Một nhóm 6 nhà nghiên cứu đến từ Đại học Arizona (Mỹ) đã trình bày ý tưởng trên tại Hội thảo Hàng không vũ trụ của Học viện kỹ sư điện và điện tử (IEEE) diễn ra mới đây.
Theo họ, loài người có thể xây dựng "chính sách bảo hiểm toàn cầu" bằng cách chế tạo một con tàu đưa các mẫu tinh trùng và trứng của 6,7 triệu loài trên Trái đất lên Mặt trăng. Toàn bộ số mẫu này sau đó sẽ được lưu trữ trong một hầm phía dưới bề mặt vệ tinh của Trái đất để giữ an toàn.
Báo New York Post nhận xét, ý tưởng trên rất giống việc thiết lập hầm chứa hạt giống "ngày tận thế" ở Svalbard, Na Uy, nơi đang cất trữ hơn một triệu mẫu cây trồng có nguồn gốc từ hầu khắp các quốc gia trên thế giới.
Nhóm nghiên cứu Mỹ giải thích, đề xuất của họ có thể giúp Trái đất phục hồi nếu một thảm họa khủng khiếp, chẳng hạn như một đại dịch gây tử vong hàng loạt, một vụ siêu núi lửa phun trào, một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn, hạn hán trên diện rộng hoặc một tiểu hành tinh đâm vào Trái đất xảy ra.
Mặc dù đề xuất có vẻ giống khoa học viễn tưởng, nhưng nhóm tác giả tính toán rằng, việc gửi các mẫu tinh trùng, trứng, bào tử và hạt giống của khoảng 6,7 triệu loài đã được đông lạnh từ Trái đất lên Mặt trăng là khả thi.
Trang IFL Science trích dẫn lời Jekan Thangavelautham, một thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, có thể cần tổng cộng 250 chuyến bay từ Trái đất để đưa hết các mẫu cần cất trữ trên Mặt trăng. Trong khi đó, để xây Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), con người chỉ cần 40 chuyến bay đưa vật liệu và thiết bị vào không gian.
Tuấn Anh
Công ty bảo dưỡng vừa chính thức lên tiếng về vụ "máy bay tận thế" tuyệt mật Ilyushin Il-80 của Nga bị bọn trộm tấn công hồi đầu tháng này.
" alt=""/>Giới khoa học đề xuất xây hầm chứa tinh trùng chống tận thế trên Mặt trăng"Xin chào mọi người, chào 500 anh chị em! Giới thiệu với cả nhà, khu vườn của Lê Khắc Hanh. Mùa này, hoa hồng nở đẹp quá cả nhà ơi. Chúc cả nhà ngắm hoa vui vẻ và nhớ ủng hộ vườn nhà em nha!", tiếng anh Hanh cất lên trong buổi livestream giữa tháng ba, thu hút cả vạn người dùng Facebook, Tiktok theo dõi và tương tác.
Anh nông dân Lê Khắc Hanh được nhiều người ấn tượng bởi vẻ ngoài mộc mạc, niềm nở và luôn nói vui rằng "trông tôi vậy thôi chứ cũng tốt nghiệp lớp 12 đấy". Thuộc thế hệ 7X và ít có điều kiện tiếp xúc với các khóa đào tạo sử dụng nền tảng số để bán hàng nhưng anh Hanh lại rất có duyên với công việc hiện tại.
"Tôi giới thiệu nhà vườn, các sản phẩm đặc trưng của nhà vườn tới hàng chục nghìn người. Khi có khách mua các mặt hàng của nhà vườn thì chỉ cần đặt hàng qua những lần phát trực tiếp đó sẽ có người gửi đến cho khách rất thuận tiện và hiệu quả", anh Hanh chia sẻ.
Theo chia sẻ của anh Hanh, nhờ đưa các sản phẩm lên nền tảng số, mỗi năm, khi tổng kết lại, gia đình anh thu về hơn một tỷ đồng. Số thu nhập trên được anh tạo ra từ mảnh đất vốn cằn cỗi nhưng được "tưới" vào công nghệ số để mang về lợi nhuận vượt xa mong đợi.
Từ bàn tay trắng phất lên thành tỷ phú
Giữa không gian rộng lớn, bốn bề hoa, trái của vùng nông thôn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, anh Lê Khắc Hanh kể lại hành trình bén duyên với công việc làm vườn của bản thân.
