 - người mẹ của 5 bé em bé sinh tại Bệnh viện Từ Dũ nhưng không ai nghe thấy tiếng gõ cửa. Hỏi ra mới biết, vẫn có người trong nhà nhưng do bận tắm rửa, lo ăn uống, ru ngủ cho các bé nên mọi người không để ý, cũng không thể nghe điện thoại được.</p><p>Đến ngày thứ ba chúng tôi tìm đến mới có người từ trên lầu nói vọng xuống và nhận ra người quen nên đon đả mở cửa tiếp khách. Đích thân chị Thư xuống mời chúng tôi vào nhà. Lần này chúng tôi được mời lên lầu một, nơi các bé đang chơi đùa và được cho ăn buổi chiều.</p><p>Khi thấy chúng tôi bước vào, 5 bé đồng loạt hướng ánh mắt về phía chúng tôi với vẻ như dò xét người lạ, đồng thời tìm cách tiếp cận trò chuyện.</p><p>Trong căn phòng rộng chừng 10m2 nền lót gạch men màu trắng đen, chúng tôi có cảm giác như đang ở một nhà mầm non thu nhỏ, tổng cộng có 8 người (3 người lớn, 5 em bé) đang mải mê )
 |
Các bé đang được cho ăn buổi chiều. Ảnh: Huy Phan |
Trong góc phòng, đồ chơi bằng nhựa của các bé xếp đầy hai giỏ, một xe đẩy tập đi, chiếc võng. Ngoài ra, vật dụng chẳng có gì đáng giá ngoài tấm nệm ngả lưng vào ban đêm, chiếc tủ gỗ nhỏ xíu và mấy tấm hình cưới của vợ chồng chị Thư.
Bà Huỳnh Thị Phụng (tên thường gọi là Nở) - bà nội của các bé - tươi cười khi được chúng tôi hỏi thăm về tình hình sức khỏe của các cháu. Bà cho biết hầu hết các bé sức khỏe đều bình thường, có bé phát triển tốt là đằng khác, không có bệnh tật gì đáng kể.
Khi hỏi tên các bé, chị Thư nói, họ và chữ lót các bé là Nguyễn Lê Quách Thế, còn tên thì gắn vào lần lượt theo tứ tự từ lớn đến bé gồm 3 trai là Huynh, Đệ, Lộc và 2 gái là Phượng, Muổi, đặt tên theo cách người Việt lẫn Hoa.
"Tên của các bé được ghép từ họ cha, mẹ và chữ Thế trong đời con, cháu thứ 11 theo dòng tộc người Hoa, bởi ông nội các cháu là người Hoa" - bà Phụng xen vào.
 |
Từ trái qua phải: Huynh, Đệ, Lộc, Phượng, Muổi. Ảnh: Phan Cường |
Ghi nhận của chúng tôi, trong 5 bé, bé trai đầu (tên gọi khác là Cả) có cơ thể khỏe mạnh, tính tình tương đối "lì", nặng cân hơn các bé còn lại; còn dễ thương, xinh xắn có thể nói đến bé gái út. Quậy nhất có thể nói đến bé trai thứ ba. Hai bé còn lại là bé trai thứ hai và bé gái thứ tư thì hiền hơn, ít nghịch. Được người lạ ẵm trên tay, các bé rất dễ chịu, không khóc quấy.
Chị Thư cho biết, kể từ lúc chào đời đến nay, hầu như các bé chỉ được nuôi nấng quanh quẩn trong nhà, ít khi ra ngoài trừ trường hợp đi khám bệnh hay những trường hợp đặc biệt.
Chưa nhận được chu cấp từ Nhà nước
Để chăm được các bé ít nhất phải có 3 người túc trực gồm bà Phụng, chị Thư và một cô giúp việc. Có khi họ phải thức cùng lúc, hoặc người khác ngủ phải có người thức canh. Riêng chị Thư phải nghỉ việc làm để ở nhà chăm sóc cho các con.
