Dưới đây là những laptop hội tụ đầy đủ các tính năng trên tốt nhất do forbes.com “gợi ý” cho sự lựa chọn của bạn.
1. Lenovo ThinkPad SL400
Máy có giá bán trên thị trường khoảng 600 USD (khoảng 11 triệu đồng). Máy có thiết kế bền, rắn chắc cùng bộ vi xử lý Intel Core 2 Duo cho tốc độ xử lý cao. Màn hình hiển thị 14,1 inch đủ lớn cho mắt bạn cảm tháy thoái mái mà cũng vừa đủ trong một thiết kế nhỏ gọn cho sự di chuyển trong khi làm việc.
SL400 cho phép người dùng tháo ổ quang ra dễ dàng bằng tay tạo điều kiện thuật lợi khi muốn thay 1 ổ quang khác. Thêm vào đó, Lenovo tích hợp cho ThinkPad SL400 những tính năng bảo vệ cao như hệ thống bảo vệ chủ động (APS), khôi phục và lưu dữ liệu chỉ với một phím tắt, tự động sửa chữa tập tin hệ thống quan trọng bị hỏng System Repair, sao lưu dữ liệu.
Mặc đù trọng lượng 5.5 pound (khoảng 2,4kg) là điểm hạn chế của ThinkPad SL400 nhưng chắc chắn người dùng sẽ cảm thấy hài lòng khi giải quyết công việc trên máy này.
2. Asus P30A
Nổi tiếng với các dòng máy netbook giá rẻ có thiết kế hấp dẫn, Asus “tấn công” vào thị trường laptop dành cho doanh nghiệp với P30A “siêu di động”. Asus P30A duy trì trọng lượng và kích cỡ tương tự một chiếc netbook nhưng lại mang đến khả năng xử lý công việc mạnh mẽ với bộ vi xử lý Intel Core 2 Duo và màn hình LCD 13,3 inch ứng dụng công nghệ LED độ phân giải 1.366 x 768 pixel.
Khung máy được tạo nên từ hợp kim Ma- giê sẽ giúp người dùng không cần lo lắng khi có va đập trong khi di chuyển. Thêm vào đó, chế độ bảo mật bằng vân tay sẽ ngăn ngừa thất thoát dữ liệu.
Người dùng có thể lựa chọn mẫu có ổ cứng dung lượng 320 GB hay 250 GB. Máy hỗ trợ kết nối Bluetooth 2.1, Wi-Fi, 3G, webcam 1,3 megapixel webcam, đầu cắm kết nối HDMI và một ổ ghi DVD. Máy có kích cỡ 32,3 x 23,2 x 2,61cm với trọng lượng 1,5kg bao gồm cả pin.
3. Sony VAIO Z-Series
Được thiết kế cho người dùng sử dụng laptop trên “mỗi bước đi”, VAIO Z-Series chỉ nặng khoảng 1,5 kg và màn hình 13 inch ứng dụng công nghệ hiển thị mới cho độ phân giải lên tới 1.600 x 900 pixel thay vì 1.280 x 800 pixel như ở các mẫu máy thông thường.
Sony VAIO Z-Series là sự hòa trộn thiết kế của phong cách “bắt mắt” của Sony và thiết kế cứng cáp. Hệ thống bảo vệ chống sốc "G-Sensor" sẽ hạn chế rủi do mất dữ liệu khi gặp va đập không mong muốn khi đang di chuyển cho người dùng. Giá máy có thể hơi “cứng”, 1.800 USD (khoảng 32 triệu đồng) nhưng với bộ vi xử lý Intel Centrino Core 2 Duo, Sony VAIO Z-Series sẽ là một gợi ý hoàn hảo cho các doanh nhân lựa chọn laptop cho những chuyến đi công cán của mình.
" alt=""/>Laptop nào cho các chuyến công du?"Ngoài chăm cháu, tôi còn làm tình nguyện viên ở bệnh viện này", ông Chung nói.
Nhiều ngườinhà bệnh nhân làdân tộc thiểu số, không biết chữ nên gặp khó trong quá trình làm thủ tục nhập viện. Những lúc như vậy, ông Chung lại đứng ra giúp họ giải quyết.
Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, tươi trẻ của người đàn ông U70, khó đoán trong ông ngổn ngang tâm sự. Ông Chung từng làm trong ngành thủy lợi. Vợ chồng con trai ông làm kinh doanh, công việc thuận lợi. Cuộc sống đang ấm êm thì năm 2020, con trai ông đột ngột mất vì đột quỵ.
"Lúc đó tôi tưởng không thể gượng nổi. Con trai là trụ cột, chỗ dựa của cả gia đình", người cha nói.
Vì hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ việc, giờ ông Chung không có lương hàng tháng. Chồng mất, con dâu ông cũng phải đi làm cả ngày để có thu nhập. Vợ chồng ông ở nhà chăm cháu.
Giữa tháng 4 năm nay, bé cháu nội ông đột nhiên kêu đau đầu. Đưa cháu đi khám, ông Chung biết đứa trẻ bị ung thư máu.
"Tui không tài giỏi gì đâu, suy sụp lắm nhưng phải mạnh mẽ làm chỗ dựa cho con cháu. Tui ra ngoài cầu thang, khóc một trận cho đã, rồi vào lại cười vui vẻ", ông nói.
Người đàn ông U70 nhận mình là một "diễn viên có năng khiếu", có thể khóc, cười, che giấu cảm xúc rất nhanh để người xung quanh khỏi bận lòng.
Ông quyết định đưa cháu đến bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng điều trị, vì tên gọi của viện không có hai chữ "ung bướu" hay "ung thư". Ông cũng tin liệu pháp tinh thần quan trọng với bệnh nhi, lúc nào cũng bày trò để lũ trẻ vui, cười. ''Người ngoài nhìn tui có khi tưởng điên, vì lúc nào tui cũng hát, nhảy hiphop'', ông Chung nói.
Bác sĩ Trần Văn A, Phó khoa Nhi Tổng hợp, bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng cho biết cháu ông Chung bị dị ứng nặng với một loại thuốc điều trị phải dùng thường xuyên. Vì vậy, thay vì chỉ mất vài phút truyền vào cơ thể, bé phải truyền lượng rất nhỏ, mỗi lần truyền mất hơn 10 tiếng. Các bác sĩ và ông nội bé phải túc trực và theo dõi sát sao.
Đợt gần đây nhất, bé phải truyền bốn lần thuốc một tuần, đêm nào ông Chung cũng thức cùng cháu đến 2h sáng. "Ông là người lớn tuổi nhất chăm bệnh nhân ở khoa, nhưng hiểu biết và hợp tác với bác sĩ nên cháu có biểu hiện gì bất thường đều kịp thời xử trí'', bác sĩ A nói.
Khó nhất với ông Chung là những ngày cháu truyền hóa chất, ăn vào là ói. Dẫu dỗ dành, ông cũng không giúp gì được. ''May mắn là cháu nghe lời mẹ, đến bữa, con dâu sẽ tạm nghỉ làm, chạy vào viện dỗ cho bé ăn'', ông kể.
Quay trở lại thời điểm vợ ông còn sống.
11 năm trước, vợ ông Hà chưa qua đời, gia đình luôn đầy ắp tiếng cười nói. Gia đình sống hòa thuận, yêu thương lẫn nhau, hàng xóm cũng phải ghen tị. Thế nhưng, từ khi vợ ông bị bệnh, mọi chuyện bắt đầu thay đổi.
Khi đó, bà Hà cần khoảng 500.000 tệ (khoảng 1,7 tỷ đồng) để chữa trị. Nhưng ông Hà mới nghỉ hưu, trong tay chỉ có hơn 100.000 tệ (khoảng 340 triệu đồng) tiền tiết kiệm.
Số tiền còn thiếu là 400.000 tệ. Lúc này ông ngỏ ý muốn xin tiền các con nhưng không đứa con nào đứng ra lo liệu cho mẹ. Tất cả đều tìm lý do để thoái thác. Chúng chỉ góp cho ông 10.000-20.000 tệ.
