Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, sau khi ghi nhận các bài báo phản ánh từ Dân trí, Thanh tra Sở Y tế TPHCM và Phòng Tổ chức cán bộ của Sở Y tế tiến hành làm việc với Viện Y dược học dân tộc TPHCM. Ngay sau khi có kết quả thanh tra, Sở Y tế TPHCM sẽ công bố.
Lãnh đạo Sở Y tế TPHCM đề nghị Báo Dân trítiếp tục ghi nhận những trường hợp nhân viên, viên chức y tế khiếu nại, phản ánh cụ thể, có chứng cứ về các vấn đề tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM để Thanh tra Sở Y tế xác minh, xử lý.
"Cảm ơn Báo Dân trívà phóng viên hỗ trợ, đồng hành cùng ngành y tế và nhân viên y tế", bác sĩ Châu nói.
Các bài viết đăng trên Báo Dân trícũng nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ độc giả, đặc biệt là những người từng công tác tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM.
Người dân đến khám và điều trị tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM (Ảnh: HL).
Anh Minh (tên đã thay đổi), một nhân viên có thâm niên 7 năm làm việc ở Viện Y dược học dân tộc TPHCM chia sẻ, anh xin nghỉ việc từ đầu tháng 6 vì thu nhập thời điểm ấy chỉ còn hơn 8 triệu đồng/tháng, không đủ trang trải cuộc sống.
Khi nộp đơn xin nghỉ, anh Minh nhận được thông báo phải trả lại nhiều khoản tiền cho Viện Y dược học dân tộc TPHCM, bao gồm kinh phí tạm ứng thu nhập tăng thêm đối với các tháng không làm việc trong năm 2024 và chi phí đào tạo.
Cụ thể, anh Minh được xác định có thời gian làm việc trong năm 2024 là 5 tháng, nên bị thu hồi 7 tháng tạm ứng thu nhập tăng thêm dịp Tết Dương lịch và Tết Giáp Thìn 2024. Ngoài ra, các khoản tiền khác như: Thu nhập dịp Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2); Giỗ Y tổ Hải Thượng Lãn Ông (rằm tháng Giêng); dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch); dịp Lễ 30/4; dịp Quốc tế lao động (1/5) cũng bị thu hồi.
"Đi làm để mưu sinh, không ai muốn nghỉ việc cả, nhưng các chính sách tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM hiện tại không thỏa đáng", anh Minh nói.
Bác sĩ Viện Y dược học dân tộc TPHCM khám bệnh cho người dân (Ảnh: HL).
Các nhân viên làm việc tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM nêu kiến nghị các cơ quan chức năng cần thanh tra toàn diện cơ sở y tế này, từ kiểm toán, thu - chi đến các công tác về nhân sự, công đoàn...
Chị N.B. (nhân vật trong bài viết Sống lao đao vì 2 năm bị Viện Y dược học dân tộc TPHCM "treo" đơn xin nghỉ) cho biết, chị đã gửi đơn khiếu nại Viện Y dược học dân tộc TPHCM lên Thanh tra Sở Y tế TPHCM cùng Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM.
Phản hồi nữ nhân viên y tế, Phó chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM Lương Thị Hà hướng dẫn chị B. gửi đơn khiếu nại đến lãnh đạo Viện Y dược học dân tộc TPHCM, là cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết khiếu nại.
Quá thời hạn quy định (30 ngày) mà khiếu nại không được giải quyết, chị N.B. có quyền khiếu nại lần hai đến Sở Y tế TPHCM theo quy định tại khoản 2, Điều 14, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP.
"Đối với đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp, người đứng đầu cơ quan Nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, hoặc khởi kiện tại Tòa án Nhân dân theo quy định", Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết.
Phúc đáp công văn đề nghị cung cấp thông tin của Báo Dân trí, phía Viện Y dược học dân tộc TPHCM cho biết, những khoản tiền mà viên chức, người lao động có trách nhiệm hoàn trả lại cho Viện Y dược học Dân tộc TPHCM khi nghỉ việc bao gồm kinh phí đào tạo (theo Điều 7, Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về đền bù chi phí đào tạo) và các khoản chi tạm ứng thu nhập tăng thêm trong năm.
Nhân viên y tế làm việc tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM (Ảnh: HL).
Trong đó, viên chức, người lao động phải hoàn trả lại số tiền tương ứng với số tháng không làm việc trong năm, theo quy chế của Viện Y dược học Dân tộc TPHCM.