Theo bà Phụng, hằng ngày bà đi chợ chi tiêu khoảng trên 100.000 đồng, chưa kể tiền sữa. Riêng về phần sữa có một công ty tài trợ các bé đến 3 tuổi mới dừng. Tuy nhiên, lượng sữa không đủ dùng, bởi các bé uống sữa rất nhiều. "Của cho thì mình tự cân đối sao cho hài hòa chứ đâu thể xin được nữa”, chị Thư cho biết.
"Mỗi lúc ăn từng lượt hết bé này sang bé khác. Chỉ mỗi cho ăn thấy cũng cực chứ chưa nói đến chuyện gì khác nhưng bù lại trong nhà có tiếng khóc, cười bi bô của các cháu làm tui cũng thấy vui lên, tăng thêm động lực, có sức khỏe để chăm sóc chúng được tốt hơn, riết rồi cũng quen” – bà Phụng nói.
Ngoài bữa ăn thông thường, lâu lâu bà Phụng cũng dành chút tiền mua gà ác, cua, lươn, chình… để tẩm bổ cho các bé.
 |
Chị Thư và con trai thứ ba. Ảnh: Huy Phan |
Chị Thư chia sẻ, chồng chị là anh Nguyễn Thanh Hiếu (39 tuổi), vẫn còn làm tài xế taxi Mai Linh, lương khoảng 6 triệu đồng/tháng. Với mức lương đó chỉ vừa đủ lo cho gia đình, không dư dả gì.
Bác sĩ Cao Hữu Thịnh, người kích trứng thụ tinh ca sinh 5 này, cho biết ông vẫn thường xuyên thăm hỏi sức khỏe các bé. "Các bé phát triển bình thường, không có dấu hiệu gì bất ổn. Có chăng là những bệnh lặt vặt như hô hấp, ho cảm mà thôi. Các bé ổn định về tâm thần vận động về trí não, cân nặng, không bị ốm đau nặng, không bị suy dinh dưỡng là tốt rồi", bác sĩ Thịnh cho biết.
Theo thông tin trước đó, công ty Cổ phần taxi Mai Linh hứa tài trợ cho các bé nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Về phía Nhà nước, chính quyền địa phương, chị Thư cho biết, gia đình chị chưa nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào về tài chính hay bất cứ chế độ nào dành cho các bé.
Ngày 17/3/2014 sắp tới là ngày sinh nhật tròn 1 tuổi của 5 bé.
(Theo VTC News)" alt=""/>Ca sinh 5 ở TP.HCM bây giờ ra sao?
 chua chát mở đầu câu chuyện bi đát đời mình.</p><table width=)
 |
Anh Lê Phú Bốn và con gái út 3 tuổi đi ăn xin kiếm tiền chạy thận. |
Kể về người phụ nữ nhẫn tâm, Bốn cho biết vợ mình tên Nguyễn Thị Bé, lớn hơn anh 4 tuổi. Vậy mà anh vẫn lao vào yêu như thiêu thân, hai người tiến đến hôn nhân, thề non hẹn biển, sống đến bạc đầu răng long.
Về ở với nhau được một năm, Bốn phát hiện vợ mình đã có một đứa con với người khác. Anh rộng lượng chấp nhận, coi chuyện đó như là quá khứ. Nhưng khi con gái chung của hai người tròn 7 tháng tuổi, vợ anh bắt đầu có biểu hiện "đứng núi này trông núi nọ".
Cuộc sống thiếu trước hụt sau dễ làm lòng người thay đổi. Cả hai vốn không nghề nghiệp, người chồng lại bỗng bùng phát trọng bệnh, bị đái tháo đường và suy thận giai đoạn cuối. Gia cảnh đã nghèo càng thiếu thốn. Hai vợ chồng thường xuyên nảy sinh cãi vã.
Tuy nhiên thay vì đàng hoàng ly dị, người vợ đã chọn con đường bí mật đi theo người khác, bỏ lại cha con anh Bốn bơ vơ. Để sống qua ngày, anh phải dắt đứa con chưa tròn 3 tuổi đi ăn xin khắp các nẻo đường.
“Hơn một năm nay vợ tôi không về. Quê gốc cô ấy ở thôn Bao La, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền. Mấy năm trước, thỉnh thoảng còn gọi điện về hỏi thăm, nhưng cả năm nay không thấy liên lạc nữa. Tôi gọi thì điện thoại đã tắt rồi”, Bốn cho biết.
