Theo đó, công an xác định cụ thể như sau: Ngày 21/3, Phan Thị Nghĩa, SN 1983, trú tại P. Trung Đô, TP. Vinh phát hiện con trai là Trần Phan Đăng Khoa, SN 2012, học sinh trường Mầm non Việt - Lào, P.Trung Đô, TP. Vinh, bị sưng ở chân nên đã hỏi và được trả lời là cháu bị cô giáo đánh.
Đến 8h ngày 22/3, Nghĩa dẫn cháu Khoa đến lớp học, tại đây có chị Phan Thị Hiên, SN 1997, trú xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (là giáo viên thực tập tại trường) đang đứng lớp. Chị Nghĩa hỏi là ai đánh con, cháu Khoa chỉ vào chị Hiên và nói “Là cô này”. Ngay lúc đó, Nghĩa lại gần chị Hiên và nói “Có phải mi đánh con tau không?” thì chị Hiên nói: “Dạ thưa chị, em không đánh cháu”. Ngay sau đó, Nghĩa đã lao vào dùng tay núm tóc kéo làm chị Hiên ngã xuống sàn nhà.
![]() |
Khi phát hiện sự việc, chị Nguyễn Thị Mai Anh, SN 1984, trú tại P. Vinh Tân, TP. Vinh, chị Lê Thị Thanh Huyền, SN 1998, trú tại P. Trung Đô, TP. Vinh (là giáo viên trường mần non) và hai phụ huynh học sinh là chị Nguyễn Mỹ Dung, SN 1986, chị Trần Thị Duyên, SN 1986, đều trú tại khối 3, P. Trung Đô, TP. Vinh đã vào can ngăn, đồng thời nói với Nghĩa là chị Hiên đang mang thai.
Tuy nhiên, Nghĩa nói: “Có bầu cũng đánh, mi dám đụng đến con tau, tau không để yên”. Sau đó, Nghĩa vẫn tiếp tục túm tóc chị Hiên và dùng chân đạp vào vùng thắt lưng. Nghĩa bắt chị Hiên phải quỳ xuống xin lỗi cháu Khoa; chị Hiên buộc phải quỳ xuống xin lỗi cháu Khoa và vừa khóc vừa nói: “Em không đánh cháu đâu”. Lúc này, Nghĩa mới thả tóc của chị Hiên rồi bỏ về.
Hậu quả: Chị Hiên bị đau bụng và chảy máu âm đạo, phải điều trị tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Nghệ An. Quá trình sơ khám, bác sỹ chuẩn đoán chị Hiên có nguy cơ sẩy thai (đến nay, qua nắm tình hình, sức khỏe của chị Hiên đã cơ bản ổn định).
Công an tỉnh đang tiếp tục làm rõ vụ việc.
Cũng trong sáng nay 26/3, Sở GD-ĐT Nghệ An đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của nhà giáo; tích cực rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kỷ năng ứng xử các tình huống, đặc biệt là các tình huống giáo dục liên quan tới phụ huynh học sinh.
![]() |
Sở GD&ĐT Nghệ An đề nghị chấn chỉnh xử lý tình huống giáo dục trên toàn tỉnh |
Sở cũng đã phối hợp cùng Trường CĐSP Nghệ An (nơi giáo sinh Phan Thị H. đang học năm cuối) cùng chính quyền địa phương đến Trung tâm CSSKSS tỉnh Nghệ An thăm hỏi, động viên giáo sinh H. và gia đình.
Đồng thời, làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, giáo viên trong toàn ngành giáo dục của thành phố; phối hợp và yêu cầu các cơ quan chức năng xác minh làm rõ sự việc.
Đáng lưu ý, trong các báo cáo và xác minh của cơ quan chức năng, chưa nêu nguyên nhân tại sao cháu Khoa lại có vết tím bầm ở chân.
Cho rằng cô giáo gây ra vết bầm tím của con ở chân, một phụ huynh dùng chân đá mạnh vào bụng cô giáo thực tập đang mang thai chảy máu phải nhập viện cấp cứu.
" alt=""/>Công an khẳng định phụ huynh bắt cô giáo mang thai quỳ gốiTám công ty bao gồm Naura, iCommsemi, Shanghai New Vision Microelectronics, Nanjing Aviacomm Semiconductor, Emotibot, Tongfang, Chengdu Analog Circuit Technology và Hestia Power.
Naura, công ty sản xuất các công cụ khắc, lắng đọng và làm sạch, cũng như các thiết bị sản xuất chip khác, bị cáo buộc đã “săn trộm” nhân tài bán dẫn.
Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh với khách hàng là những tên tuổi sản xuất chip lớn nhất đại lục như SMIC, Yangtze Memory Technologies Corporation và Hua Hong Semiconductor Group.
Trong nhóm công ty bị nêu tên, iCommsemi và New Vision Microelectronics chuyên về thiết kế chip. Emotibot phát triển các nền tảng trí tuệ nhân tạo tự động dựa trên các công nghệ như xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học sâu.