Viện Y dược học Dân tộc TPHCM khẳng định, đơn vị này không chi tiền thưởng Tết mà chỉ chi tạm ứng thu nhập tăng thêm nhân dịp Tết. Trước khi chi, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ tham mưu phiếu trình về việc nêu trên.... Phiếu trình sau khi được Kế toán trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Đảng ủy, Ban Giám đốc Viện có ý kiến và phê duyệt sẽ được triển khai thực hiện.
Căn cứ vào đó, Phòng Tài chính Kế toán lập bảng chi tiền tạm ứng thu nhập tăng thêm cho viên chức, người lao động đang công tác tại Viện Y dược học Dân tộc TPHCM. Hình thức chi tiền thường là chuyển khoản vào tài khoản cá nhân của nhân viên, nội dung chuyển khoản Viện cũng nêu rõ là "tạm ứng thu nhập tăng thêm".
Liên quan đến thông tin cho rằng, Viện Y dược học Dân tộc TPHCM yêu cầu nữ nhân viên y tế tại đây phải tường trình khi có thai, đồng thời việc mang thai, sinh con ảnh hưởng đến thi đua, phía Viện Y dược học Dân tộc TPHCM cho biết, trong thời gian làm việc, nhân viên y tế cung cấp thông tin về việc sinh con, để đơn vị sắp xếp nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động thường trực theo luật định.
Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân viên y tế khi mang thai hoặc nắm bắt tình hình để thực hiện các chính sách, quyền lợi, thực hiện các chế độ phúc lợi liên quan đến việc mang thai, sinh con cho các viên chức.
Viện Y dược học Dân tộc TPHCM cho biết, đơn vị này không yêu cầu nhân viên tường trình khi có thai. Về quy chế cũng như các phúc lợi, quyền của viên chức khi mang thai được Viện Y dược học Dân tộc TPHCM thực hiện đầy đủ.
Trường hợp các cá nhân cho rằng Viện Y dược học Dân tộc TPHCM xâm phạm quyền công dân, hạ thi đua của viên chức khi mang thai, có thể tố cáo, phản ánh. Trường hợp các cá nhân lan truyền thông tin sai sự thật, Viện Y dược học Dân tộc TPHCM sẽ khởi kiện, tố cáo, tố giác đến cơ quan có thẩm quyền.
" alt=""/>Thanh tra đang làm việc với Viện Y dược học dân tộc TPHCMTheo Techradar, thực tế, hầu hết chúng ta đều nghĩ đi bộ đơn giản và không cần kỹ năng, kỹ thuật. Theo Hall, có 4 lỗi sai phổ biến khi đi bộ mà hầu hết mọi người đều mắc phải. Để khắc phục chúng, bạn hãy thử thực hành những lời khuyên hữu ích dưới đây vào lần tới khi bạn ra ngoài đi bộ.
Chú ý sử dụng cơ mông và gân kheo thay vì cơ gập hông
Hall muốn cải tiến cách đi bộ của bạn từ đầu, nghĩa là bắt đầu từ đôi chân của bạn.
Cô ấy nói rằng khi đi bộ, mọi người trở nên phụ thuộc quá mức vào cơ gập hông mà không vận động cơ mông và gân kheo đúng cách. Cơ gập hông là một phần của cơ lõi, nhóm cơ này chạy từ cột sống xuống xương đùi, cho phép bạn nâng đầu gối và uốn cong ở thắt lưng.
Hall giải thích: "Nếu chúng ta quá phụ thuộc vào các cơ gập hông, điều đó sẽ khiến chúng ta không thể sử dụng cơ mông đúng cách. Kết hợp điều đó với lối sống và thời gian chúng ta ngồi, các cơ gập hông bị siết chặt và ngắn đi".
Theo chuyên gia này, sau khi kết thúc quãng đường đi bộ, nhiều người thường có cảm giác khó chịu ở lưng dưới hoặc có thể gặp vấn đề về khả năng co duỗi ở đầu gối. Đó là bởi vì họ đang bước về phía trước và vô tình không sử dụng các chuỗi cơ ở phía sau (các cơ chạy dọc phía sau cơ thể, bao gồm cả cơ mông và gân kheo).
Bạn hãy cố gắng sử dụng cơ mông và gân kheo khi đi bộ thay vì chỉ dùng cơ gập hông (Ảnh: Gettyimages).
Thay vào đó, cô ấy khuyên bạn thử cách di chuyển sau. Hãy tưởng tượng có những tờ ghi chú với những thông điệp viết trên đó được dán vào đế giày của bạn. Khi bạn bước đi, hãy cố gắng bước về phía trước ra khỏi không gian mà bạn đang chiếm giữ, để chân sau ở phía sau lâu hơn một chút để người đứng phía sau bạn có thể nhanh chóng đọc được mẩu giấy nhớ.