Đứa con gái nói vừa mua nhà và đã tiêu toàn bộ số tiền tiết kiệm. Hơn nữa, bỏ ra số tiền lớn như vậy thì gia đình chồng cô sẽ không đồng ý. Bởi tiền bạc trong nhà là do chồng cô quản lý. Người con trai thì nói đã cho người khác vay tiền nhưng chưa đòi lại được. Dù các con đã lấy lý do này lý do nọ để thoái thác việc đưa tiền chữa bệnh cho mẹ nhưng ông Hà vẫn không tin.
Con trai còn khuyên ông bán đi một căn nhà để chữa bệnh cho mẹ. Ông cũng từng nghĩ đến điều đó. Nhưng dù muốn bán cũng không thể nhanh như vậy và cũng không thể lấy đủ số tiền ngay lập tức. Sau đó, các con cũng gom góp được một khoản nhỏ dưới sự thúc ép của ông Hà.
Tuy nhiên, thời gian gom tiền quá lâu khiến bệnh tình của bà Hà qua mất "giai đoạn vàng" chữa trị. 3 tháng sau đó, bà Hà qua đời. Nghĩ đến sự ra đi bất ngờ của vợ, ông Hà vô cùng đau buồn. Ông càng rơi nước mắt khi nghĩ đến việc bà Hà từng yêu thương các con đến nhường nào, hi sinh vì các con ra sao nhưng lúc bà đau ốm, các con lại khước từ giúp mẹ.
Cũng vì chuyện đó, tình cảm gia đình rạn nứt. Ông Hà cảm thấy vô cùng thất vọng về các con mình đã nuôi lớn.
Cũng kể từ đó, ông Hà nhận ra rằng, mình không nên bao bọc, yêu chiều các con quá nhiều. Trước đây, vợ chồng ông, nhất là vợ ông quá yêu chiều các con, che chở cho các con nên chúng chưa học được bài học sẻ chia và giúp đỡ người khác. Chúng chỉ biết nhận và không biết cho đi.
Từ đó, ông bắt đầu đặt mục tiêu sống cho mình, tiết kiệm tiền lương hưu. Năm thứ 4 sau khi vợ mất, ở quê bất ngờ có chính sách thu hồi đất đai. Ông Hà được bồi thường hơn 1 triệu tệ. Tuy nhiên ông không chia số tiền này cho bất cứ người con nào.
Khi biết tin bố có tiền bồi thường, các con tìm đến ông. Đứa thì nói cần tiền xây nhà cho con nên nhờ ông hỗ trợ. Đứa lại nói cần tiền để làm ăn kinh doanh. Dù vậy ông Hà kiên quyết từ chối.
Ông nghĩ rằng con cháu có những phúc phần riêng thì sẽ có những gánh nặng, khó khăn riêng mà chúng phải gánh vác. Hơn nữa chuyện mua nhà, khởi nghiệp là việc của người trẻ, sao phải nhờ đến một ông già như ông giúp đỡ?
Có lẽ vì không lấy được tiền của bố nên các con ít về thăm ông hơn. Cháu trai cũng vì vậy mà trách cứ ông.
Nhiều người không hiểu nói ông ích kỉ. Nhưng ông Hà luôn cho rằng mình không làm gì sai. Đó là tiền của ông và ông có quyền quyết định sử dụng số tiền đó thế nào.
Cũng vì việc này, tình cảm cha con rạn nứt. Tết năm đó, các con không về quê thăm bố. Ông Hà rất buồn nhưng bản thân nghĩ rằng, với số tiền đó, ông có thể an nhàn tuổi hưu, không cần nhờ vả đến các con. Sau này, khi không còn tự chăm sóc được mình, ông sẽ vào viện dưỡng lão bằng số tiền đó.
Nhưng không ngờ, một tai nạn xảy ra khiến ông phải ân hận. Khi đang đi xe máy, ông bị tông và ngã xuống đường. Dù đã tận tình chữa trị nhưng bác sĩ kết luận ông bị liệt hoàn toàn phần thân dưới. Người giúp ông nhập viện đã gọi điện cho các con của ông. Con trai nghĩ đó là cuộc gọi lừa đảo nên đã cúp máy. Chỉ có con gái tin và đến viện chăm sóc bố. Sau đó con trai cũng đến.