Sinh ra và lớn lên ở xã Đức Bác, anh Hanh từng nhiều năm bôn ba khắp nơi để kiếm sống bằng nghề buôn bán gốm sứ Bát Tràng, chậu hoa cây cảnh. Quá trình rong ruổi nhiều tỉnh, thành như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình... anh thấy được những mô hình trồng hoa, cây cảnh rất phát triển. Điều này đã thôi thúc anh trở về quê xây dựng một khu vườn riêng.
Năm 2014, anh Hanh quyết định dùng chút vốn tích lũy sau bao năm bôn ba để làm kinh tế ngay trên chính mảnh đất quê hương. Điều thuận lợi là vùng quê Đức Bác - nơi anh Hanh sinh ra - nổi tiếng với nghề trồng hoa, cây cảnh. Với những "địa lợi" đó, anh thuê đất, học hỏi kinh nghiệm về chăm sóc cây trồng để khởi nghiêp.
Dáng người nhỏ, gầy gò, da ngăm đen nhưng giọng anh nông dân Lê Khắc Hanh vang vang khi kể về công việc hàng ngày với đầy đam mê, thích thú.
"Mỗi ngày của tôi thường bắt đầu bằng việc chăm sóc cây trên tổng diện tích khoảng 60.000 m2. Diện tích này thời gian đầu chỉ là vùng đất hoang, cằn cỗi. Mỗi ngày cố gắng một chút, tôi phủ kín bằng các loại cây cho hiệu quả kinh tế cao cũng là thế mạnh của địa phương như hoa hồng, hoa mẫu đơn, cây cảnh, cây mộc, cây trà, nho,... ", anh Hanh kể.
Anh nông dân Lê Khắc Hanh chia sẻ, công việc hàng ngày của anh rất bận rộn, tất bật gần như từ sáng đến tối. Nhờ sự chăm chỉ, bền bỉ theo đuổi công việc đến cùng, vườn cây của anh Hanh mỗi năm thu về từ 1-1,5 tỷ đồng. Riêng những tháng Tết, có tháng anh thu về từ 500-600 triệu đồng.
Không chỉ trồng các loại hoa và cây cảnh, anh Hanh còn nhân rộng mô hình trồng cây nho mẫu đơn mà anh gọi vui là “nho bạc tỷ”. Sở dĩ anh Hanh nói vui là bởi vườn nho mẫu đơn và nho hạ đen được trồng trên diện tích gần 10.000m2, khi cho thu hoạch kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu hàng tỷ đồng.
"Có thời điểm, giá nho mẫu đơn thương phẩm trên thị trường được bán với giá từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng mỗi kg", anh Hanh tự tin chia sẻ.
Quyết tâm làm giàu với giống nho mẫu đơn - vua của giống nho xanh - anh Hanh thuê một chuyên gia người Hàn Quốc hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn chăm sóc, đảm bảo giống nho Hàn Quốc này phát triển đúng theo quy chuẩn kỹ thuật khắt khe của Hàn Quốc, mang lại chất lượng tốt nhất khi ra thị trường.
Từ khu vườn rộng gần 6 hecta, anh Hanh còn tạo công ăn việc làm cho 10-15 lao động địa phương. Cao điểm dịp Tết Nguyên đán, anh thuê đến 30 lao động mới chạy hết công suất. Mức lương anh chi trả cho mỗi lao động từ 5-7 triệu đồng.
Không chỉ có tư duy làm nông nghiệp thuần túy, anh Hanh luôn tìm hiểu hướng đi mới, nghiên cứu trên không gian mạng những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nông nghiệp trải nghiệm và quyết định thay đổi diện mạo cho nhà vườn của mình theo hướng du lịch trải nghiệm.
Mô hình này của anh đã thu hút nhân dân các địa phương tới tham quan, trải nghiệm và mua hàng theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp du lịch đúng theo xu thế hiện đại hóa của nông nghiệp, nông thôn.
Với sự vươn lên mạnh mẽ từ hai bàn tay trắng, cơ ngơi thuần nông của anh Hanh kết hợp với các nền tảng số đã giúp thay đổi diện mạo vùng thôn quê Đức Bác.
Mô hình của anh Hanh được các đơn vị như Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc, Hội Nông dân Vĩnh Phúc quan tâm, hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện. Đây là động lực để anh tiếp tục gắn bó và phát triển mô hình theo hướng hiện đại, bền vững.
" alt=""/>Tỷ phú nông dân mới học hết lớp 2 bắt bãi đất hoang 'đẻ' tiền tỷ