Ngày trước bệnh còn nhẹ, anh còn có thể tự mình cuốc đất, trồng cây rau, cây cải, kiếm sống qua ngày. Giờ bệnh đã nặng, toàn thân lở loét, không còn sức lực, anh phải dắt con đi ăn xin mà tiền vẫn không đủ để mua thuốc.
Trong câu chuyện, nước mắt người đàn ông tội nghiệp cứ chảy dài trên gò má sạm đen. Ít ai biết rằng, hàng tuần, anh Bốn thường xuyên phải đến bệnh viện Trung ương Huế chạy thận.
Mỗi lần chạy thận hết hơn 2 triệu đồng, số tiền mà ngay lúc khỏe, anh cũng khó kiếm ra. Anh bất lực, nói: “Nhiều lúc cùng đường, tôi cũng muốn chết đi cho xong, nhưng nghĩ lại đến đứa con nên phải gắng sống, được ngày nào hay ngày đó”.
Gặp anh vào thời điểm sau một cơn bão, người đàn ông tội nghiệp mếu máo cho biết, cả tháng nay không biết mùi vị hạt cơm như thế nào. “Mỗi buổi trưa khi mùi thức ăn hàng xóm bốc lên, tôi thèm đến nhỏ nước miếng. Do mấy hôm nay cứ xin ăn quanh bệnh viện Trung ương Huế để có thời gian điều kiện vào chạy thận nên không tắm rửa, toàn thân lại lở loét lan rộng, nhức nhối, vô cùng khó chịu", anh chảy nước mắt.
Ngụy biện của người đàn bà bỏ mặc chồng con
Để tìm rõ ngọn ngành thực hư câu chuyện, phóng viên đã cố công tìm về gia đình bố mẹ vợ của anh Bốn. Vừa nghe việc anh Bốn tố cáo con mình nhẫn tâm bỏ mặc chồng con, ông Nguyễn Văn Cháu, bố của chị Bé cho rằng:
“Chuyện vợ chồng hai đứa nó mâu thuẫn lâu nay rồi, thằng chồng cũng bất nhân lắm. Hai năm qua tôi từ mặt, chẳng thèm đến nhà nó. Bởi con Bé cho biết nó thường xuyên bị chồng hành hạ dã man như thời trung cổ. Không chịu nổi, nó mới phải ra đi”.
Mẹ của chị Bé cũng xen vào: “Thật tình gia đình tui ăn ở thế nào, mà giờ trời lại trả quả báo. Thằng Bốn không thật thà gì đâu. Nó cũng đi lừa khắp thiên hạ rồi, ngay cả vợ chồng tôi, nó cũng dám lừa. Trước khi cưới con gái tôi, nó bảo nó làm lương tháng 3 triệu, sẽ về xây lại nhà cửa cho chúng tôi.
 |
Chị Bé – vợ anh Bốn (ảnh chụp lại từ ảnh chân dung do anh Bốn cung cấp) |
Nhưng thật tình, chưa bao giờ nó đưa tôi nổi một cắc bạc. Đẻ được hai đứa con, nó gửi về nhờ chúng tôi nuôi một đứa. Đứa còn lại nhỏ hơn, nó dẫn theo đi ăn xin để lấy tiền đánh bài bạc. Vậy mà còn đồn thổi con tôi đi làm gái, bỏ mặc chồng con".
Chị Nguyễn Thị Bé (SN 1980, vợ anh Bốn) thì cho rằng sau khi cưới nhau về được mấy năm, chị đã phải sống cuộc sống đầy nước mắt, tủi hận. Người chồng suốt ngày đánh đập, hành hạ, coi vợ như người giúp việc trong nhà. Chị Bé phải làm đủ việc kiếm tiền, nhưng chồng vẫn hạch sách đủ điều.
Bao nhiêu tiền dành dụm được, đều bị chồng nướng vào cờ bạc. Ngay cả khi bệnh tình đã nặng, người chồng không chịu tu tâm dưỡng tính, vẫn chứng nào tật nấy theo con đường cờ bạc.