Cơ quan điều tra cho biết, Hestia Power - công ty chuyên phát triển vật liệu chip trụ sở Thượng Hải, đã nhận được tiền tài trợ từ “Big Fund” - quỹ đầu tư nhà nước của Trung Quốc thành lập nhằm hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nội địa.
Tongfang niêm yết tại Thượng Hải, trước đây được gọi là Tsinghua Tongfang, được thành lập bởi Đại học Thanh Hoa vào năm 1997.
Hiện tại, công ty này do Tổng công ty hạt nhân quốc gia Trung Quốc sở hữu, nhà nước kiểm soát và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng, năng lượng và môi trường.
Tongfang bị cáo buộc lôi kéo gần 100 nhân viên nghiên cứu và phát triển thông qua một công ty trung gian.
Bắc Kinh đã tăng gấp đôi nỗ lực tự chủ trong ngành công nghiệp chip, khi Washington thắt chặt kiểm soát xuất khẩu để hạn chế các lô hàng công nghệ bán dẫn tiên tiến xuất hiện tại đại lục.
Tháng trước, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã ra mắt một quỹ đầu tư bán dẫn với số vốn đăng ký là 8,5 tỷ NDT (1,2 tỷ USD), theo cơ sở dữ liệu doanh nghiệp Trung Quốc Qichacha.
Sự kiện này diễn ra 3 tháng sau khi Trung Quốc thành lập quỹ đầu tư chip lớn nhất từ trước đến nay (đã bước sang giai đoạn ba), với số vốn đăng ký là 344 tỷ NDT.
(Theo SCMP)
Cháu Tùng, con chị Vân hiện là học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Chia sẻ với VietNamNet, chị Vân bày tỏ sự bức bội khi chứng kiến con trẻ lớp 1 “Tôi không ngờ đi học mà con bị bạo hành như thế”.
![]() |
Những vết bầm trên khoảng rộng vai và tay cháu Tùng. Ảnh: Gia đình cung cấp |
Theo chị Vân, đây là lần thứ 2 cháu Tùng con chị bị giáo viên chủ nhiệm đánh. Hình ảnh chị chụp lại là lần gần nhất con bị đánh vào ngày 2/5.
“Lần thứ nhất thì nhẹ hơn. Con kể lần đó cô đánh hụt trượt qua tay và chỉ bị rớm máu nhẹ nên gia đình cho qua, nhưng lần này thì. Con về thì ban đầu không dám mách bố mẹ và bảo là do muỗi đốt, hỏi mãi con mới kể ra sự việc. Nguyên nhân của 2 lần bị đánh theo con kể là do làm sai bài Toán”, chị Vân chia sẻ.
Chị Vân cho hay, gia đình cũng cho cháu đi kiểm tra và chỉ bị phần mềm. “Nhưng dù như thế nào thì việc đánh trẻ như thế cũng là không được”
Theo chị Vân, ngày hôm qua 3/5, đại diện nhà trường và cô giáo chủ nhiệm cũng đã đến gia đình để xin lỗi cháu cùng bố mẹ.
Để làm rõ sự việc, VietNamNet đã liên hệ tới ban giám hiệu của Trường Tiểu học Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Bà Nguyễn Thị Duyên, Hiệu trưởng nhà trường cho hay trường cũng đã tiếp nhận thông tin về sự việc và gặp gỡ, trao đổi, yêu cầu cô Hiền làm bản tường trình đầy đủ về sự việc.
“Chiều ngày 2/5, cô giáo dùng thước đánh vào tay cháu Tùng. Nhưng cô cũng chia sẻ là vì sốt ruột gần đến ngày kiểm tra định kỳ cuối năm, nhưng sau mấy ngày nghỉ lễ học sinh lại hơi chểnh mảng. Có thể vì phút nóng giận chứ trước nay cô cũng được đánh giá là giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao”, bà Duyên nói.
Tối hôm qua 3/5, ban giám hiệu đã cùng cô giáo chủ nhiệm đến nhà cháu Tùng để động viên xem tình hình về sức khỏe, tâm lý của học sinh và làm rõ sự việc. Nguyện vọng của gia đình cũng để cho cô giáo rút kinh nghiệm.
Theo bà Duyên, hiện cháu Tùng đã đi học bình thường.
“Tuy nhiên, nói gì thì nói việc làm của cô giáo là sai và quan điểm của nhà trường là xử lý nghiêm. Sau khi họp, chúng tôi sẽ đưa ra hình thức xử lý kỷ luật cụ thể”, bà Duyên nói.
Thanh Hùng
Hội đồng kỷ luật Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình, Hà Nội) quyết định đưa ra mức kỷ luật cảnh cáo đối với cô giáo dùng thước đánh bầm tím chân học sinh.
" alt=""/>Cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím tay