoa có quy mô trên 100 giường còn rất ít.
"Đảng và nhà nước khuyến khích phát triển các bệnh viện tư nhân chuyên sâu và chuyên sâu kỹ thuật cao cung ứng các dịch vụ chất lượng cao, kỹ thuật tiên tiến và một số bệnh viện tư nhân ngang tầm quốc tế.
Theo quy hoạch, mở rộng quy mô giường bệnh của các bệnh viện tư nhân, phấn đấu tỷ lệ giường bệnh tư nhân ít nhất chiếm 10% vào năm 2025, 15% vào năm 2030 và 25% vào năm 2050", ông Thuấn nói.
Bệnh viện được đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại (Ảnh: V.M).
Thứ trưởng đánh giá, Vinmec Smart City là bệnh viện đa khoa chuẩn quốc tế thứ 8 trong Hệ thống Y tế Vinmec đã có hơn 13 năm hoạt động, sẽ góp phần giảm tải cho các bệnh viện công lập và trung tâm, khuyến khích người bệnh sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam mà không phải ra nước ngoài.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, Bộ Y tế luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập các Bệnh viện, phòng khám tư nhân ở Việt Nam trên tinh thần bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật Việt Nam.
Bệnh viện Vinmec Smart City có tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, diện tích gần 60.000 mét vuông, công suất phục vụ tối thiểu 70.000 lượt khám/năm, gồm 14 chuyên khoa, nổi bật là sản-phụ khoa, ngoại khoa với các phương pháp phẫu thuật nội soi và xâm lấn tối thiểu điều trị bệnh lý tiêu hóa, chấn thương chỉnh hình ứng dụng mạnh mẽ công nghệ 3D để cá thể hóa việc điều trị.
Bệnh viện cũng sẽ vận hành Trung tâm huyết học và Trị liệu tế bào tư nhân nhằm giúp người bệnh ung thư tiếp cận với các phương pháp điều trị mới và hiệu quả như CAR-T hay liệu pháp tế bào, liệu pháp miễn dịch.
Đây cũng là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng hệ thống quản lý bệnh án điện tử SystemOne, cho phép bác sĩ ở những cơ sở y tế khác nhau có thể chia sẻ dữ liệu để hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất của bệnh nhân, song song với biện pháp bảo mật cao cấp nhất.
" alt=""/>Hà Nội: Thêm bệnh viện 1.500 tỷ đồng đi vào hoạt động