"Gia đình chồng nhiều lần tạt nước sôi vào mặt tôi. Ném chai bia vào đầu tôi. Ngay cả chồng tôi cũng lấy dao kê vào cổ tôi, nhiều lần muốn giết tôi. Như vậy, tôi làm sao yên tâm để sống bên anh ấy được. Chịu không nổi sự hành hạ, tôi mới quyết định ra đi. Sau đó, nhiều lần tôi quay trở về thăm, nhưng anh ấy không cho tôi gặp con. Tôi mua áo quần, sữa về cho con thì anh đốt hết”, chị này kể.
Nói về thời gian người chồng phát hiện bị suy thận, đái tháo đường, chị Bé cho biết: “Khi anh ngã bệnh, tôi vẫn một thân một mình chăm lo cho anh và con. Vừa tiểu đường vừa suy thận giai đoạn cuối, ít ra anh cũng phải hiểu bệnh tình của mình rất nặng, thời gian sống sót chẳng còn bao lâu, phải biết quý trọng thời gian và sự quan tâm của vợ con. Nhưng anh hoàn toàn không suy nghĩ được điều đó. Anh đã phụ tôi, đánh đập tôi, còn đuổi tôi ra khỏi nhà".
Chị Bé nói rằng “trước khi dứt áo ra đi, đã suy nghĩ rất nhiều về việc đem con theo hay bỏ con lại. Nhưng đem con theo trong cảnh không nhà cửa, biết lấy gì lo cho con”.
"Đã từ lâu, tôi không có một giấc ngủ trọn vẹn, nhớ con muốn về thăm con nhưng lại ám ảnh những trận đòn roi của chồng. Tại sao bao đau khổ đều đổ lên đầu thân gái dặm trường như tôi”, người vợ tỏ vẻ chua xót.
Chị Bé cho biết thêm, nhiều lần trở về thăm còn bị chồng dọa giết. Anh Bốn cấm chị gặp con. "Tôi chịu nhiều bất hạnh quá nên phải tự giải thoát cho mình. Ngay khi làm quen tôi, anh ấy đã giả dối rồi. Suốt ngày mang cặp táp, bỏ áo vào quần, nói dối là một cán bộ làm từ thiện.
Ngày đó, cả nhà tôi ai cũng mừng, nghĩ tôi đã chọn được tấm chồng xứng đáng. Cũng bởi không tìm hiểu kỹ nên tôi mới lạc bước. Tất cả những gì anh nói hoàn toàn giả dối, anh ấy chỉ là người bán vé số, suốt ngày ngủ ở gầm cầu, xó chợ", lời người vợ.
Nói về việc người chồng cho rằng chị Bé bỏ đi với người đàn ông khác, người phụ nữ này không phủ nhận: "Chịu không nổi cảnh sống vợ chồng và gia đình chồng, tôi mới quyết định bỏ đi. Còn sau đó, tôi đi với ai là quyền của tôi, anh ấy không thể ngăn cấm tôi được".
Cũng theo chị Bé, hơn một năm qua, có những góc khuất trong chuyện gia đình mà đến giờ chị mới quyết định nói ra. Đó là năm 2012, anh Bốn đem con gái lúc đó mới 2 tuổi, rao bán ở chợ Cầu Hai, với giá hơn 25 triệu đồng. Người vợ cho biết chuyện này có một số người bán hàng ở chợ chứng kiến.
"Nghe tin báo, tôi vội chạy ra ngăn cản. Bán con không được, trở về nhà, anh ấy bóp cổ rồi đánh đập cả tôi lẫn con. Mỗi lúc như vậy, anh ấy đều bảo con bé không phải con anh. Mẹ con tôi luôn sống trong sợ hãi, sống không bằng chết.
Bây giờ tôi không dám về làng Trung An nữa vì anh ta bảo về đó sẽ giết con, giết tôi. Tôi sợ phải đối diện với ánh mắt dèm pha của hàng xóm, khi chồng mình suốt ngày đi rêu rao tôi là gái "bán hoa", rồi theo tình phụ chồng. Một người chồng như thế, tôi bỏ đi hỏi có gì sai trái", người vợ đặt câu hỏi.
Kết thúc cuộc nói chuyện, chị Bé cho biết thêm đang soạn đơn ly dị, vài ngày nữa sẽ gửi lên tòa án. Với người chồng, chị “không còn gì để luyến tiếc nữa”.
Sự thật: Người đàn bà bạc tình đã liên tục dối trá
Chủ tịch UBND xã Lộc Trì, ông Trần Xuân Diệu ngậm ngùi: “Hoàn cảnh của anh Bốn éo le lắm, gà trống nuôi con, trong mình lại mang đầy bệnh tật. Gia đình thuộc hộ nghèo của xã. Nhưng đã nghèo còn gặp cái eo, người ta nói, mình nghèo còn có bà con lối xóm, chứ anh Bốn thì gia đình nội ngoại chẳng ai giàu có để giúp đỡ.
Chính quyền địa phương khi biết hoàn cảnh của Bốn, đã vận động nhân dân và hàng xóm quyên góp giúp đỡ cho anh ấy. Tuy nhiên khả năng của địa phương có hạn, trong khi bệnh tình của anh Bốn quá nặng. Tính ra, số tiền chạy thận có thể lên đến hàng trăm triệu đồng”.
 |
Địa phương cấp giấy xác nhận hộ nghèo để người ăn mày làm “bùa hộ mệnh”. |
Theo ông Diệu, vợ Bốn đã bỏ đi khi đứa con gái chung mới hơn 1 tuổi. Sau này không thấy hai vợ chồng sống chung với nhau nữa, hàng ngày lại thấy Bốn cõng đứa con gái 3 tuổi lên thành phố xin ăn, xin tiền, chính quyền địa phương bèn cấp một tờ giấy, chứng thực hoàn cảnh của Bốn.
Có tờ chứng nhận đó, mong mọi người thương cho hoàn cảnh mà quan tâm giúp đỡ anh có tiền để tiếp tục chạy thận tại bệnh viện.
Bà Nguyễn Thị Mai, người dân địa phương cho biết: “Anh Bốn bị suy thận đã mấy năm nay. Mọi chi tiêu trong gia đình đều nhờ vào người vợ gánh vác. Thế nhưng, hơn một năm nay, vợ Bốn bỗng nhiên chuyển đi ở chỗ khác với một người đàn ông lạ mặt, bỏ mặc cha con Bốn tự xoay xở một mình.
Khi anh Bốn lên thành phố ăn xin, căn nhà cấp 4 đóng cửa im ỉm. Hơn một năm trước, thỉnh thoảng người vợ còn về dọn dẹp nhưng gần đây không thấy về nữa”.
Có mặt tại thôn Trung An, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc hỏi về người vợ đã bỏ chồng con ra đi theo người tình mới, nhiều người dân sống ở gần khu vực này tỏ ra hết sức bức xúc.
Họ cho rằng một người đàn bà như thế “không đáng sống trên cõi đời này”. “Người mẹ có thể hy sinh tất cả vì con, nỡ lòng nào bỏ lại con thơ cho chồng bệnh tật, không hề đoái hoài?”.
Ông Cái Xuân Lạng, Trưởng công an xã Lộc Trì cho biết: “Tôi khẳng định không có chuyện Bốn hành hạ vợ con. Hai vợ chồng nảy sinh nhiều mâu thuẫn là do anh Bốn nghi chị Bé có người tình. Chuyện này đúng sai chưa thể chắc chắn".
Cũng theo vị trưởng công an xã, hoàn cảnh anh Bốn đúng là rất tội nghiệp, vừa mắc bệnh tiểu đường lại bị suy thận giai đoạn cuối. Đứa con mà Bốn nhận là con mình, có thể là con của người khác, bởi anh bệnh tật khó có thể có con. "Lẽ ra chị Bé không nên nói ra những điều này, vì sự dối trá đó chỉ làm cho người đời cười chê chị ta mà thôi”, vị Trưởng công an xã kết luận.
(Theo PLVN)" alt=""/>Ám ảnh đàn bà ngoại tình của cha con người ăn mày