Những tưởng các con sẽ chăm sóc ông suốt thời gian đó trong viện nhưng sau khi giúp bố làm các thủ tục nhập viện, thuê y tá, họ đã trở về nhà. Con gái nói phải đưa con đi học, không thể chăm sóc ông lâu. Con trai thì bận công việc và nói ông nên thuê người chăm sóc mình.
Khi ông Hà ra viện, con trai thuê một bảo mẫu chăm sóc ông tại quê. Nhưng người bảo mẫu này chỉ nhận tiền, thiếu trách nhiệm, thường xuyên buôn điện thoại đến mức ông gọi cũng không nghe thấy. Ông phàn nàn với con trai thì con khuyên ông chấp nhận bởi bảo mẫu cũng chỉ làm hết trách nhiệm của họ và nhận lương.
Sau đó, ông chủ động xin vào viện dưỡng lão. Tuy ở viện dưỡng lão có người chăm sóc tận tình hơn, dịch vụ tốt hơn nhưng đổi lại, ông vẫn không có được niềm vui, hạnh phúc. Khi chứng kiến những người già bên cạnh được con cái đến thăm, cuối tuần được đón về nhà các con chơi, ông lại chạnh lòng rơi nước mắt.
Các con ông chưa từng đến chơi với ông, cũng không mua cho ông bất cứ thứ gì. Nhìn những người xung quanh kể về con họ, tự hào về lòng hiếu thảo của các con, ông cảm thấy vô cùng buồn. Ở tuổi hưu, tiền có trong tay vài tỷ nhưng đổi lại ông Hà chỉ thấy trống trải và cô đơn. Điều khiến ông thấy thiếu thốn hơn cả chính là tình cảm gia đình, tình thân.
Khi đó, ông ngỏ ý muốn cho tiền các con nhưng họ đều không cần nữa. Sau nhiều năm khó khăn, sự nghiệp của các con ông cũng phất lên, mua được nhiều nhà cửa ở thành phố, cuộc sống giàu sang. Tiền bạc với họ cũng không còn quá quan trọng nữa và họ cũng không hỏi đến tiền tiết kiệm của ông.
Không biết vợ ông sai hay ông sai từ khi giáo dục các con? Hoặc vì ông quá cố chấp cho rằng các con thực sự không muốn giúp mẹ lúc lâm bệnh nên mới có suy nghĩ ích kỉ với các con của mình? Trong lòng ông Hà luôn dằn vặt vì chuyện đó nhưng vẫn không thay đổi được mọi chuyện.
Ở viện dưỡng lão, nước mắt ông lăn dài. Ông nhận ra, dù nghèo khó, khốn khổ đến đâu cũng không thể đánh mất đi thứ tình cảm quý giá nhất, đó là tình cảm gia đình.
Đại diện đơn vị cho biết YouTube ra đời ngày 23/4/2005, được người dùng toàn cầu hưởng ứng nhiệt tình và dần trở thành nền tảng quan trọng. Hiện có đến 30% nhà sáng tạo trên nền tảng này đạt thu nhập hơn 100 triệu mỗi năm.
Đội ngũ phấn khởi khi từng bước chạm đến những mốc son, tạo tác động xã hội tích cực. Bà Phương Huỳnh nhắc đến loạt YouTuber bình dị ở vùng sông nước, gắn với nghề chài lưới, ruộng đồng. Họ quay lại khung cảnh đồng quê mộc mạc, khoảnh khắc bắt tôm cá mỗi ngày hay gặt lúa. Nhiều nhà sáng tạo chia sẻ cảnh sắc đẹp quê hương, món ngon đặc trưng hay đơn giản là mối quan hệ xóm giềng chân phương.
Bên cạnh đó, có không ít người dùng tận dụng nền tảng YouTube kêu gọi cộng đồng hỗ trợ chiến dịch mổ tim, hở hàm ếch, ủng hộ đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ và hoàn cảnh khó khăn. Những video ấy góp phần tạo môi trường số lành mạnh, truyền năng lượng tích cực, sự lạc quan cho mọi người.