Hall giải thích: "Điều đó có nghĩa là bạn bắt đầu sử dụng cơ mông và gân kheo của bạn, đồng thời không sử dụng cơ gập hông, qua đó sẽ bảo vệ lưng và cải thiện tư thế của bạn".
Tập trung vào bàn chân để cố định hông
Điểm cần lưu ý tiếp theo là hông và nó cũng bắt nguồn từ cách bạn sử dụng đôi chân của mình.
Hall cho biết: "Mọi người có xu hướng đi bộ bằng bàn chân phẳng, nghĩa là bàn chân hạ xuống thành một khối, nhưng bàn chân có 26 xương trong đó. Và nơi đó thực sự là một khớp và chúng ta có nhiệm vụ chuyển động trong đó".
Theo đó, việc đi bộ bằng bàn chân phẳng có thể gây áp lực lên đầu gối nhiều hơn, có thể gây ra tác động kích thích đến cách đầu gối di chuyển trên ngón chân. May mắn thay, có một cách khắc phục mà bạn có thể thử. Đó là hãy tưởng tượng bạn có những miếng khóa dán ở dưới chân và trên con đường bạn đang đi.
Khi bạn đưa tờ giấy ghi chú cho người đứng sau, hãy tưởng tượng bạn đang bóc từng chút một bàn chân sau ra khỏi mặt đất và điều đó sẽ kích thích chuyển động qua các khớp của toàn bộ bàn chân. Điều đó rất tốt cho tư thế của bạn.
Vị trí của đầu và vai
Bạn có nghiêng người về phía trước khi đi bộ không? Có thể bạn đang mải mê sử dụng điện thoại hoặc bạn khom lưng về phía trước theo thói quen. Dù sao đi nữa, bạn cũng nên dừng lại.
Cô nói: "Đi với đầu nghiêng về phía trước sẽ tạo nhiều áp lực lên lưng và khiến nó rất cứng. Phần lưng phải có thể thực hiện được bốn động tác gập, duỗi, xoay ở cột sống ngực (giữa) và cả chuyển động sang bên. Nhưng khi chúng ta bị cứng vai do đầu nhô về phía trước, lưng sẽ mất chuyển động quay".
Hall cho biết điều này tác động đến tư thế của bạn cũng như ảnh hưởng đến hơi thở của bạn do hạn chế chuyển động của cơ hoành.
Để khắc phục điều này, hãy tưởng tượng có một đường thẳng giữa vai và dái tai của bạn. Sau đó, khi bạn bước đi, hãy giữ vai về phía sau và ngẩng cao đầu để tạo khoảng cách giữa đầu và vai càng nhiều càng tốt, không được khom lưng.
Cánh tay
Cuối cùng là cánh tay. Bạn không cần cố vung tay một cách máy móc mà hãy để chúng chuyển động xoay một cách tự nhiên, trơn tru.
Theo Hall, bạn có khả năng đi 10.000 bước mỗi ngày là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, tại sao bạn không làm vài thay đổi nhỏ để thu được nhiều lợi ích hơn nữa trong mỗi bước đi.
Cô nói: "Bất kể bạn là ai, bao nhiêu tuổi hay thể hình ra sao, mọi người đều có thể học cách đi lại tốt hơn. Bạn sẽ trông đẹp hơn, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và bạn sẽ đầu tư vào một cơ thể tốt hơn về lâu dài vì bạn đang bảo vệ nó bằng cách xây dựng sức mạnh và thể lực.
Đi bộ là việc cơ bản mà bạn làm, vậy tại sao bạn không muốn làm điều đó với khả năng tốt nhất của mình?".
Vào năm 2013, nghiên cứu của Hall với Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Thể dục và Thể thao cho thấy những người tuân theo kế hoạch này trong 28 ngày đã tăng tốc độ đi bộ lên 23%. Trung bình, trọng lượng của họ cũng giảm 2%, tỷ lệ mỡ cơ thể ước tính giảm 3% và số đo nếp gấp da ở eo giảm 15%.
Nghiên cứu cũng cho thấy tư thế và sự liên kết của xương được cải thiện, dẫn đến giảm đáng kể lực tác động lên khớp gối và mắt cá chân.
" alt=""/>4 lỗi sai phổ biến khi đi bộ nhiều người mắc phảiChồng làm mất nhẫn cưới vì tháo ra mỗi lần... gặp bồ" alt=""/>Cuộc giáp mặt của bồ và vợ ở phòng khám thai