-Nhóm sinh viên Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thực hiện một video thể hiện niềm tự hào về ngôi trường của mình. Video cho thấy sự năng động và đầy đam mê của thế hệ sinh viên trẻ.

-Nhóm sinh viên Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thực hiện một video thể hiện niềm tự hào về ngôi trường của mình. Video cho thấy sự năng động và đầy đam mê của thế hệ sinh viên trẻ.
>> Điều chỉnh quy hoạch 15.000ha đất ở Vũng Tàu
Thông tin trên vừa được đưa ra trong buổi làm việc giữa UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn, về tiến độ thực hiện dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam.
Tại buổi làm việc, đại diện Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn, chủ đầu tư dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam, cho biết, từ khi khởi công xây dựng đến nay, chủ đầu tư luôn nỗ lực không ngừng để dự án được triển khai theo kịp tiến độ.
![]() |
Phác họa Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam sau khi hoàn thành (Ảnh NLĐ) |
Tuy nhiên, hiện nay, dự án đang gặp một số vướng mắc khi triển khai các gói thầu như: thi công cảng, san lấp và đường ống bể chứa.
Về gói thầu thi công cảng, nhà thầu gặp khó khăn, vướng mắc trong việc chờ cấp Giấy phép nhận chìm bùn thải, từ phía Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nếu Giấy phép nhận chìm bùn thải chưa được cấp, thì gói thầu sẽ không triển khai theo đúng quy định và sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
Gói thầu san lấp và gói thầu đường ống bể chứa đang gặp khó khăn do một số người dân địa phương, khiếu nại, không đồng ý về giá đền bù. Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn mong nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để triển khai dự án theo đúng tiến độ đã cam kết.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị chủ đầu tư và các nhà thầu phải phối hợp chặt chẽ với địa phương, trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời, các đơn vị này cần phối hợp với UBND xã Long Sơn, trong thời điểm có số lượng lớn nhân công làm việc, tại công trường, để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương; tuân thủ pháp luật Việt Nam về cạnh tranh lành mạnh, ưu tiên hợp tác với các nhà thầu phụ Việt Nam, đồng thời đảm bảo các quy định về phòng cháy, chữa cháy và an toàn lao động.
Phó Chủ tịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng yêu cầu UBND TP Vũng Tàu tiến hành giao ban hàng tháng để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến dự án.
Được biết, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn là Liên doanh giữa Tập đoàn SCG của Thái Lan và Petrovietnam. Dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam tọa lạc tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, đã được khởi công từ tháng 2/2018, dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2023. Dự án có diện tích 464ha mặt đất và 194ha mặt nước, tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD.
Đây là tổ hợp hoá dầu đầu tiên tại Việt Nam có thể sản xuất được 1,6 triệu tấn sản phẩm xăng, dầu và 2 triệu tấn nguyên liệu cho ngành nhựa; thiết lập vị thế có thể các sản xuất các sản phẩm lọc hóa dầu của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Dự án cũng bao gồm các cơ sở hạ tầng khác bên cạnh tổ hợp sản xuất hoá dầu, bao gồm khu cảng nước sâu.
Đây là dự án trọng điểm, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung. Dự kiến mỗi năm dự án sẽ nộp ngân sách cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 60 triệu USD và thu hút được các nhà đầu tư vào chuỗi giá trị các sản phẩm hóa dầu.
Mạnh Đức
Sau khi hàng loạt đại gia phía Bắc như Sungroup, FLC, Tuần Châu… đặt chân vào Bà Rịa - Vũng Tàu, Tập đoàn BRG cũng vừa báo cáo ý tưởng một dự án 12.000 tỷ đồng, tại tỉnh này.
" alt=""/>Dân Vũng Tàu khiếu nại giá đền bù dự án 5,4 tỷ USD![]() |
Đại sứ quán New Zealand tặng 50.000NZD (tương đương 790 triệu đồng) cho dự án |
Theo đó, Đại sứ quán New Zealand tặng 50.000NZD (tương đương 790 triệu đồng) cho dự án, nhằm hỗ trợ hơn 350 lao động nữ làm công việc phi chính thức như bán hàng rong, thu gom rác hoặc giúp việc nhà trong vòng 3 tháng tới.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án trong chương trình hợp tác tổng thể giữa New Zealand và Việt Nam, Đại biện lâm thời, Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam ông Joseph Mayhew cho biết: “Đây là sáng kiến thiết thực giúp giảm bớt tác động kinh tế của Covid-19 và tăng cường khả năng phục hồi sinh kế của hơn 350 lao động nữ và gia đình họ tại trong khu vực phi chính thức ở Đà Nẵng và Huế".
"Tôi tin rằng hỗ trợ lao động nữ trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch là một thành phần quan trọng của quá trình phục hồi mạnh mẽ, toàn diện và công bằng”, ông nói.
Đại dịch Covid-19 làm ngành du lịch Việt Nam thiệt hại nặng, trong đó, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, hai trung tâm du lịch quốc tế lớn của cả nước cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Dự án hỗ trợ đào tạo kiến thức về quản lý kinh tế hộ gia đình, quyền của phụ nữ và dinh dưỡng trẻ em, bên cạnh một khoản hỗ trợ tài chính nhỏ để mua thực phẩm, nhu yếu phẩm sinh hoạt hoặc các phương án sinh kế nhỏ.
Theo nghiên cứu gần đây của ActionAid Việt Nam, hơn 90% lao động trong lĩnh vực du lịch bị mất việc làm và thu nhập do Covid-19.
“Dự án này là nỗ lực khiêm tốn giúp lao động nữ trở nên hữu hình hơn trong cộng đồng, bên cạnh việc xây dựng một mô hình thiết thực để các nhóm đối tượng và cá nhân hưởng lợi có thể tiếp cận hỗ trợ một cách hiệu quả và minh bạch. Chúng tôi muốn đóng góp vào các cam kết giữa Việt Nam và New Zealand cùng hành động để “Không ai bị bỏ lại phía sau’ trong cuộc chiến với Covid-19”, bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng đại diện ActionAid Việt Nam chia sẻ.
Bảo Đức
Một năm sau sự khởi đầu đáng sợ của đại dịch Covid-19 do virus corona gây ra, thế giới đang đứng trên bờ vực của làn sóng lây nhiễm thứ 4.
" alt=""/>New Zealand hỗ trợ lao động nữ ở Đà Nẵng, Huế phục hồi sinh kếĐưa bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 đi Nam Sudan là việc Việt Nam chưa bao giờ làm, cơ động lực lượng gồm hơn 70 người sang châu Phi...
" alt=""/>Đại sứ nhóm G4 chúc Tết lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam